- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
KẾ HOẠCH BÀI DẠY GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 2 TỈNH ĐỒNG THÁP CHỦ ĐỀ 4 LỄ HỘI GÒ THÁP( 3 tiết) được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Yêu cầu cần đạt
Sau tiết học giúp học sinh:
Nói với bạn một lễ hội được tổ chức ở Đồng Tháp mà em biết.
Biết lễ hội Gò Tháp diễn ra tại khu di tích Gò Tháp; Lễ hội Gò Tháp là nét đẹp văn hóa với nhiều hoạt động thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Đồng Tháp.
Kể được việc cần làm để giữ gìn an toàn cho bản thân và bảo vệ môi trường khi tham gia lễ hội.
2. Phát triển phẩm chất, năng lực.
2.1. Phẩm chất
- Yêu nước: Thông qua việc nói được cảm nhận, niềm tự hào của bản thân về lễ hội.
- Trung thực: Thông qua việc nói tên một lễ hội mà mình từng tham gia.
- Trách nhiệm: Tự bảo vệ bản thân an toàn và giữ vệ sinh môi trường khi tham gia lễ hội.
2.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Thông qua việc tìm hiểu trước các thông tin, ra quyết định (xác định lễ hội nào tổ chức ở Đồng Tháp; tìm hoạt động nào mới khi xem clip).
- Giao tiếp hợp tác: Thông qua việc nhóm, giải quyết các tình huống đặt ra.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thông qua việc lựa chọn cách giải quyết vấn đề.
2.3. Năng lực đặc thù
Nêu được một số hoạt động thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Đồng Tháp trong lễ hội Gò Tháp.
Xác định được các cách giữ an toàn cho bản thân khi tham gia lễ hội và tìm kiếm được người đáng tin cậy khi cần giúp đỡ.
Chia sẻ được thông tin, nét đẹp của lễ hội Gò Tháp đến với bạn bè, người thân.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Tháp - Lớp 2.
Clip lễ hội Gò Tháp, clip nhạc Con cào cào.
Tranh ảnh minh hoạ các lễ hội trong bài.
Máy chiếu, âm thanh.
2. Học sinh
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Tháp - Lớp 2.
Bông hoa đáp án.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG, LỚP 2
CHỦ ĐỀ 4: LỄ HỘI GÒ THÁP( 3 tiết)
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG, LỚP 2
CHỦ ĐỀ 4: LỄ HỘI GÒ THÁP( 3 tiết)
Yêu cầu cần đạt
Sau tiết học giúp học sinh:
Nói với bạn một lễ hội được tổ chức ở Đồng Tháp mà em biết.
Biết lễ hội Gò Tháp diễn ra tại khu di tích Gò Tháp; Lễ hội Gò Tháp là nét đẹp văn hóa với nhiều hoạt động thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Đồng Tháp.
Kể được việc cần làm để giữ gìn an toàn cho bản thân và bảo vệ môi trường khi tham gia lễ hội.
2. Phát triển phẩm chất, năng lực.
2.1. Phẩm chất
- Yêu nước: Thông qua việc nói được cảm nhận, niềm tự hào của bản thân về lễ hội.
- Trung thực: Thông qua việc nói tên một lễ hội mà mình từng tham gia.
- Trách nhiệm: Tự bảo vệ bản thân an toàn và giữ vệ sinh môi trường khi tham gia lễ hội.
2.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Thông qua việc tìm hiểu trước các thông tin, ra quyết định (xác định lễ hội nào tổ chức ở Đồng Tháp; tìm hoạt động nào mới khi xem clip).
- Giao tiếp hợp tác: Thông qua việc nhóm, giải quyết các tình huống đặt ra.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thông qua việc lựa chọn cách giải quyết vấn đề.
2.3. Năng lực đặc thù
Nêu được một số hoạt động thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Đồng Tháp trong lễ hội Gò Tháp.
