Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 331

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Bộ đề nghị luận xã hội thi hsg văn 9 được soạn dưới dạng file word gồm 73 trang. Các bạn xem và tải bộ đề nghị luận xã hội thi hsg văn 9 về ở dưới.
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN THƯỜNG GẶP

TRONG KỲ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

- Lí luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát ví dụ như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành? Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào? Văn học sinh ra để làm gì?...

I. TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Khái niệm


Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, đó là kết quả của một quá trình sáng tạo, lao động trí óc miệt mài của tác giả. Một tác phẩm văn học có thể là sản phẩm của một cá nhân hoặc một tập thể cùng nhau sáng tạo ra. Những người sáng tác tác phẩm văn học sẽ được gọi là nhà văn.

Nội dung của các tác phẩm văn học thông thường sẽ mô phỏng về hiện thực cuộc sống đời thường. Cũng có khi đó là sản phẩm của sự sáng tạo, trí tưởng tượng về một thế giới không thực mà do chính tác giả muốn tạo nên. Những nhân vật trong tác phẩm văn học có thể lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, hoặc chỉ là nhân vật hư cấu của tác giả.

2. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Trước hết, tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiều vẻ và độc dáo của đời sống mà tính loại hình của chúng tạo thành đề tài của tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá là chủ đề. Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong tác phẩm là tư tưởng. Thái độ đánh giá, nhiệt tình bảo vệ tư tưởng tạo nên cảm hứng chủ đạo hay cảm hứng tư tưởng. Quan niệm về thế giới và con người được dùng làm hệ quy chiếu để tác giả xác định đề tài, chủ đề, lý giải thế giới của tác phẩm có cội nguồn sâu xa trong thế giới quan. Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên nội dung thẩm mỹ của hình tượng. Nội dung tác phẩm là kết quả khám phá, phát hiện khái quát của nhà văn. Sự lược quy nội dung này vào các phạm trù xã hội học sẽ làm nghèo nàn nội dung tác phẩm.

a. Các khái niệm về nội dung của tác phẩm văn học

- Đề tài
là lãnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.

+ Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

+ Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn nhưng chủ đề đặt ra lại lớn lao (ví dụ bài Sông núi nước Nam của Lí Thường kiệt chỉ có 28 chữ nhưng là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền).

+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô, ý định của tác giả.

- Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học.

- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản.

b. Các khái niệm thuộc về hình thức của tác phẩm văn học

- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên, là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của tác phẩm văn học. Ngôn từ hiện diện trong từ ngữ, câu đoạn, hình ảnh, giọng điệu của văn bản được nhà văn chọn lọc hàm súc, đa nghĩa... mang dấu ấn của tác giả.

- Kết cấu là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất chặt chẽ, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

+ Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản.

+ Có nhiều cách kết cấu như kết cấu hoành tráng của sử thi, đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn…

- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung văn bản, hoặc có chất thơ, tiểu thuyết, kịch… thể loại có cải biến, đổi mới theo thời đại và mang sắc thái riêng của tác giả.

- Cần lưu ý, không có hình thức nào là "hình thức thuần túy" mà hình thức bao giờ cũng "mang tính nội dung”. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm, cầm chú ý mối quan hệ hữu cơ, logic giữa hai mặt nội dung và hình thức của một tác phẩm một cách thống nhất, toàn vẹn.



3. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

- Nội dung có giá trị là nội dung mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân - thiện - mĩ và tự do dân chủ.

- Hình thức có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung, hình thức cần mới mẻ, hấp dẫn, có giá trị cao.

- Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văn học, nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ.

II. BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC

1. Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.


Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Ai đó đằ từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng-Tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực.

Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính quy luật của hiện thực và chân lý đời sống.

Những tác phẩm kinh điển bao giờ chở đi được những tư tưởng lớn của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống. Cánh diều văn học dù bay cao bay xa đến đâu vẫn gắn với mảnh đất cuộc sống bằng sợi dây hiện thực mỏng manh mà vồ cùng bền chắc. “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”, “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn” (Nam Cao)

Văn chương của người nghệ sĩ sẽ có gì nếu nó không mang dáng dấp cuộc đời? Có chăng chỉ là những dòng chữ rời rạc bị bẻ vụn mà thôi. Song có phải người nghệ sĩ phản ánh toàn bộ những biến đổi, những sự việc của nhân tình thế thái vào tác phẩm thì tác phẩm sẽ trở thành kiệt tác? Thành tác phẩm chân chính giữa cuộc đời? “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” (Belinxky).

