- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THAO GIẢNG Bài 16: Khi trang sách mở ra Luyện tập: Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm; Dấu chấm; Dấu chấm hỏi. (lớp 2) kntt được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức - kĩ năng
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
+ Năng lực:
- Biết yêu quý sách, vở và đồ dùng học tập; Từ đó có thêm cảm hứng để đọc sách, giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận hơn.
*GD kns: Kĩ năng sắp xếp đồ dùng cá nhân và đồ dùng học tập, ngăn nắp gọn gàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
KẾ HOẠCH BÀI DẠY - THAO GIẢNG
Tiếng Việt
BÀI 16 : KHI TRANG SÁCH MỞ RA
Luyện tập: Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm; Dấu chấm;
Dấu chấm hỏi.
Tiếng Việt
BÀI 16 : KHI TRANG SÁCH MỞ RA
Luyện tập: Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm; Dấu chấm;
Dấu chấm hỏi.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức - kĩ năng
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm (những từ ngữ chỉ đồ dùng học tập).
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm; Đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật.
- Biết cách sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
+ Năng lực:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Biết chia sẻ về những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài học.
- Biết yêu quý sách, vở và đồ dùng học tập; Từ đó có thêm cảm hứng để đọc sách, giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận hơn.
*GD kns: Kĩ năng sắp xếp đồ dùng cá nhân và đồ dùng học tập, ngăn nắp gọn gàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TL | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
5’ 25’ 5’ | * Khởi động: Mở bài hát em yêu trường em. Cô mời cả lớp cùng đứng lên, khởi động và hát theo giai điệu bài hát. -Gv nhận xét, tuyên dương. Các con ạ! Đồ dùng học tập là những vật cần thiết, gần gũi với các con, vậy đồ dùng học tập có đặc điểm gì? Cô trò mình cùng vào bài học hôm nay : Luyện tập :“ Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm. Dấu chấm;dấu chấm hỏi”. (GV ghi tên bài lên bảng)
Bài 1: - GV gọi 2 hs đọc Yc bài. ? Có những đồ dùng học tập nào có trong hình? ? Đọc cho cô các từ có trong ngoặc đơn? ?Cho cô biết các từ có trong ngoặc đơn là các từ chỉ gì? Để hoàn thành được bt này, cô cho chúng ta trao đổi theo nhóm 2, 2 bạn ngồi cùng bàn sẽ tạo thành 1 nhóm, Các con sẽ trao đổi với nhau để chọn các đồ dùng học tập có trong hình tương ứng với các từ chỉ đặc điểm có trong ngoặc đơn? ( 1 bạn nói tên đồ dùng, 1 bạn trả lời với từ chỉ đặc điểm tương ứng) Các con đã rõ yêu cầu của nhóm mình chưa? Thời gian thảo luận 3 phút bắt đầu?
? Cho cô biết trắng tinh chỉ đặc điểm gì của cuốn vở? ? Cho cô biết nhọn hoắt là chỉ đặc điểm gì của bút chì? - Gv khẳng định đáp án đúng và giảng thêm. Nhờ đặc điểm hình dạng nhọn hoắt của bút chì mà chúng ta có thể dễ dàng vẽ , viết sử dụng đồ dùng này đấy. ? Cho cô biết quyển vở thế nào? ? Thẳng tắp là đặc điểm của cái gì? =>Vừa rồi các em đã tìm được các từ chỉ đặc điểm với các đồ dùng học tập có trong hình. Các em thấy mỗi đồ dùng học tập có những đặc điểm về màu sắc, hình dạng khác nhau. Nhờ đó giúp chúng ta dễ dàng nhận ra đồ dùng học tập đó. ?Vậy ngoài những từ chỉ đặc điểm có trong bài học, bạn nào tìm từ chỉ đặc điểm khác nói về đồ dùng không nhỉ? Con thưa cô xanh ngắt.=>Như vậy qua Bt1 cô thấy các con đã biết cách tìm các từ chỉ đặc điểm cho mỗi đồ dùng học tập. Để giúp các con biết tạo câu nêu đặc điểm, cô trò mình chuyển sang Bt2. Bài 2: Đọc yêu cầu bt 2 cho cô? Nội dung bt 2 cũng chính là nd bt 7 trong vbt trang 35. Các em hãy quan sát lên màn hình, bt2 gồm 2 cột, cột A và cột B. Đọc nối tiếp các tn ở cột A, Đọc nói tiếp các TN ở cột B. ? Cho cô biết yêu cầu bt là gì ? Cô đồng ý với câu TL của bạn, khi chúng ta nối TN ở cột A với TN ở cột B các con nối sao cho phù hợp tạo thành 1 câu nêu đặc điểm. Cả lớp rõ yêu cầu bt chưa ? -Gv yêu cầu mở vbt trang 35 ra hoàn thành bt 7. - Gv yêu cầu hs quan sát lên màn hình đây là bài làm của bạn. Nhận xét bài bạn ? ? Tại sao em lại nói cục tẩy nhỏ xíu như một viên kẹo. -Gv chiếu bài khác trên máy chiếu. nhận xét bài bạn? ?Dưới lớp có bao nhiêu bạn có kết quả bài làm giống bạn. - Gv đưa đáp án bt 2. -Gv gọi 1 hs đọc câu thứ nhất. ? Vậy cho cô biết trong câu bàn học của Bống ngăn nắp gọn gàng , từ nào là từ chỉ đặc điểm? *GD KNS: Cô đồng ý, các con cùng quan sát đây là hình ảnh bàn học được sắp xếp theo thứ tự ngăn nắp, gọn gàng. Việc sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng có tác dụng giúp chúng ta thuận tiện dễ tìm và lấy đồ dùng học tập hơn. Ngăn nắp gọn gàng cũng là 1 kĩ năng, 1 thói quen tốt mà các con cần rèn luyện không chỉ sắp xếp đồ dùng học tập mà các con cũng cần sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình ngăn nắp gọn gàng, các con ghi nhớ nhé! -Gv yêu cầu đọc tiếp câu 2? ?Trong câu 2 có từ nào là từ chỉ đặc điểm? Thơm và mới. -Gv yêu cầu đọc tiếp cho cô câu 3 cục tẩy .....từ nào là từ chỉ đặc điểm? - Gv kl: Như vậy trong 3 câu các con vừa đặt được, trong mỗi câu đều có từ chỉ đặc điểm, ta nói nói đây là câu nêu đặc điểm.? Vậy các con hiểu câu nêu đặc điểm là ntn? Gv kết luận: Câu nêu đặc điểm là câu chứa từ chỉ đặc điểm của sự vật được nói đến trong câu. ? Bạn nào giỏi đặt 1 câu nêu đặc điểm với đồ dùng học tập mình? ?Cho cô biết con vừa nêu từ chỉ đặc điểm nào đấy?
