Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
KINH NGHIỆM TRONG TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ năm học 1997 – 1998, Bộ giáo dục – Đào tạo chủ trương tổ chức thi học sinh giỏi môn Địa Lý cấp tỉnh và cấp quốc gia, theo tôi thì điều này góp phần cải thiện vị trí môn địa lý trong nhà trường phổ thông, tạo sự chuyển biến nhất định trong việc nhìn nhận môn học đối với giáo viên lẫn học sinh và xã hội.
Thực tế nhiều năm qua, để có được học sinh đội tuyển HSG môn địa lý vẫn còn rất lận đận và nhiều trăn trở bởi vì các lý do sau:
Nguồn học sinh để tuyển chọn rất hạn chế, mặc dù là trường chuyên thành lập từ 1994 đến nay nhưng vẫn không có lớp chuyên Địa nên đội tuyển Địa lại chủ yếu dựa vào lớp mặt bằng nên quá trình học tập cũng không ổn định, chắc chắn.
Môn địa lý vẫn chưa có vị trí đáng kể trong nhà trường phổ thông, vẫn như là một môn phụ, một thực tế không thể chối bỏ. Cho nên cả học sinh lẫn xã hội ít quan tâm.
Các môn thi HSG gắn với các môn thi đại học mới tạo nên sự hấp dẫn, gắn bó với học sinh. Tuy vậy thì môn địa lý thuộc khối C mà khối thi này thì ngày càng có xu hướng giảm sút số lượng thí sinh đăng ký do ngành thi hạn chế, cơ hội việc làm trong tương lai cũng khó khăn hơn các ngành khác (ngành kĩ thuật, kinh tế)
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN
Phát hiện và tuyển chọn là một vấn đề rất quan trọng trong việc thành lập đội tuyển HSG vì liên quan đến chất lượng và hiệu quả của đội tuyển trong quá trình bồi dưỡng, rèn luyện và tham gia kỳ thi HSG quốc gia. Mặc dù, nguồn tuyển chọn rất hạn chế nhưng việc tuyển chọn cũng được thường xuyên thực hiện với một số kinh nghiệm sau:
Học sinh phải được xếp lọai học lực từ khá giỏi, đặc biệt môn địa lý để tạo nên cái nền chung cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
Học sinh có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn, cần cù trong học tập, nếu không có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công. Cho nên giáo viên bộ môn rất quan trọng đối với học sinh trong việc hình thành lòng yêu thích này, đặc biệt là ở khối lớp 10 và 11.
Học sinh phải có khả năng học tập bộ môn:
Khả năng tích tụ kiến thức cần thiết một cách tích cực, chủ động thông minh sáng tạo trong tư duy, có trăn trở với các bài tập, lý thuyết từ đó tìm ra mối liên hệ của bài giảng của các quy luật vốn có mà không phải học vẹt, nhớ bài một cách máy móc
Khả năng thực hiện các kỹ năng: xử lý, phân tích bảng số liệu, thống kê, đọc được bản đồ, biểu đồ từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đó là các mối quan hệ nhân – quả giữa hiện tượng tự nhiên với kinh tế – xã hội, giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa kinh tế – xã hội với nhau. Khi phân tích số liệu phải biết làm sinh động các con số đó thông qua việc so sánh, đánh giá nó để rút ra những nhận xét cần thiết.
Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đây là khả năng quan trọng thể hiện rõ nét để chọn HSG địa lý.
Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức, phán đoán và xử lý vấn đề.
Phải có ý thức thu thập thêm tài liệu ở sách báo, phương tiện thông tin đại chúng rồi sau đó biết xử lý, phân tích tài liệu nhất là với các bài tập, trao đổi với giáo viên bộ môn, với bạn bè để tìm ra kết quả tốt nhất.
GV cần chú ý bài làm kiểm tra của học sinh về cách trình bày, phải biết cách diễn đạt cho rõ ràng, chính xác, tránh trình bày câu chữ khó hiểu, lộn xộn, không logic. Từ đó, GV đánh giá được khả năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh.
GV cũng cần chú ý đến học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, qua các bài kiểm tra, nhất là các bài kiểm tra có tính tuyển chọn.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10. Nên chọn ngay từ lớp 10 để học sinh tham gia và có cơ hội cọ xát qua các kì thi khu vực như Olympic 30-4, qua đó những năm sau thành tích có thể tốt hơn. Vì, thứ nhất, các em đã rút được kinh nghiệm, thứ 2, các em đã được học tập và trau dồi qua thời gian dài, có khả năng tự học, tự nghiên cứu cao. Đó là nguồn rất tốt cho việc thi HSGQG.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ năm học 1997 – 1998, Bộ giáo dục – Đào tạo chủ trương tổ chức thi học sinh giỏi môn Địa Lý cấp tỉnh và cấp quốc gia, theo tôi thì điều này góp phần cải thiện vị trí môn địa lý trong nhà trường phổ thông, tạo sự chuyển biến nhất định trong việc nhìn nhận môn học đối với giáo viên lẫn học sinh và xã hội.
