Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
87,196
Điểm
113
tác giả
KẾ HOẠCH BÀI HỌC STEM VẬT LÝ 8 NĂM 2022 - 2023 MÔ HÌNH NHÀ CHỐNG LŨ

Tên chủ đề:


Mô hình nhà chống lũ

( số tiết 3 tiết lớp 8)

Mô tả chủ đề

Dự án Mô hình nhà chống lũ là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục Stem cho đối tượng học sinh lớp 8. Bằng việc thiết kế mô hình nhà này học sinh được tìm hiểu công việc của nhà thiết kế từ việc lên ý tưởng đến nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thiết kế và chế tạo.

Học sinh sẽ nghiên cứu những kiến thức về lực đẩy Acsimet, công thức tính lực đẩy Acsimet, điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng, sử dụng các vật liệu tái chế ….để hoàn thành nhiệm vụ.

Để thực hiện được dự án này, học sinh sẽ cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài học:

  • Bài : Lực đẩy Ácimet
  • Bài : Sự nổi
  • Bài : Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ac simet
  • Đồng thời học sinh phải huy động kiến thức của các môn học liên quan như:
  • Công nghệ 8: Bản vẽ nhà
  • Các kiến thức tính toán
  • Lắp ráp mô hình kĩ thuật
3. Mục tiêu

Sau khi hoàn thành xong chủ đề học sinh có khả năng:

  • Kiến thức:
  • Trình bày được các kiến thức về: Lực đẩy Acsimet, Công thức tính lực đẩy Acsimet, điều kiện vật nổi, chìm, lơ lửng
  • Vận dụng các kiến thức về lực đẩy Acsimet để thiết kế lắp ráp được mô hình nhà chống lũ
  • Kĩ năng
  • Tính toán, thiết kế, vẽ được mô hình nhà, lắp ráp dduwwocj mô hình nhà
  • Tra cứu các thông tin nhờ sử dụng công nghệ thông tin
  • Phát triển phẩm chất
  • Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong học tập
  • Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi, vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống
  • Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật
  • Định hướng phát triển năng lực
  • Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học và thực nghiệm về lực đẩy Acsimet, sự nổi
  • Năng lực giải quyết vấn đề cụ thể là chế tạo dduwwocj mô hình nhà chống lũ một cách sáng tạo
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể tạo ra sản phẩm mô hình nhà chống lũ
  • 4. Thiết bị
  • Tổ chức dạy học chủ đề, GV hướng dẫn học sinh sử dụng một số thiết bị sau:
  • Xốp, gỗ, giấy bìa, tấm nhựa cứng, keo nến, kéo, băng dính, giấy A0…
  • 5. Tiến trình dạy học
  • Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế mô hình nhà chống lũ
  • Mục đích
  • Học sinh hình thành được kiến thức ban đầu về lực đẩy Acsimet, về điều kiện vật nổi, chìm, lơ lửng, về công thức tính lực đẩy Ácimet
  • Học sinh nhận thấy được sự cần thiết và ý nghĩa của nhà chống lũ đối với thực tiễn cuộc sống
  • Học sinh bước đầu có sự tự tin khi bắt tay vào triển khai dự án.
  • Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế mô hình nhà chống lũ, ghi nhận các tiêu chí của sản phẩm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm này của các nhóm
  • Nội dung
  • Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm khám phá về lực đẩy Acsimet. Học sinh ghi chép các kết quả tiến hành được vào bảng kết quả thí nghiệm. thông qua việc ghi chép kết quả thí nghiệm, hoàn thành nhận xét học sinh hình thành được kiến thức về lực đẩy Ácimet
  • Từ thí nghiệm khám phá trên, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để hình thành các ý tưởng mới bằng cách thay thế đối tượng khác. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện dự án học tấp: Thiết kế mô hình nhà chống lũ dựa vào kiến thức cơ bản về lực đẩy Acsimet mà học sinh bước đầu tìm hiểu từ thí nghiệm. Kết quả thảo luận, phân công nhiệm vụ của thành viên trong nhóm được ghi vào Phiếu học tập, Bản ghi chép nhiệm vụ của các nhóm.
  • Các tiêu chí:
  • Đánh giá bản thiết
  • Đánh giá sản phẩm thiết kế mô hình nhà chống lũ
  • Đánh giá kế hoạch triển khai dự án được giáo viên tự thiết kế khi xây dựng chủ đề dạy học, trước khi triển khai giờ dạy trên lớp.
Trong hoạt động này, Giáo viên giải thích và thống nhất để học sinh hiểu được yêu cầu và nội dung của các nhiệm vụ gắn với bản tiêu chí đã nêu.

Dự kiến sản phẩm của học sinh

Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được các sản phẩm sau:

  • Một bảng kết quả thí nghiệm về lực đẩy ácimet
  • Một bản ghi chép xác định nhiệm vụ phải làm của từng nhóm: Thiết kế mô hình nhà chống lũ
  • Một bản phân công công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm theo phiếu học tập số 1
  • Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm và bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm mô hình nhà chống lũ
  • Kế hoạch thực hiện dự án với mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng.
  • Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Đặt vấn đề

Giáo viên nêu câu nỏi đặt vấn đề:

Khi các em kéo gầu nước từ dưới giếng lên có phải khi gầu ở dưới nước ta kéo thấy nhẹ hơn khi gầu đã ra khỏi mặt nước không?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ cùng thực hiện thí nghiệm sau.

