Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,996
Điểm
113
tác giả
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 biểu diễn tốt các bài hát được soạn dưới dạng file word gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________



BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2018 - 2019

_____________





I. Sơ lược bản thân


Họ và tên: Ngô Xuân Vinh Năm sinh: 1983

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành Âm nhạc

Nhiệm vụ được phân công: Dạy Âm nhạc

Đơn vị: Trường Tiểu học An Nhơn

Chức vụ: Giáo viên

Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 biểu diễn tốt các bài hát.

II. Nội dung

1. Thực trạng trước khi có sáng kiến

1.1. Thực trạng


Đã từ rất lâu Âm nhạc là một môn học nghệ thuật trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo phổ thông bắt đầu ở các lớp tiểu học. Âm nhạc được con người chúng ta ví von như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần giúp học sinh cảm nhận những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong cuộc sống Âm nhạc. Nhưng mục đích của Âm nhạc trong giáo dục phổ thông không phải đào tạo các em trở thành ca sĩ, nhạc sĩ, mà chủ yếu thông qua môn học này các em được lĩnh hội những kiến thức ban đầu về văn hóa âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái, góp phần phát triển nhân cách, bồi dưỡng tình cảm đạo đức trí tuệ, giúp các em phát triển hài hòa, toàn diện hơn. Đồng thời mang lại sự hứng thú, niềm phấn khởi trong học tập, giúp các em hòa mình vào tập thể, càng thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Bởi vậy việc dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và dạy cho các em biết cách biểu diễn hoàn chỉnh một bài hát ở học sinh lớp 5 nói riêng cũng rất quan trọng. Qua đó còn giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng. Mặc khác biểu diễn tốt bài hát còn tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc giáo dục năng lực cảm thụ Âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, giúp các em mạnh dạn, tự tin, sáng tạo trong cách biểu diễn. Từ đó làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giãn đầu óc làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích bộ môn Âm nhạc, biết cách hát tự nhiên, biết vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn, thích hát thích được biểu diễn là một câu hỏi trăn trở đòi hỏi người giáo viên phải đặt ra và tìm cách để giải quyết .

Bản thân là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Qua thời gian giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ cộng với vốn kiến thức có được và sự nổ lực học hỏi của mình tôi nhận thấy các em rất yêu thích môn học này. Trong thực tại việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn Âm nhạc ở tiểu học có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có rất nhiều giáo viên chỉ chú trọng quá kế hoạch bài dạy, sợ dạy không đủ thời gian, ngại khó, ngại học sinh không hợp tác. Họ chỉ luôn vận dụng với phương pháp giảng dạy cũ kỹ chủ yếu là dạy hát dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng mà chưa chú trọng đến làm sao để biểu diễn một bài hát hay, đẹp phù hợp với nội dung. Do đó kết quả đạt chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức bộ môn. Từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 biểu diễn tốt các bài hát.” Bởi Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và một chút năng khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được.

1.2. Nguyên nhân

1.2.1. Nguyên nhân từ phía học sinh

- Hoạt động Âm nhạc còn thực hiện trên lớp chưa có điều kiện chưa có phòng học Âm nhạc riêng.

- Việc học môn Âm nhạc đối với học sinh còn lơ là chưa quan tâm hoặc học cho có học, hơn nữa trong thời đại ngày nay với sự bùng nổ của internet kèm theo đó là sự tràn lan của nền âm nhạc giải trí.

- Chương trình học thì mỗi tuần có 1 tiết nhạc. Năng khiếu âm nhạc của học sinh chưa cao. Các em chỉ thuộc lời chứ chưa diễn đạt tốt chưa mạnh dạn tự tin khi biễu diễn bài hát.

- Giữa các em có sự chênh lệch về trình độ âm nhạc, năng khiếu các em không đồng đều, đặc điểm tâm sinh lý hay hưng phấn đột ngột nên khi học hát còn yếu hơi, phát âm nhả chữ chưa chính xác.

- Các em chưa coi trọng môn học, coi đây là môn học phụ nên hình thành thái độ không nghiêm túc, thiếu tập trung, chưa thực sự chú ý vào việc học làm ảnh hưởng đến không khí học tập chung của lớp.

1.2.2. Nguyên nhân về phía giáo viên

- Trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp cũ trong tiết dạy không biết sử dụng đồ dùng dạy học, nhất là khả năng sử dụng nhạc cụ như đệm đàn cho học sinh hát còn hạn chế. Vì vậy chưa thu hút được sự yêu thích, ham muốn của học sinh đối với môn nghệ thuật này.

- Là giáo viên nhưng đôi khi chúng ta chỉ dạy học theo giáo án, theo chuẩn kiến thức mà chúng ta chưa thật sự nghĩ mình đang là một kĩ sư đang xây dựng những vẻ đẹp tâm hồn.

- Việc truyền thụ các bài hát, chủ yếu bằng hình thức truyền khẩu ít phát triển khả năng tư duy của các em thậm chí kiến thức đó rất trừu tượng. Do đó không tạo được sự thu hút hứng thú học tập tới các em.

- Giáo viên ít sử dụng các phương tiện dạy học bổ trợ như tranh ảnh, các loại máy nghe nhạc để giới thiệu các bài hát trước khi giảng dạy.