Thực tế nhiều năm qua, để có được học sinh đội tuyển HSG môn địa lý vẫn còn rất lận đận và nhiều trăn trở bởi vì các lý do sau:
Nguồn học sinh để tuyển chọn rất hạn chế, mặc dù là trường chuyên thành lập từ 1994 đến nay nhưng vẫn không có lớp chuyên Địa nên đội tuyển Địa lại chủ yếu dựa vào lớp mặt bằng nên quá trình học tập cũng không ổn định, chắc chắn.
Môn địa lý vẫn chưa có vị trí đáng kể trong nhà trường phổ thông, vẫn như là một môn phụ, một thực tế không thể chối bỏ. Cho nên cả học sinh lẫn xã hội ít quan tâm.
Các môn thi HSG gắn với các môn thi đại học mới tạo nên sự hấp dẫn, gắn bó với học sinh. Tuy vậy thì môn địa lý thuộc khối C mà khối thi này thì ngày càng có xu hướng giảm sút số lượng thí sinh đăng ký do ngành thi hạn chế, cơ hội việc làm trong tương lai cũng khó khăn hơn các ngành khác (ngành kĩ thuật, kinh tế)
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN
Phát hiện và tuyển chọn là một vấn đề rất quan trọng trong việc thành lập đội tuyển HSG vì liên quan đến chất lượng và hiệu quả của đội tuyển trong quá trình bồi dưỡng, rèn luyện và tham gia kỳ thi HSG quốc gia. Mặc dù, nguồn tuyển chọn rất hạn chế nhưng việc tuyển chọn cũng được thường xuyên thực hiện với một số kinh nghiệm sau:
Học sinh phải được xếp lọai học lực từ khá giỏi, đặc biệt môn địa lý để tạo nên cái nền chung cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
Học sinh có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn, cần cù trong học tập, nếu không có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công. Cho nên giáo viên bộ môn rất quan trọng đối với học sinh trong việc hình thành lòng yêu thích này, đặc biệt là ở khối lớp 10 và 11.
Học sinh phải có khả năng học tập bộ môn:
Khả năng tích tụ kiến thức cần thiết một cách tích cực, chủ động thông minh sáng tạo trong tư duy, có trăn trở với các bài tập, lý thuyết từ đó tìm ra mối liên hệ của bài giảng của các quy luật vốn có mà không phải học vẹt, nhớ bài một cách máy móc
Khả năng thực hiện các kỹ năng: xử lý, phân tích bảng số liệu, thống kê, đọc được bản đồ, biểu đồ từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đó là các mối quan hệ nhân – quả giữa hiện tượng tự nhiên với kinh tế – xã hội, giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa kinh tế – xã hội với nhau. Khi phân tích số liệu phải biết làm sinh động các con số đó thông qua việc so sánh, đánh giá nó để rút ra những nhận xét cần thiết.
Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đây là khả năng quan trọng thể hiện rõ nét để chọn HSG địa lý.
Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức, phán đoán và xử lý vấn đề.
Phải có ý thức thu thập thêm tài liệu ở sách báo, phương tiện thông tin đại chúng rồi sau đó biết xử lý, phân tích tài liệu nhất là với các bài tập, trao đổi với giáo viên bộ môn, với bạn bè để tìm ra kết quả tốt nhất.
GV cần chú ý bài làm kiểm tra của học sinh về cách trình bày, phải biết cách diễn đạt cho rõ ràng, chính xác, tránh trình bày câu chữ khó hiểu, lộn xộn, không logic. Từ đó, GV đánh giá được khả năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh.
GV cũng cần chú ý đến học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, qua các bài kiểm tra, nhất là các bài kiểm tra có tính tuyển chọn.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10. Nên chọn ngay từ lớp 10 để học sinh tham gia và có cơ hội cọ xát qua các kì thi khu vực như Olympic 30-4, qua đó những năm sau thành tích có thể tốt hơn. Vì, thứ nhất, các em đã rút được kinh nghiệm, thứ 2, các em đã được học tập và trau dồi qua thời gian dài, có khả năng tự học, tự nghiên cứu cao. Đó là nguồn rất tốt cho việc thi HSGQG.