Bước 2: Học sinh làm thí nghiệm khám phá kiến thức

  • GV tổ chức chia nhóm HS, HS theo từng nhóm thống nhất vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
  • GV nêu rõ yêu cầu cho học sinh khi làm thí nghiệm khám phá: Đo trọng lượng của vật ở ngoài không khí, đo trọng lượng khi nhúng vật một nửa trong nước, đo trọng lượng khi nhúng cả vật trong nước.
  • Mỗi nhóm sẽ nhận một số dụng cụ thí nghiệm: Khay thí nghiệm, quả nặng, lực kê, cốc nước do giáo viên chuẩn bị trước đó.
  • GV phát cho học sinh phiếu hướng dẫn tự làm thí nghiệm và bảng ghi kết quả thí nghiệm theo phiếu học tập số 2.
  • PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
  • Bước 1: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
  • Đo trọng lượng của vật ở ngoài không khí
  • Đo trọng lượng của vật khi nhúng một một phần trong nước
  • Đo trọng lượng của vật khi nhúng chìm trong chất lỏng
  • Bước 2: Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng kết quả sau:

    • Thí nghiệm đo
    • Kết quả
    Nhận xét
    • Trọng lương khi ở ngoài không khí
    • P=…..…N
    • So sánh ta thấy
    P1…..P
    P2….P chứng tỏ khi nhúng vật vào trong nước có một lực đẩy tác dụng lên vật, lực này có phương thẳng đứng và có chiều …………………….
    Lực này gọi tên là lực đẩy Ácimet
    So sánh
    Fa1…… Fa2
    Ta thấy khi thể tích vật chìm trong chất lỏng càng nhiều thì lực đẩy Acsimet càng ……………..
    • Trọng lượng khi nhúng một phần vật trong nước
    • P1=……N
    • Độ lớn lực đẩy Ácimet
    • Fa1=P-P1=….
    • Trọng lượng khi nhúng chìm vật hoàn toàn trong nước
    • P2=…….N
    • Độ lớn lực đẩy Ácimet
    • Fa2=P-P2=….
    • Bước 3: Giao nhiệm vụ cho học sinh và xác định tiêu chí đánh giá sản phẩm
    • GV nêu vấn đề: Với kiến thức về lực đẩy Acsimet như trên, hãy tìm cách ứng dụng để thiết kế mô hình nhà có thể chống lũ giúp bà con giảm thiệt hại khi lũ về bất ngờ.
    • Giáo viên nêu yêu cầu dự án: Căn cứ vào kiến thức như thên cô muốn đặt hàng mỗi nhóm một mô hình nhà chống lũ. Nhóm nào thiết kế và có sản phẩm mô hình nhà đảm bảo các tiêu chí với giá thành sản xuất rẻ nhất sẽ được đầu tư. Theo đó mô hình cần thỏa mãn các tiêu chí cơ bản sau:
    • Sử dụng các vật liệu an toàn, tiết kiệm
    • Nhà có lỗ ở giữa để cố định vào một cọc
    • Nhà có thể nổi cân bằng khi có lũ
    • Thiết kế gọn, đẹp
    • PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1:
      • STT
      • 1,5ĐIỂM
      • 2ĐIỂM
      • 2,5 ĐIỂM
      • 1
      • Có mô hình nhà nhưng chưa gọn đẹp, bố trí chưa khoa học
      • Mô hình nhà khoa học, gọn.
      • Mô hình nhà khoa học, gọn, đẹp mắt
      • 2
      • Nhà có nổi lên được khi có nước
      • Nhà nổi được song chưa thật cân bằng
      • Nhà nổi hoàn toàn trên mặt nước, nằm cân bằng khi có nước.
      • 3
      • Nêu được điều kiện để nhà nổi
      • Có nói đến được điều kiện để nhà nổi
      • Nêu được mối liên hệ giữa trọng lượng với lực đẩy acsimet để vật nổi và phương án giải quyết vấn dề.
      • 4
      • Chi phí trên 50 000 đồng
      • Chi phí từ 30 000-40 000 đồng
      • Chi phí dưới 30000đ
      • Bước 4: Giáo viên thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo
        • Hoạt động chính
        • Thời lượng
        • Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án
        • Tiết 1
        • Hoạt động 2: Nghiên cứu các kiến thức nền, chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo
        • 1 tuần đọc tài liệu, thiết kế tại nhà
        • Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế
        • Tiết 2
        • Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm
        • 1 tuần học bài ở nhà
        • Hoạt động 5: Chào hàng, giới thiệu sản phẩm
        • Tiết 3
        GV nhấn mạnh là các nhóm có 1 tuần tiếp theo để nghiên cứu các kiến thức liên quan ( công thức tính lực đẩy Acsimet, điều kiện vật nổi, chím, lơ lửng, công thức tính lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt chất lỏng) ( Xem hồ sơ học tập của nhóm với các bài tập hướng dẫn học sinh tự học tại nhà)
        Các nhóm
1639392516015.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM_41. Du an 03-2020-GD Stem- bài mô hình nhà chống lũ-Nguyễn Thị Lan.docx
    44.7 KB · Lượt tải : 16
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng stem môn vật lý bài học stem vật lý 8 dạy học stem môn vật lý 8 giáo an stem vật lý 8
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top