Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức; Giáo dục Đào tạo trở thành nền tảng của sự phát triển Khoa học Công nghệ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm của các thế hệ tương lai.
Điều 27, luật giáo dục đã nêu:”Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [khoản 1, điều 27, Luật giáo dục 2009]
Trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngoài việc giảng dạy thì người giáo viên còn phải kiêm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông nói chung và trường THPT có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường. Họ thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục toàn diện học sinh của một lớp học, là cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh, người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Họ là một thành phần quan trọng trong mạng lưới thông tin của nhà trường. Những thông tin này giúp người quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch cũng như những thông tin cơ sở để người quản lý có được những quyết định đúng đắn và chính xác.
Công tác quản lý chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, việc quản lý còn mang tính hình thức, chủ yếu là hồ sơ sổ sách, ít đi vào thực chất, thậm chí có trường xem nhẹ công tác chủ nhiệm. Chính vì lẽ đó, trong thực tế hiện nay, tình trạng học sinh xuống cấp ngày càng nhiều, có nhiều đối tượng học sinh ngỗ nghịch, lười học, ham chơi…đặc biệt có nhiều em sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trò chơi trực tuyến, nghiện hút hay truy cập những thông tin xấu trên mạng máy tính toàn cầu…Những mặt xấu trong xã hội đã bắt đầu vượt qua rào cản len lỏi vào trường học. Mặt khác, do áp lực thi cử ngày càng đè nặng lên tâm lý của giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý. Do đó họ chỉ tập trung vào hoạt động dạy và học trên lớp. Công tác chủ nhiệm lớp cũng chưa được các cán bộ quản lý thực sự quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT nên chọn đề tài:”Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
1.1. Quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn.
- Quản lý chính là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhẵm đạt mục tiêu đề ra.
1.2. Chức năng quản lý
1.2.1. Chức năng kế hoạch
Chức năng kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Như vậy, thực chất của kế hoạch là đưa toàn bộ những hoạt động vào kế hoạch, với mục đích, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và xác định rõ các điều kiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu.
1.2.2. Chức năng tổ chức
Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Một tổ chức phải tập trung vào nhiệm vụ duy nhất, nếu không, các thành viên của nó hoạt động kém hiệu quả.
Việc phân công bố trí GVCN, lựa chọn tổ trưởng chuyên môn, phân công giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng, năng lực, sở trường của mỗi cá nhân, mỗi nhóm để phát huy khả năng của họ hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức; Giáo dục Đào tạo trở thành nền tảng của sự phát triển Khoa học Công nghệ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm của các thế hệ tương lai.
Điều 27, luật giáo dục đã nêu:”Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [khoản 1, điều 27, Luật giáo dục 2009]
Trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngoài việc giảng dạy thì người giáo viên còn phải kiêm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông nói chung và trường THPT có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường. Họ thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục toàn diện học sinh của một lớp học, là cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh, người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Họ là một thành phần quan trọng trong mạng lưới thông tin của nhà trường. Những thông tin này giúp người quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch cũng như những thông tin cơ sở để người quản lý có được những quyết định đúng đắn và chính xác.
Công tác quản lý chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, việc quản lý còn mang tính hình thức, chủ yếu là hồ sơ sổ sách, ít đi vào thực chất, thậm chí có trường xem nhẹ công tác chủ nhiệm. Chính vì lẽ đó, trong thực tế hiện nay, tình trạng học sinh xuống cấp ngày càng nhiều, có nhiều đối tượng học sinh ngỗ nghịch, lười học, ham chơi…đặc biệt có nhiều em sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trò chơi trực tuyến, nghiện hút hay truy cập những thông tin xấu trên mạng máy tính toàn cầu…Những mặt xấu trong xã hội đã bắt đầu vượt qua rào cản len lỏi vào trường học. Mặt khác, do áp lực thi cử ngày càng đè nặng lên tâm lý của giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý. Do đó họ chỉ tập trung vào hoạt động dạy và học trên lớp. Công tác chủ nhiệm lớp cũng chưa được các cán bộ quản lý thực sự quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT nên chọn đề tài:”Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
1.1. Quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn.
- Quản lý chính là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhẵm đạt mục tiêu đề ra.
1.2. Chức năng quản lý
1.2.1. Chức năng kế hoạch
Chức năng kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Như vậy, thực chất của kế hoạch là đưa toàn bộ những hoạt động vào kế hoạch, với mục đích, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và xác định rõ các điều kiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu.
1.2.2. Chức năng tổ chức
Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Một tổ chức phải tập trung vào nhiệm vụ duy nhất, nếu không, các thành viên của nó hoạt động kém hiệu quả.
Việc phân công bố trí GVCN, lựa chọn tổ trưởng chuyên môn, phân công giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng, năng lực, sở trường của mỗi cá nhân, mỗi nhóm để phát huy khả năng của họ hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.