- Trong giờ học Âm nhạc hầu như giáo viên chỉ chú ý hình thức tổ chức giáo dục Âm nhạc khác như: kết hợp hát với một số động tác phụ họa phù hợp với sắc thái bài hát,... Phương pháp giảng dạy chưa có sự đổi mới thiếu sáng tạo.

- Giáo viên giảng dạy truyển thụ theo một chiểu nên chưa phát huy hết tính chủ động tích cực và khả năng phát huy của học sinh. Việc sử dụng nhạc cụ của giáo viên chưa thường xuyên, giáo viên ngại mang vác di chuyển.

- Giáo viên chưa nâng cao kỹ năng hát, sử dụng nhạc cụ, kỹ năng chỉ huy, kỹ năng biểu diễn bài hát để thu hút các em đối với môn học này.

2. Tính mới của sáng kiến

Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả gây được hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng ca hát, phát âm quan sát nghe cảm thụ bài hát và tập hát truyền cảm hát đúng và nhịp nhàng, động tác đẹp, phù hợp với bài hát. Để thực hiện rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 5 tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các phương pháp để học sinh có thể hát đúng theo yêu cầu, biều diễn đẹp, động tác sáng tạo khi học một bài hát mới.

2.1 Hướng dẫn học sinh cảm nhận nội dung, sắc thái bài hát

- Mỗi tác phẩm âm nhạc dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì chúng đều mang một nội dung và sắc thái riêng. Muốn hát hay, biểu diễn tốt trước tiên phải hiểu sâu sắc nội dung ca từ, sắc thái từng bài hát.

- Nghe hát và cảm nhận về tính chất sắc thái, nhịp độ, trường độ, cao độ của bài hát là kỹ năng cần có của một người khi biểu diễn. Do đó giáo viên là nguời phải thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng các nghe và cách cảm nhận bài hát.

- Hướng dẫn, rèn kĩ năng về cảm thụ khi nghe một bài hát, cũng như một tác phẩm âm nhạc và liên tưởng đến môi trường xung quanh. Thông qua các bài hát đó là những câu chuyện nhằm giáo dục hành vi đạo đức nhờ lời ca và giai điệu của bài mà gây được cho học sinh những xúc cảm và thể hiện được tình cảm sắc thái vào bài hát.

Ví dụ : Khi dạy bài hát : Tre ngà bên Lăng Bác nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích

Giáo viên phải hướng dẫn cho các em hình dung khoảng không gian yên ả xung quang Lăng Bác. Các em phải hát nhẹ nhàng tựa như tiếng gió rì rào qua rặng tre.

2.2 Hướng dẫn học sinh cách cảm nhận giai điệu, tone bản nhạc và hát đúng giọng.

Mỗi bài hát được sáng tác theo mỗi giai điệu khác nhau, mỗi tone nhạc cũng khác nhau do đó các em phải cố gắng biểu diễn bài hát đó sao cho phù hợp với ca từ cũng như sắc thái bài hát. Ở phần này hầu hết các em chưa thực hiện được nếu như giáo viên không chú ý dạy điều này dẫn đến các em hát chưa đúng nhịp điệu, sai tone hát chênh, hát phô (đâm hơi). Vì vậy sau khi dạy hoàn chỉnh một bài hát, ở phần củng cố giáo viên có thể thay đổi giai điệu của bài hát, Tone nhạc phù hợp mà các em vừa mới được học.

Ví dụ: Học hát bài Ước Mơ Nhạc Trung Quốc, lời việt An Hòa

Bài hát này khi đệm nhạc đàn cho học sinh hát giáo viên có thể đàn nhịp Cha cha cha Tone rê thứ (dm), sau khi cho lớp hát vài lần với nhịp này thì giáo viên sẽ thay đổi từ nhịp Cha cha cha sang Rumbar Tone đô thứ (cm). Khi các em được hát hai thể loại nhịp khác nhau các em sẽ đưa ra lời nhận xét, khi hát bài này với giai điệu Cha cha cha và tone Dm thì chúng ta thấy vui nhộn mạnh mẽ hơn và khi hát bài này với điệu Rumbar tone Cm thì chúng ta cảm nhận giai điệu bài hát sẽ rất nhẹ nhàng mềm mại hơn.

- Khi dạy từng câu, để học sinh hát tốt hơn thì giáo viên phải đàn cao độ của bài hát vài lần cho học sinh nghe. Nếu cần có thể cho các em nhắm mắt lại để tập trung cao độ của câu nhạc.

2.3 Hướng dẫn cách lấy hơi, ngân nghỉ đúng cách, đúng chỗ trong khi biểu diễn

- Việc đào tạo một giọng hát hay không phải trong một, hai tiết học mà nó phải trải qua một quá trình rèn luyện và không phải em học sinh nào hát cũng hay. Việc chỉnh sửa cho các em có nhiều thủ pháp nhưng quy tụ ở chỗ không làm cho người hát luống cuống và mặc cảm, cần giúp đỡ tạo cho các em tâm trạng thoải mái, vui vẻ để vượt qua khó khăn, nhất là đối với những học sinh hát chưa hay.

1670305818605.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---SKKN TH Biểu diênc bài hát 5.doc
    74 KB · Lượt tải : 6
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm 4 5 tuổi âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 3 đến 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 8 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc trẻ 24 36 tháng sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non đề tài âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm về âm nhạc mầm non
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top