- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
Kiến thức trọng tâm phần nghị luận văn học ôn thi lớp 10 môn Ngữ văn được soạn dưới dạng file word gồm 180 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ I. THƠ HIỆN ĐẠI
CHỦ ĐỀ 1: ĐỒNG CHÍ
MỞ BÀI:
Đề tài người lính là một trong các đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến, mỗi nhà thơ bằng sự trải nghiệm và sự nhìn nhận riêng của mình đã khám phá ra những vẻ đẹp khác nhau của anh bộ đội cụ Hồ. Nếu trong "Tây Tiến" (Quang Dũng) ta bắt gặp vẻ đẹp hào hùng mà hào hoa, thanh lịch của những chàng trai ra đi từ đất Hà thành; trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) ta bắt gặp vẻ phong trần, tinh nghịch mà vô cùng mạnh mẽ của những người lính lái xe thì đến với "Đồng chí" của Chính Hữu, người đọc ấn tượng bởi những nét đẹp giản dị, đời thường, thấm đượm tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc của những người lính từ những buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
KẾT BÀI:
Bài thơ đã kết thúc nhưng nó sẽ còn sống mãi chừng nào con người chưa mất đi bản năng của chính mình: sự rung động. Quả thật văn chương đã tạo ra cho mình một thế đứng riêng còn mạnh hơn lịch sử. Cùng tái hiện lại một thời đau thương nhưng vĩ đại và hình tượng người chiến sĩ nhưng văn chương đã đến với người đọc theo con đường của trái tim, gây nên những rung động thẩm mĩ trong tâm hồn con người, làm thành sự xúc cảm tận đáy tâm hồn và những ấn tượng không thể nào quên. Đó là những năm đau thương chứng kiến những con người cao cả kiên cường, những người lính dũng cảm bất khuất. Họ không khô khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu, tràn đầy lòng hy sinh, với tình đồng đội trong sáng, thân ái. Chính những điều đó làm bài thơ “Đồng chí” trên những trang giấy vẫn có lúc được lật lại, vẫn nhỏ từng giọt ngân vang, tưởng đến những con người thần kì mà bình dị với niềm tự hào kiêu hãnh, cho nay và mai sau mãi nhớ về.
PHẦN I: KIẾN THỨC CHUNG
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh.
- Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu ít chữ mà nhiều ý, nét bút trau chuốt, cô đọng từng chi tiết, ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu phong phú: khi thiết tha, trầm hùng, khi lại sâu lắng, hàm súc.
2. Tác phẩm
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm được đánh giá là thành công nhất của Chính Hữu viết về đề tài người lính cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 - 1954.
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947). Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến.
- Bài thơ được in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo" (1966).
b. Nhan đề bài thơ
- Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
- Đồng chí gợi cảm nghi về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, một tình cảm đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến.
- Đồng chí, đó còn là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng, của những người lính, người công nhân, người cán bộ từ sau cách mạng.
Đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, đồng đội (7 câu thơ đầu)
a. Cơ sở thứ nhất: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân
- Những chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân lao động. Từ cuộc đời thật họ bước thẳng vào trang thơ và tỏa sáng một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của tình đông chí, đồng đội:
+ Thủ pháp đối được sử dụng chặt chẽ ở hai câu thơ đầu, gợi lên sự đăng đối, tương đồng trong cảnh ngộ của người lính. Từ những miền quê khác nhau, họ đã đến với nhau trong một tình cảm thật mới mẻ.
+ Giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của hai con người “anh” và “tôi”.
+ Mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nói về những vùng đồng chiêm, nước trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong những làn nước.
+ Thành ngữ “đất cày lên sỏi đá” để gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu từ trong lòng đất.
“Quê hương anh” - “làng tôi” tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng đều khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, cái khổ. Đó chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính.
=> Anh bộ đội cụ Hồ là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình cảm đã nối họ lại với nhau, từ đây họ đã trở thành những người đồng chí, đồng đội với nhau.
b. Cơ sở thứ hai: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước
Trước ngày nhập ngũ, họ sống ở mọi phương trời xa lạ:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,”
Y1/ Những con người chưa từng quen biết, đến từ những phương trời xa lạ đã gặp nhau ở một điểm chung, cùng chung nhịp đập trái tim, cùng chung một lòng yêu nước và cùng chung lí tưởng cách mạng. Những cái chung đó đà thôi thúc họ lên đường nhập ngũ.