- Văn chương muôn đời luôn phải phục vụ con người, hướng con người đến với những giá trị cao cả của cuộc sống. Mỗi một tác phẩm mà các nhà văn, nhà thơ viết lên đều bắt nguồn từ con người, từ những cảm hứng nghệ thuật vô tận, những cảm hứng ấy được tác giả lấy ra từ chính hiện thực cuộc sống của con người bởi “Những hiện tượng đời sống đã khơi nguồn của sáng tạo nghệ thuật."

- Văn học là nơi tái hiện lại cuộc sống con người và khởi nguồn của sáng tạo nghệ thuật. Cuộc sống là muôn hình vạn trạng, là những cung bậc cảm xúc mà ta phải trải qua. Có những cảm xúc mông lung, mơ hồ và cũng có những quan điểm gần gũi, dễ hiểu. Có những quan điểm tương đồng với nhau, đồng thời cũng có những quan điểm trái ngược nhau nhưng tất thảy đều bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Nếu như với thi hào Charles Dubos thì “văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng” thì với nhà văn Thạch Lam văn học là “một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Văn học nói một cách đơn giản là một hình thái xã hội, một loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ để thể hiện với chức năng phản ánh và tái tạo cuộc sống trên quan điểm thẩm mỹ qua lăng kính mang tính chủ quan của tác giả. Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu “người nghệ sĩ phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những phức tạp của cuộc sống chứ không thể nhìn cuộc sống một cách dễ dãi, xuôi chiều. Chính vì lẽ đó mà văn học phát sinh và phát triển trên nền tảng cuộc sống xã hội. “Nghệ thuật là sự mô phỏng của tự nhiên” (Ruskin). Văn học là sự sáng tạo - sáng tạo trên những chất liệu vốn có góp nhặt được từ cuộc sống. Sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, là điều kiện tiên quyết của văn học. Theo Tề Bạch Thạch “nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Nghệ thuật thường vừa hư, vừa thật, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm phải tạo được sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc. Hình ảnh Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, hắn hiện lên là một con quỷ dữ làng Vũ Đại với dáng vẻ say khướt, tay cầm chai rượu ngất ngưỡng cất vang tiếng chửi đã trở thành một hình tượng độc đáo của văn học Việt Nam. Người đọc bao đời vẫn dâng lên cảm xúc đau đớn, xót xa trước sự quằn quại, quẫy đạp của con người trước Cách mạng tháng Tám khi ước mơ muốn được trở lại thành người lương thiện, khát khao có được một mái ấm gia đình tuy giản đơn nhưng đã trở thành một điều xa xỉ khó có thể vươn tới đối với họ trước những rào cản xã hội thời bấy giờ. Từ một hình tượng người nông dân quen thuộc trong xã hội cũ, nhà văn Nam Cao đã rất tài tình và tinh tế trong việc sáng tạo nên số phận vô cùng bi đát của nhân vật Chí Phèo để qua đó bày tỏ sự phẫn nộ, bất bình đối với xã hội cùng với sự đồng cảm, thương xót đối với những con người bất hạnh, khổ đau. Đó cũng chính là quan niệm sáng tác của ông “sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”.

Quá trình Sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Đúng vậy! Sáng tạo nghệ thuật không phải là ngày một ngày hai, mà nó còn là cả một quá trình đi tìm khởi nguồn cho tác phẩm của mình. Một nhà văn nếu như chỉ ngồi yên một chỗ thì chẳng thế nào tạo nên một tuyệt tác, ghi dấu trong lòng người đọc, một nhà thơ nó chỉ nghĩ gì viết nấy mà không có cảm xúc, không có cảm hứng thì tác phẩm trở nên thật nhạt nhẽo. Tác phẩm văn học là tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo do đó yêu cầu văn chương phải luôn vận động thay đổi mình trở nên mới mẻ từ thời đại này sang thời đại khác. “Thế giới” chính là những sáng tạo của tác giả dựa trên nền tảng hiện thực và thể hiện tư tưởng thẩm mỹ, cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chính vì vậy, hiện thực trong tác phẩm còn thực hơn hiện thực ngoài đời sống vì nó đã được nhào nặn qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ, được thổi vào đó không chỉ hơi thở của thời đại mà cả sức sống, tư tưởng và tâm hồn người viết.

