Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Giúp học sinh khám phá Bản sắc vùng cao trong bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ai đó đã từng nói: Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến với xứ sở của cái đẹp. Đúng vậy, mỗi tác phẩm văn học là một xứ sở đẹp đẽ được nhà văn chưng cất nên từ hiện thực cuộc sống. Vì vậy, sứ mệnh của những người dạy văn chúng ta là làm sao qua mỗi giờ học văn, qua mỗi tác phẩm văn chương, người giáo viên, đồng thời là những người dẫn đường giúp học sinh đến được với xứ sở của cái đẹp bằng tất cả cảm xúc, sự rung động của tâm hồn, để bằng cách đó, văn học góp phần bồi đắp và nâng đỡ tâm hồn cho các em.
Trong phạm vi bản SKKN này, tôi muốn trao đổi về một hướng đi, một con đường giúp các em học sinh đến với xứ sở đẹp đẽ đó - vẻ đẹp của Bản sắc vùng cao trong bài thơ “Nói với con”của nhà thơ Y Phương (Ngữ văn 9 – Tập 2).
Là một trong những tác phẩm mới được đưa vào chương trình SGK đổi mới gần đây nhất, “Nói với con”đã được giáo viên, học sinh đón nhận một cách nhiệt tình, đầy hứng thú. Phải chăng vì bài thơ mang một diện mạo khá mới mẻ, một thanh điệu khá độc đáo với một sức hấp dẫn rất mạnh mẽ.
“Nói với con”thực sự là một tác phẩm đặc sắc, không chỉ tiêu biểu cho “Tiếng hát tháng giêng”, cho hồn thơ mạnh mẽ, chân chất của Y Phương, bài thơ còn được đưa vào chương trình Ngữ văn 9 như một mẫu mực về cả nội dung và nghệ thuật của thơ ca miền núi, đồng thời lại thể hiện một giọng điệu mới, một phong cách lạ.
Bài thơ là lời tâm tình của người cha với con về cội nguồn sinh dưỡng, về vẻ đẹp truyền thống đáng quí của quê hương, là tình yêu, niềm tự hào về sức sống bền bỉ của dân tộc mình, là khát vọng, niềm tin về cuộc sống…Tất cả đã được chở tải bằng một giai điệu rất mới, một phong cách hết sức độc đáo – làm nên một bản sắc riêng không thể trộn lẫn với bất cứ ai. Đó là vẻ đẹp của ngôn từ, của hình ảnh, của giọng điệu, của cảm xúc, lối tư duy…Tât cả cứ chảy trên đầu ngọn bút, phơi bày trên trang giấy, tự nhiên, ấm áp như hơi thở, như dòng máu của người Tày vậy !
Bài thơ đã tồn tại trong chương trình Ngữ văn 9 gần chục năm nay, một thời gian chưa phải là dài nhưng rõ ràng là cũng không còn quá mới mẻ. Thế nhưng trên thực tế giảng dạy cũng như các nguồn tài liệu hướng dẫn giành cho giáo viên, chúng tôi nhận thấy chưa thực sự đáp ứng được những điều đã nói trên. Tôi đã từng được dự tiết dạy này trong hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong các đợt thực tập dạy bài khó ở một số trường, cũng như đã tham khảo những tài liệu hướng dẫn của NXBGD ban hành…Tất cả đều có một điểm chung, đó là họ hơi nặng về những giá trị tư tưởng, những ý nghĩa giáo dục, trong khi đó những vẻ đẹp vô cùng đặc sắc của một áng thơ ca miền núi lại không được quan tâm đúng mực, mà theo tôi đó mới là những gì làm nên sức sống, làm nên một diện mạo đầy ấn tượng của bài thơ “Nói với con”.
Với những lí do trên, tôi xin đưa ra một số ý kiến trong việc dạy bài thơ “Nói với con”mà tôi đã trải nghiệm được trong quá trình giảng dạy và dự giờ của các đồng nghiệp.
PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ai đó đã từng nói: Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến với xứ sở của cái đẹp. Đúng vậy, mỗi tác phẩm văn học là một xứ sở đẹp đẽ được nhà văn chưng cất nên từ hiện thực cuộc sống. Vì vậy, sứ mệnh của những người dạy văn chúng ta là làm sao qua mỗi giờ học văn, qua mỗi tác phẩm văn chương, người giáo viên, đồng thời là những người dẫn đường giúp học sinh đến được với xứ sở của cái đẹp bằng tất cả cảm xúc, sự rung động của tâm hồn, để bằng cách đó, văn học góp phần bồi đắp và nâng đỡ tâm hồn cho các em.
Trong phạm vi bản SKKN này, tôi muốn trao đổi về một hướng đi, một con đường giúp các em học sinh đến với xứ sở đẹp đẽ đó - vẻ đẹp của Bản sắc vùng cao trong bài thơ “Nói với con”của nhà thơ Y Phương (Ngữ văn 9 – Tập 2).
Là một trong những tác phẩm mới được đưa vào chương trình SGK đổi mới gần đây nhất, “Nói với con”đã được giáo viên, học sinh đón nhận một cách nhiệt tình, đầy hứng thú. Phải chăng vì bài thơ mang một diện mạo khá mới mẻ, một thanh điệu khá độc đáo với một sức hấp dẫn rất mạnh mẽ.
“Nói với con”thực sự là một tác phẩm đặc sắc, không chỉ tiêu biểu cho “Tiếng hát tháng giêng”, cho hồn thơ mạnh mẽ, chân chất của Y Phương, bài thơ còn được đưa vào chương trình Ngữ văn 9 như một mẫu mực về cả nội dung và nghệ thuật của thơ ca miền núi, đồng thời lại thể hiện một giọng điệu mới, một phong cách lạ.
Bài thơ là lời tâm tình của người cha với con về cội nguồn sinh dưỡng, về vẻ đẹp truyền thống đáng quí của quê hương, là tình yêu, niềm tự hào về sức sống bền bỉ của dân tộc mình, là khát vọng, niềm tin về cuộc sống…Tất cả đã được chở tải bằng một giai điệu rất mới, một phong cách hết sức độc đáo – làm nên một bản sắc riêng không thể trộn lẫn với bất cứ ai. Đó là vẻ đẹp của ngôn từ, của hình ảnh, của giọng điệu, của cảm xúc, lối tư duy…Tât cả cứ chảy trên đầu ngọn bút, phơi bày trên trang giấy, tự nhiên, ấm áp như hơi thở, như dòng máu của người Tày vậy !
Bài thơ đã tồn tại trong chương trình Ngữ văn 9 gần chục năm nay, một thời gian chưa phải là dài nhưng rõ ràng là cũng không còn quá mới mẻ. Thế nhưng trên thực tế giảng dạy cũng như các nguồn tài liệu hướng dẫn giành cho giáo viên, chúng tôi nhận thấy chưa thực sự đáp ứng được những điều đã nói trên. Tôi đã từng được dự tiết dạy này trong hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong các đợt thực tập dạy bài khó ở một số trường, cũng như đã tham khảo những tài liệu hướng dẫn của NXBGD ban hành…Tất cả đều có một điểm chung, đó là họ hơi nặng về những giá trị tư tưởng, những ý nghĩa giáo dục, trong khi đó những vẻ đẹp vô cùng đặc sắc của một áng thơ ca miền núi lại không được quan tâm đúng mực, mà theo tôi đó mới là những gì làm nên sức sống, làm nên một diện mạo đầy ấn tượng của bài thơ “Nói với con”.
Với những lí do trên, tôi xin đưa ra một số ý kiến trong việc dạy bài thơ “Nói với con”mà tôi đã trải nghiệm được trong quá trình giảng dạy và dự giờ của các đồng nghiệp.