Y2/ Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHUYÊN ĐỀ I. THƠ HIỆN ĐẠI
CHỦ ĐỀ 1: ĐỒNG CHÍ
( Chính Hữu)
MỞ BÀI:
Đề tài người lính là một trong các đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến, mỗi nhà thơ bằng sự trải nghiệm và sự nhìn nhận riêng của mình đã khám phá ra những vẻ đẹp khác nhau của anh bộ đội cụ Hồ. Nếu trong "Tây Tiến" (Quang Dũng) ta bắt gặp vẻ đẹp hào hùng mà hào hoa, thanh lịch của những chàng trai ra đi từ đất Hà thành; trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) ta bắt gặp vẻ phong trần, tinh nghịch mà vô cùng mạnh mẽ của những người lính lái xe thì đến với "Đồng chí" của Chính Hữu, người đọc ấn tượng bởi những nét đẹp giản dị, đời thường, thấm đượm tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc của những người lính từ những buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
KẾT BÀI:
Bài thơ đã kết thúc nhưng nó sẽ còn sống mãi chừng nào con người chưa mất đi bản năng của chính mình: sự rung động. Quả thật văn chương đã tạo ra cho mình một thế đứng riêng còn mạnh hơn lịch sử. Cùng tái hiện lại một thời đau thương nhưng vĩ đại và hình tượng người chiến sĩ nhưng văn chương đã đến với người đọc theo con đường của trái tim, gây nên những rung động thẩm mĩ trong tâm hồn con người, làm thành sự xúc cảm tận đáy tâm hồn và những ấn tượng không thể nào quên. Đó là những năm đau thương chứng kiến những con người cao cả kiên cường, những người lính dũng cảm bất khuất. Họ không khô khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu, tràn đầy lòng hy sinh, với tình đồng đội trong sáng, thân ái. Chính những điều đó làm bài thơ “Đồng chí” trên những trang giấy vẫn có lúc được lật lại, vẫn nhỏ từng giọt ngân vang, tưởng đến những con người thần kì mà bình dị với niềm tự hào kiêu hãnh, cho nay và mai sau mãi nhớ về.
PHẦN I: KIẾN THỨC CHUNG
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh.
- Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu ít chữ mà nhiều ý, nét bút trau chuốt, cô đọng từng chi tiết, ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu phong phú: khi thiết tha, trầm hùng, khi lại sâu lắng, hàm súc.
2. Tác phẩm
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm được đánh giá là thành công nhất của Chính Hữu viết về đề tài người lính cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 - 1954.
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947). Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến.
- Bài thơ được in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo" (1966).
b. Nhan đề bài thơ
- Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
- Đồng chí gợi cảm nghi về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, một tình cảm đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến.
- Đồng chí, đó còn là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng, của những người lính, người công nhân, người cán bộ từ sau cách mạng.
Đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, đồng đội (7 câu thơ đầu)
a. Cơ sở thứ nhất: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân
- Những chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân lao động. Từ cuộc đời thật họ bước thẳng vào trang thơ và tỏa sáng một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của tình đông chí, đồng đội:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá’’
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá’’
+ Thủ pháp đối được sử dụng chặt chẽ ở hai câu thơ đầu, gợi lên sự đăng đối, tương đồng trong cảnh ngộ của người lính. Từ những miền quê khác nhau, họ đã đến với nhau trong một tình cảm thật mới mẻ.
+ Giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của hai con người “anh” và “tôi”.
+ Mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nói về những vùng đồng chiêm, nước trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong những làn nước.
+ Thành ngữ “đất cày lên sỏi đá” để gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu từ trong lòng đất.
“Quê hương anh” - “làng tôi” tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng đều khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, cái khổ. Đó chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính.
=> Anh bộ đội cụ Hồ là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình cảm đã nối họ lại với nhau, từ đây họ đã trở thành những người đồng chí, đồng đội với nhau.
b. Cơ sở thứ hai: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước
Trước ngày nhập ngũ, họ sống ở mọi phương trời xa lạ:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,”
Y1/ Những con người chưa từng quen biết, đến từ những phương trời xa lạ đã gặp nhau ở một điểm chung, cùng chung nhịp đập trái tim, cùng chung một lòng yêu nước và cùng chung lí tưởng cách mạng. Những cái chung đó đà thôi thúc họ lên đường nhập ngũ.
Y2/ Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc
THẦY CÔ TẢI NHÉ!