Xác định được các cách giữ an toàn cho bản thân khi tham gia lễ hội và tìm kiếm được người đáng tin cậy khi cần giúp đỡ.
Chia sẻ được thông tin, nét đẹp của lễ hội Gò Tháp đến với bạn bè, người thân.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Tháp - Lớp 2.
Clip lễ hội Gò Tháp, clip nhạc Con cào cào.
Tranh ảnh minh hoạ các lễ hội trong bài.
Máy chiếu, âm thanh.
2. Học sinh
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Tháp - Lớp 2.
Bông hoa đáp án.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi phấn khởi. Biết một số lễ hội được tổ chức ở Đồng Tháp. Cách tiến hành: *Hoạt động 1: Múa theo nhạc bài “Con cào cào” - Giáo viên (GV) mở video clip cho học sinh (HS) múa theo. *Hoạt động 2: Tìm hiểu các lễ hội được tổ chức ở Đồng Tháp. - GV hỏi: Em đã từng tham gia lễ hội nào? Lễ hội đó được tổ chức ở đâu? - GV tuyên dương HS trả lời đúng. Các em hãy quan sát trên màn hình và cho biết lễ hội nào được tổ chức ở Đồng Tháp? - GV đánh số thứ tự tự 1 đến 10 trên các thẻ từ (cho HS quan sát khoảng 1 phút để trả lời). - GV yêu cầu viết đáp án vào bảng con (1 phút) Nhận xét, khen HS.( GV bổ sung giới thiệu thêm cho HS biết về các lễ hội).GV cùng HS xem lại tên một số lễ hội được tổ chức ở Đồng Tháp. ( GV trình chiếu tên và hình ảnh chủ đề) Lễ hội Gò Tháp được tổ chức với không khí lễ hội ra sao? bao gồm những hoạt động nào? Cô và các em cùng tìm hiểu qua Chủ đề 4. Lễ hội Gò Tháp! | Xem video clip và múa theo nhạc. Lễ hội Sen,… Ở Đồng Tháp,… Quan sát và vận dụng kiến thức bản thân để trả lời: HS viết vào bảng HS quan sát và trả lời - Khu di tích Gò Tháp/ Huyện Tháp Mười |
Khám phá: Mình cùng xem hội Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Đồng Tháp trong lễ hội Gò Tháp. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu lễ hội Gò Tháp qua thông tin bài đọc - Hãy quan sát ảnh trên màn hình, cho biết em thấy những gì trong ảnh? Đây là ảnh một hoạt động trong lễ hội Gò Tháp. Trong ảnh chúng ta thấy rất đông người tham gia. Để xem mọi người tham gia vào những hoạt động nào ở lễ hội Gò Tháp không khí lễ hội ra sao cô và các em cùng tìm hiểu qua bài đọc. Bây giờ các em hãy mở tài liệu trang 23, lắng nghe cô đọc, đọc thầm theo cô. GV đọc bài đọc Lễ hội Gò Tháp GV giải thích từ ngữ: bậc tiền nhân có nghĩa là những người đời trước. - GV gọi HS đọc. - GV yêu cầu HS đọc thầm. Các em hãy chuẩn bị hoa đáp án để trả lời các câu hỏi. Chiếu câu hỏi cho HS quan sát: Câu 1. Lễ hội Gò Tháp được tổ chức ở huyện, thành phố nào? (10 giây) A. huyện Tháp Mười B. huyện Lai Vung C. thành phố Hồng Ngự Câu 2. Lễ hội Gò Tháp diễn ra vào thời gian nào? (10 giây) tháng 1 và tháng 9 âm lịch B. tháng 2 và tháng 10 âm lịch C. tháng 3 và tháng 11 âm lịch Câu 3. Kể tên một số hoạt động diễn ra trong lễ hội Gò Tháp. Nhận xét. Ngoài những hoạt động các em vừa nêu. Lễ hội Gò Tháp còn có lễ cúng Bà Chúa Xứ diễn ra vào tháng 3 âm lịch; Lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Lễ tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều được tổ chức vào tháng mấy? Câu 4. Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích gì? Nhận xét, tuyên dương HS. 2.2. Hoạt động 2: Xem video clip về “Lễ hội Gò Tháp”. - Khi xem video clip, các em lưu ý ngoài những hoạt động có trong bài đọc, chúng ta còn thấy những hoạt động nào khác diễn ra trong lễ hội Gò Tháp nhé. - Mở video clip cho học sinh xem. - GV yêu cầu HS trả lời - GV nhận xét, khen HS | Lồng đèn, người bưng đồ, múa lân, đông người,…. Lắng nghe GV đọc và đọc thầm. - Lắng nghe - HS đọc Cả lớp đọc thầm. Lấy hoa đáp án. Quan sát câu hỏi trên màn hình. Cả lớp giơ đáp án. (A) HS chọn đáp án (C) Làm việc nhóm đôi trong 1 phút. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Lễ hội Gò Tháp gồm phần lễ và phần hội với các hoạt động: Lễ cúng chính, lễ cầu an, trò chơi dân gian, hát múa, đấu võ,… - Quan sát hình ảnh và lắng nghe. Diễn ra vào tháng 11 âm lịch. Làm việc nhóm đôi trong 1 phút. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Lễ hội Gò Tháp thể hiện nét đẹp văn hoá và tôn vinh truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Đồng Tháp. - Xem video clip. - 1 đến 2 HS trả lời |
Thực hành: Bạn sẽ làm gì? Mục tiêu: Xác định được các cách giữ an toàn cho bản thân khi tham gia lễ hội và tìm kiếm được người đáng tin cậy khi cần giúp đỡ. Cách tiến hành: - Em hãy cho biết những điều không an toàn khi tham gia lễ hội? GV nhận xét. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 2 bàn sẽ thành một nhóm. Nhiệm vụ của các nhóm là tìm những cách để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia lễ hội. Sau đó, đem sản phẩm của nhóm mình trình bày trước lớp. Quan sát, đối chiếu kết quả, nhận xét và khen các nhóm. - Còn cách nào đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia lễ hội ngoài những cách các em vừa tìm được không? Nếu lỡ bị lạc trong lễ hội, các em sẽ làm gì? Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia lễ hội các em nhớ: từ chối nhận quà từ người lạ; nếu đi lạc cần bình tĩnh đứng yên tại chỗ; tìm kiếm người giúp đỡ theo bảng chỉ dẫn, công an, bảo vệ, gọi điện cho người thân (nếu có mang điện thoại); không đi theo người lạ; mang khẩu trang; không nên đeo trang sức. | - HS nêu: đi lạc, té ngã, ngộ độc thực phẩm, bị xâm hại,… - Theo dõi - HS thảo luận theo nhóm, chọn nội dung phù hợp đính bảng nhóm. - HS trình bày, nhận xét, đối chiếu và bổ sung kết quả. - HS trả lời theo suy nghĩ:nắm tay ba mẹ, không đi một mình, từ chối nhận quà bánh, nhờ người quen giúp gọi điện,… - HS trả lời theo suy nghĩ: bình tĩnh đứng yên tại chỗ,… |
Vận dụng: Tuyên truyền viên nhí Mục tiêu: Chia sẻ được thông tin, nét đẹp của lễ hội Gò Tháp đến với bạn bè, người thân. Cách tiến hành: - Qua các hoạt động hôm nay, em đã biết được những gì? Em hãy chia sẻ những điều em thích nhất về lễ hội Gò Tháp mà em biết. - Các em hãy chia sẻ những điều em biết về Lễ hội Gò Tháp với người thân; cùng với người thân tìm thêm những hình ảnh về lễ hội Gò Tháp và thông tin các lễ hội ở địa phương mình để tiết sau mình cùng chia sẻ nhé. | - HS trình bày cá nhân. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!