Hiện thực đời sống không phải phải chỉ là những hiện tượng, những sự kiện nằm thẳng đơ trên trang giấy mà phải hòa tan vào trong câu chữ trở thành máu thịt của tác phẩm. Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng người nghệ sĩ đã bất tử hóa sức sống ấy.Con người là nhân tố quan trọng của cuộc sống. Đối tượng chính của văn học là con người - con người trong học tập, trong lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và trong những mối quan hệ xã hội khác. Con người trong không gian, thời gian với thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn… Văn học gắn bó mật thiết với hành trình của đời người và đến với cuộc sống của con người bằng sự đồng điệu của tâm hồn. Từ bé thơ, văn học đã đi sâu vào tâm hồn của ta bằng những câu ca dạt dào bao triết lý tình thương qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ: “À ơi, con ơi con ngủ cho ngoan / để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về”. Ta cũng đã lớn lên từng ngày qua những lời răng dạy làm người của ông cha bao đời:”Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.Văn học chú trọng phản ánh tâm tư, tình cảm của con người thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo, sâu sắc. Chẳng hạn như cùng viết về số phận, cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nhưng Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Nam Cao đều có những cách nhìn cách khám phá khác nhau. Ngô Tất Tố đi sâu vào phản ánh nỗi thống khổ của những người nông dân nghèo trước nạn sưu thuế. Nguyễn Công Hoan khai thác nạn cướp ruộng đất. Vũ Trọng Phụng nhìn thấy nỗi khổ của người dân bởi nạn vỡ đê. Kim Lân đau đớn trước thảm cảnh nạn đói 1945 - hậu quả của chế độ thực dân phát xít. Nam Cao sâu sắc và lạnh lùng khi khám phá ra con đường tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân. Tác phẩm của Nam Cao là tiếng chuông “hãy cứu lấy con người”, ông là nhà văn có cái nhìn sắc bén về hiện thực xã hội. Quả thật “không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc sống viết nên” (Andecxen). Qua sự tái hiện tài tình của văn học, ta như đang trải nghiệm chính cuộc sống của những con người bất hạnh ấy.

Trong sáng tạo văn học, nhà văn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi văn học không chỉ phản ánh đời sống mà còn biểu hiện thế giới quan của nhà văn:”Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Tất cả những gì hiện diện trong sáng tác của nhà văn dường như đều được lọc qua lăng kính chủ quan của họ. Chính vì thế mà văn học không thể đứng riêng lẻ, tách rời mà phải gắn với cuộc đời, phải hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng. Và cũng vì thế mà “cuộc đời chính là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học” ( Tố Hữu)

2. Văn chương cần phải có sự sáng tạo.

Sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, là điều kiện tiên quyết của văn học. Theo Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình” (Nam Cao)

Nghệ thuật thường vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm phải tạo được sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc.

……………………………………………





III. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC

Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác. Nhưng có lẽ M. Gorki đã từng nói rất đúng đặc thù của bộ môn: “Văn học là nhân học”. Văn học là khoa học, khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – giáo dục – thấm mĩ

1. Chức năng nhận thức

a. Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống:

-
Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh.Văn học giúp phản ánh hiện thực để đem lại những kiến thức mênh mông về đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Bởi thế mà có người cho rằng văn học chẳng khác gì bách khoa toàn thư của cuộc sống. Ta từng thấy Ăng-ghen nhận xét khi đọc về tiểu thuyết của Ban-zắc – đó là giúp người đọc hiểu hơn về xã hội của nước Pháp.

-
Văn học cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết cho con người.Nhưng văn học không như các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản ánh cuộc sống trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó.Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, người đọc tìm hiểu thêm nhiều chi tiết lí thú từ hình dáng đến tập tính sống của loài dế mèn, dế trũi, hay bọ ngựa… Thế giới loài vật trở nên sống động và gần gũi hơn trong mắt người đọc. Đọc bộ “Thần thoại Hy Lạp”, người đọc còn khám phá thêm những cách giải thích các hiện tượng tự nhiên, đời sống tinh thần của người xưa theo cái nhìn mới mẻ và đầy logic thú vị, văn học chính là cuốn bách khoa toàn thư phản ánh hiện thực đời sống. Hay như “Chí Phèo”, “Trẻ con không thể ăn thịt chó”, “Lão Hạc”, “Một bữa no”… của nhà văn Nam Cao,nhà văn đã dựng lên cả một thời lầm than, khổ cực và túng quẫn của người nông dân dưới ách đô hộ “một cổ hai tròng”.

– Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàng tái hiện lại quá khứ, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân sự, văn hóa…Thực vậy, các tiểu thuyết lịch sử như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung hay “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô gia văn phái đã đưa ta về với lịch sử, với quá khứ xa xăm của dân tộc. “Chí Phèo” của Nam Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hay “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng… phản ánh quá trình phá sản, bần cùng hóa của người nông dân đang diễn ra một cách khốc liệt. Không chỉ những người viết văn, thưởng thức văn học mới nhận thấy chức năng phản ánh hiện thực này của văn học. Chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx cũng đánh giá cao khả năng cung cấp tri thức của văn học.

