Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4 được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Cùng với môn Toán, Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, 2, 3; môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 là những môn học quan trọng ở bậc Tiểu học.
Môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và phân môn Địa lí nói riêng nhằm giúp học sinh hiểu biết về môi trường sống xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên. Đặc biệt phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, từ đó tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội.
Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh học sinh tiểu học chỉ quan tâm đến chất lượng các môn Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ mà không hề quan tâm đến chất lượng của các môn học khác. Họ cho rằng chỉ có ba môn học trên là quan trọng, là môn học chính còn lại là những môn phụ trong đó có phân môn Địa lí. Cách nhìn nhận này thật sự sai lầm, bởi các kiến thức địa lí ở tiểu học còn là nền tảng tạo đà cho các em học tiếp lên cấp học trên. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy tình trạng thanh thiếu niên không nhớ địa lí, nhầm lẫn kiến thức địa lí, địa danh của đất nước khá phổ biến. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì thật nguy hại đối với việc giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Bản thân là một giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục, tôi cũng rất băn khoăn và trăn trở. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy để đạt được mục tiêu của dạy học Địa lí ở tiểu học cần có những phương pháp dạy học thích hợp nhằm làm cho học sinh không những nắm vững kiến thức địa lí mà còn phải rèn luyện cho các em các kĩ năng từ đó có hành động phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Học địa lí giúp các em thêm tự hào, thêm yêu quê hương đất nước, từ đó các em sẽ cố gắng, nỗ lực nhiều hơn trong học tập.
Chương trình, sách giáo khoa lớp 4 đã được thực hiện nhiều năm, bản thân cũng đã nhiều năm được phân công giảng dạy lớp 4 nên tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, độc lập,
sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động học tập, làm thế nào để học sinh được hình thành, rèn luyện các kĩ năng địa lí (đặc biệt là kĩ năng sử dụng lược đồ - bản đồ; kĩ năng tham gia trò chơi học tập) một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất để từ đó giúp học sinh (HS) có động cơ học tập tốt hơn.
Từ những trăn trở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4 ” để nghiên cứu và thực hiện trong năm học này.
II. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lí luận và đánh giá thực trạng dạy học để đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo
dục toàn diện học sinh trong các nhà trường Tiểu học hiện nay. III. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí cho học sinh lớp 4 . IV. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 4D, trường Tiểu học Thanh Liệt – nơi tôi đang công tác.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Thanh Liệt - nơi tôi công tác. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp quan sát:
Tôi đã dự giờ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3; môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 để tìm hiểu thực tế dạy Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí ở các khối lớp.
2. Phương pháp phân tích:
Tôi đã phân tích thực trạng dạy Lịch sử và Địa lí ở các khối lớp; tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Địa lí qua sách Lịch sử và Địa lí. 3. Phương pháp thực nghiệm:
Thực hiện soạn bài và giảng dạy trên lớp các bài của môn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
4. Các phương pháp khác: Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu và so sánh, phân tích các kết quả nghiên cứu.
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Cùng với môn Toán, Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, 2, 3; môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 là những môn học quan trọng ở bậc Tiểu học.
Môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và phân môn Địa lí nói riêng nhằm giúp học sinh hiểu biết về môi trường sống xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên. Đặc biệt phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, từ đó tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội.
Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh học sinh tiểu học chỉ quan tâm đến chất lượng các môn Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ mà không hề quan tâm đến chất lượng của các môn học khác. Họ cho rằng chỉ có ba môn học trên là quan trọng, là môn học chính còn lại là những môn phụ trong đó có phân môn Địa lí. Cách nhìn nhận này thật sự sai lầm, bởi các kiến thức địa lí ở tiểu học còn là nền tảng tạo đà cho các em học tiếp lên cấp học trên. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy tình trạng thanh thiếu niên không nhớ địa lí, nhầm lẫn kiến thức địa lí, địa danh của đất nước khá phổ biến. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì thật nguy hại đối với việc giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Bản thân là một giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục, tôi cũng rất băn khoăn và trăn trở. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy để đạt được mục tiêu của dạy học Địa lí ở tiểu học cần có những phương pháp dạy học thích hợp nhằm làm cho học sinh không những nắm vững kiến thức địa lí mà còn phải rèn luyện cho các em các kĩ năng từ đó có hành động phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Học địa lí giúp các em thêm tự hào, thêm yêu quê hương đất nước, từ đó các em sẽ cố gắng, nỗ lực nhiều hơn trong học tập.
Chương trình, sách giáo khoa lớp 4 đã được thực hiện nhiều năm, bản thân cũng đã nhiều năm được phân công giảng dạy lớp 4 nên tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, độc lập,
2
sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động học tập, làm thế nào để học sinh được hình thành, rèn luyện các kĩ năng địa lí (đặc biệt là kĩ năng sử dụng lược đồ - bản đồ; kĩ năng tham gia trò chơi học tập) một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất để từ đó giúp học sinh (HS) có động cơ học tập tốt hơn.
Từ những trăn trở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4 ” để nghiên cứu và thực hiện trong năm học này.
II. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lí luận và đánh giá thực trạng dạy học để đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo
dục toàn diện học sinh trong các nhà trường Tiểu học hiện nay. III. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí cho học sinh lớp 4 . IV. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 4D, trường Tiểu học Thanh Liệt – nơi tôi đang công tác.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Thanh Liệt - nơi tôi công tác. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp quan sát:
Tôi đã dự giờ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3; môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 để tìm hiểu thực tế dạy Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí ở các khối lớp.
2. Phương pháp phân tích:
Tôi đã phân tích thực trạng dạy Lịch sử và Địa lí ở các khối lớp; tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Địa lí qua sách Lịch sử và Địa lí. 3. Phương pháp thực nghiệm:
Thực hiện soạn bài và giảng dạy trên lớp các bài của môn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
4. Các phương pháp khác: Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu và so sánh, phân tích các kết quả nghiên cứu.