Có mấy ô vuông trong bt 3? -Gv: Để hoàn thành dc bt này cô cho các con thảo luận nhóm 4 trong thời gian là 3 phút, nhiệm vụ của các con là thảo luận để điền dấu câu trong bt 3. -Gv yêu cầu bạn lớp trưởng lên cho các bạn báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.... => Qua phần chia sẻ của các nhóm cô hoàn toàn nhất trí và không có ý kiến gì thêm, đây cũng chính là đáp án của bt3. Quan bt3 các con đã điền đúng dâu câu rồi đấy! Các con ạ! Việc điền dấu câu đúng không chỉ có tác dụng là giúp chúng ta xác định kiểu câu mà còn giúp chúng ta đọc bài thơ, bài văn hay hơn đấy! Ví dụ khi gặp dấu chấm hỏi, chúng ta đọc cao giọng hơn ở cuối câu. Khi đọc với dấu chấm các con đọc với giọng kể nhẹ nhàng, không kéo dài nhé! -GV yêu cầu 1 học sinh đọc bài thơ này. -Gv kết luận: Qua tiết học hôm nay các em đã được tìm hiểu về các từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm và ôn lại dấu câu : dấu chấm, dấu chấm hỏi đã học học. Cô mong rằng kiến thức bài học hôm nay các em sẽ vận dụng thật tốt vào trong các bài học tiếp theo các em nhé! Đặc biệt tháng này là tháng cao điểm để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 các em hãy thi đua học tốt, chăm ngoan- học giỏi đạt nhiều điểm tốt để dành tặng thầy cô các con nhé! * Vận dụng:-Gv yêu cầu quan sát lên màn hình chiếu có 1 nhóm từ, các con hãy cho cô biết đâu là từ chỉ đặc điểm? .... là từ chỉ đặc điểm đúng hay sai? Cô mời bạn....Chúng ta cùng kiểm tra nhé! Vừa rồi các con đã xác định và tìm được các từ ngữ chỉ đặc điểm rất tốt. Các con ơi! Bạn Rùa vì vội vàng quá nên quên viết dấu câu rồi... Bạn ....... nói với bạn là nên điền dấu chấm, còn bạn hươu lại nói nên điền dấu chấm hỏi Theo các con bạn nào nói đúng? Chúng ta cùng xem đáp án của cô giáo nhé! Cả lớp thay mặt bạn rùa,.... cảm ơn, khen bạn nào! Gv: Qua bt vận dụng vừa rồi cô thấy các con đã nắm được kiến thức bài học rất chắc chắn. Tìm chính xác từ chủ đặc điểm và diền dấu câu vào tình huống phù hợp. Nhiều bạn hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.Cô mong rằng ở các tiết học các con luôn phát huy được tinh thần học tập như thế này nhé! Cô khen tất cả các con. | Cả lớp cùng đứng lên khởi động. - Bút, sách , vở , mực , phấn , bảng. - 2- 3 hs trả lời. -hs đọc bài mở sách -Hs đọc yêu cầu - Sách, bút, mực, thước kẻ. Hs đọc các từ có trong ngoặc đơn. Từ chỉ đặc điểm. Hs trao đổi nhóm 2 - Đại diện các nhóm lên trình bày.( 2 nhóm). - Hs nhận xét.
-Màu sắc.
- Bạn viết câu đã đúng rồi ạ - Trắng tinh -Thước kẻ -Hs lắng nghe
Hs đọc yêu cầu. -Nối TN ở cột A với TN ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm. -Hs trả lời. Hs mở VBt, làm bt7. Hs nhận xét. -Vì em thấy đặc điểm nhỏ xíu giống với hình dạng của cục tẩy ạ! - Hs quan sát. Hs lắng nghe.
Hs lắng nghe. Là câu có từ chỉ đặc điểm trong đó ạ!
Hs lắng nghe.
Dấu chấm hỏi. Hs lắng nghe. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!