- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY QUẢ NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC ÂM ÂM NHẠC TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 32 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chúng ta biết rằng: Âm nhạc đã có mặt ở tất cả mọi nơi, trong lao động sản xuất, lúc nghỉ ngơi. Âm nhạc xuất hiện trong mọi hoạt động của đời sống con người, nó đóng một vai trò rất lớn trong đời sống xã hội là một trong những nền tảng hình thành nhân cách đạo đức con người. Như chúng ta đã biết, từ xa xưa khi loài người chưa có trường học và chưa, hoặc ít được biết đến giáo dục học đường, thì gia đình đã là môi trường giáo dục, bài học lí luận đầu tiên của mỗi người, từ khi cất tiếng “oa oa” chào đời, đó chính là những câu hát ru, một hình thức dân dã của âm nhạc. Những câu hát mộc mạc như:
Đã trở thành nguồn tư liệu giáo dục quý giá cho mỗi người.
Bên cạnh đó, Âm nhạc còn tác động đến sự nhận thức và tiếp nhận cái đẹp tâm hồn thông qua những tác phẩm nó là nguồn rung cảm, sự tinh tế về tinh thần, sự thư giản thanh bạch của một tâm hồn hướng thiện. Ca hát là con đường đưa ta vào thế giới của những cảm xúc tinh tế và sinh động.
Trong suốt quá trình thực hiện cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, để thế hệ trẻ Việt Nam kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng của ông cha, thực sự là chủ nhân của đất nước, đủ sức xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh. Để đáp ứng mục đích đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương thực hiện giáo dục toàn diện các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Sự hình thành và phát triển nhân cách mới sẽ được trải nghiệm và tích hợp từ nội dung giáo dục đó. Và như vậy, mỗi nội dung giáo dục có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:
Lời nói đầy bao dung và nhân hậu của Người hàm ý nhắc nhở các bậc làm cha, làm mẹ trước hết biết cách chăm lo cho trẻ những yêu cầu tối thiểu: Như ăn, ngủ, học hành v.v…Đồng thời đằng sau điều tối thiểu ấy, Người còn lưu ý rằng thế giới trẻ thơ ẩn chứa nhiều điều mà gia đình, xã hội, cũng như nền giáo dục v.v… phải đặc biệt quan tâm trong việc phát triển nhân cách và con người mới toàn diện.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng và hình thành nhân cách cho học sinh. Cùng với việc đưa âm nhạc vào nội dung giáo dục của các cấp học, ở địa phương, các nhà thiếu nhi, các trường học cũng rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ca hát cho các em. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng : Đài phát thanh, truyền hình, báo chí,.... cũng luôn cải tiến nhằm nâng cao chất lượng chương trình âm nhạc dành cho thiếu nhi. Tất cả sự cố gắng đó đã tạo được sức mạnh to lớn đối với sự phát triển thế giới tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam.
Vậy việc đưa Âm nhạc vào giảng dạy là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền giáo dục nước nhà đang chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện trên nhiều phương diện. Đặc biệt là xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc đưa Âm nhạc vào giáo dục là góp phần tạo điều kiện cho trẻ được ca hát, được hoạt động và nhận thức thế giới xung quanh bằng xúc cảm tinh tế và sinh động, thông qua hình tượng âm thanh để phát triển trí tuệ và được giáo dục về đạo đức, về tình cảm góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người một cách toàn diện, đồng thời mở ra cho các em khả năng hiểu biết về âm nhạc, hiểu hết về cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
Trước những yêu cầu trên, việc đưa bộ môn Âm nhạc vào trường Tiểu học là phương tiện hữu hiệu, tác động tích cực, sâu sắc những kiến thức cơ bản về nghệ thuật, rèn cho các em kĩ năng thực hành âm nhạc, tạo cho các em lòng yêu thích âm nhạc, trình độ thưởng thức, nhu cầu và hoạt động âm nhạc một cách chủ động.
Thông qua môn học, trẻ được ca hát, được vận động, được nhận thức và cảm thụ âm nhạc. Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu, để góp phần cùng với các môn học khác giáo dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, góp phần làm cân bằng, hài hoà các hoạt động học tập của các em.
Vì vậy việc đưa bộ môn Âm nhạc vào nhà trường còn có ý nghĩa to lớn, để đảm bảo các em quyền phát huy tối đa nhân cách, tài năng, ...... “Thể chất tinh thần” (Điều 29) “Được tự do tham gia hoạt động văn hoá nghệ thuật” (Điều 31) như công ước Quốc Tế về quyền trẻ em đã quy định.
Không phải ngẫu nhiên nhà sư phạm người Nga Xukhômlinxki đã nói:
“ Giáo dục Âm Nhạc không phải là đào tạo nhạc sĩ mà trước hết là giáo dục con người”.
KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY QUẢ NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC ÂM ÂM NHẠC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chúng ta biết rằng: Âm nhạc đã có mặt ở tất cả mọi nơi, trong lao động sản xuất, lúc nghỉ ngơi. Âm nhạc xuất hiện trong mọi hoạt động của đời sống con người, nó đóng một vai trò rất lớn trong đời sống xã hội là một trong những nền tảng hình thành nhân cách đạo đức con người. Như chúng ta đã biết, từ xa xưa khi loài người chưa có trường học và chưa, hoặc ít được biết đến giáo dục học đường, thì gia đình đã là môi trường giáo dục, bài học lí luận đầu tiên của mỗi người, từ khi cất tiếng “oa oa” chào đời, đó chính là những câu hát ru, một hình thức dân dã của âm nhạc. Những câu hát mộc mạc như:
“ Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Đã trở thành nguồn tư liệu giáo dục quý giá cho mỗi người.
Bên cạnh đó, Âm nhạc còn tác động đến sự nhận thức và tiếp nhận cái đẹp tâm hồn thông qua những tác phẩm nó là nguồn rung cảm, sự tinh tế về tinh thần, sự thư giản thanh bạch của một tâm hồn hướng thiện. Ca hát là con đường đưa ta vào thế giới của những cảm xúc tinh tế và sinh động.
Trong suốt quá trình thực hiện cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, để thế hệ trẻ Việt Nam kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng của ông cha, thực sự là chủ nhân của đất nước, đủ sức xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh. Để đáp ứng mục đích đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương thực hiện giáo dục toàn diện các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Sự hình thành và phát triển nhân cách mới sẽ được trải nghiệm và tích hợp từ nội dung giáo dục đó. Và như vậy, mỗi nội dung giáo dục có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Lời nói đầy bao dung và nhân hậu của Người hàm ý nhắc nhở các bậc làm cha, làm mẹ trước hết biết cách chăm lo cho trẻ những yêu cầu tối thiểu: Như ăn, ngủ, học hành v.v…Đồng thời đằng sau điều tối thiểu ấy, Người còn lưu ý rằng thế giới trẻ thơ ẩn chứa nhiều điều mà gia đình, xã hội, cũng như nền giáo dục v.v… phải đặc biệt quan tâm trong việc phát triển nhân cách và con người mới toàn diện.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng và hình thành nhân cách cho học sinh. Cùng với việc đưa âm nhạc vào nội dung giáo dục của các cấp học, ở địa phương, các nhà thiếu nhi, các trường học cũng rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ca hát cho các em. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng : Đài phát thanh, truyền hình, báo chí,.... cũng luôn cải tiến nhằm nâng cao chất lượng chương trình âm nhạc dành cho thiếu nhi. Tất cả sự cố gắng đó đã tạo được sức mạnh to lớn đối với sự phát triển thế giới tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam.
Vậy việc đưa Âm nhạc vào giảng dạy là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền giáo dục nước nhà đang chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện trên nhiều phương diện. Đặc biệt là xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc đưa Âm nhạc vào giáo dục là góp phần tạo điều kiện cho trẻ được ca hát, được hoạt động và nhận thức thế giới xung quanh bằng xúc cảm tinh tế và sinh động, thông qua hình tượng âm thanh để phát triển trí tuệ và được giáo dục về đạo đức, về tình cảm góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người một cách toàn diện, đồng thời mở ra cho các em khả năng hiểu biết về âm nhạc, hiểu hết về cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
Trước những yêu cầu trên, việc đưa bộ môn Âm nhạc vào trường Tiểu học là phương tiện hữu hiệu, tác động tích cực, sâu sắc những kiến thức cơ bản về nghệ thuật, rèn cho các em kĩ năng thực hành âm nhạc, tạo cho các em lòng yêu thích âm nhạc, trình độ thưởng thức, nhu cầu và hoạt động âm nhạc một cách chủ động.
Thông qua môn học, trẻ được ca hát, được vận động, được nhận thức và cảm thụ âm nhạc. Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu, để góp phần cùng với các môn học khác giáo dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, góp phần làm cân bằng, hài hoà các hoạt động học tập của các em.
Vì vậy việc đưa bộ môn Âm nhạc vào nhà trường còn có ý nghĩa to lớn, để đảm bảo các em quyền phát huy tối đa nhân cách, tài năng, ...... “Thể chất tinh thần” (Điều 29) “Được tự do tham gia hoạt động văn hoá nghệ thuật” (Điều 31) như công ước Quốc Tế về quyền trẻ em đã quy định.
Không phải ngẫu nhiên nhà sư phạm người Nga Xukhômlinxki đã nói:
“ Giáo dục Âm Nhạc không phải là đào tạo nhạc sĩ mà trước hết là giáo dục con người”.