1695057116190.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---HSG l9.docx
    204.5 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài nghị luận xã hội lớp 9 bộ đề nghị luận xã hội lớp 9 các bài nghị luận xã hội lớp 9 thường gặp các dẫn chứng nghị luận xã hội lớp 9 các dạng nghị luận xã hội lớp 9 các kiểu bài nghị luận xã hội lớp 9 các đề nghị luận xã hội lớp 9 cách viết kết bài nghị luận xã hội lớp 9 cách viết văn nghị luận xã hội lớp 9 hay chuyên de văn nghị luận xã hội lớp 9 violet chuyên đề nghị luận xã hội lớp 9 dàn bài chung nghị luận xã hội lớp 9 dàn bài nghị luận xã hội lớp 9 dẫn chứng nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý chung nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý làm văn nghị luận xã hội lớp 9 dạng đề văn nghị luận xã hội lớp 9 file nghị luận xã hội lớp 9 giáo án chủ đề nghị luận xã hội lớp 9 học đối phó văn nghị luận xã hội lớp 9 kết bài nghị luận xã hội lớp 9 kỹ năng làm văn nghị luận xã hội lớp 9 làm văn nghị luận xã hội lớp 9 mở bài nghị luận xã hội lớp 9 một số bài nghị luận xã hội lớp 9 một số đề nghị luận xã hội lớp 9 nghị luận tệ nạn xã hội lớp 9 nghị luận về mạng xã hội lớp 9 nghị luận về xã hội lớp 9 nghị luận xã hội cho lớp 9 nghị luận xã hội hsg lớp 9 nghị luận xã hội lớp 9 nghị luận xã hội lớp 9 200 chữ nghị luận xã hội lớp 9 500 chữ nghị luận xã hội lớp 9 bài viết số 5 nghị luận xã hội lớp 9 cách làm nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý nghị luận xã hội lớp 9 học kì 1 nghị luận xã hội lớp 9 học kì 2 nghị luận xã hội lớp 9 học sinh giỏi nghị luận xã hội lớp 9 kì 2 nghị luận xã hội lớp 9 ô nhiễm môi trường nghị luận xã hội lớp 9 pdf nghị luận xã hội lớp 9 thi vào 10 nghị luận xã hội lớp 9 tinh thần tự học nghị luận xã hội lớp 9 uống nước nhớ nguồn nghị luận xã hội lớp 9 vào 10 nghị luận xã hội lớp 9 về covid 19 nghị luận xã hội lớp 9 về tình mẫu tử nghị luận xã hội lớp 9 vứt rác bừa bãi nghị luận xã hội nâng cao lớp 9 nghị luận xã hội nghiện game lớp 9 nghị luận xã hội ở lớp 9 nghị luận xã hội tai nạn giao thông lớp 9 nghị luận xã hội trách nhiệm lớp 9 nghị luận xã hội về an toàn giao thông lớp 9 nghị luận xã hội về hạnh phúc lớp 9 nghị luận xã hội về kỹ năng sống lớp 9 nghị luận xã hội về lòng dũng cảm lớp 9 nghị luận xã hội về lòng khoan dung lớp 9 nghị luận xã hội về lòng tốt lớp 9 nghị luận xã hội về sống giản dị lớp 9 nghị luận xã hội về tình phụ tử lớp 9 nghị luận xã hội về đọc sách lớp 9 những bài nghị luận xã hội lớp 9 những đề nghị luận xã hội lớp 9 những đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 hay on tập nghị luận xã hội lớp 9 ôn tập văn nghị luận xã hội lớp 9 phương pháp làm nghị luận xã hội lớp 9 sách nghị luận xã hội lớp 9 sách nghị luận xã hội lớp 9 pdf soạn bài nghị luận xã hội lớp 9 tài liệu nghị luận xã hội lớp 9 văn mẫu nghị luận xã hội lớp 9 văn nghị luận xã hội lớp 9 200 chữ văn nghị luận xã hội lớp 9 an toàn giao thông văn nghị luận xã hội lớp 9 thi vào 10 văn nghị luận xã hội lớp 9 tự lập văn nghị luận xã hội lớp 9 về môi trường văn nghị luận xã hội lớp 9 về nghiện game văn nghị luận xã hội lớp 9 về tình bạn văn nghị luận xã hội lớp 9 về xả rác viết văn nghị luận xã hội lớp 9 đề 4 đề văn nghị luận xã hội lớp 9 mới nhất
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,139
    Bài viết
    37,608
    Thành viên
    139,760
    Thành viên mới nhất
    Vantk123

    Thành viên Online

    Top