Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,352
Điểm
113
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 3 được soạn dưới dạng file word gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC,

PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 3



1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn sáng kiến

Giáo dục phổ thông đang đổi mới một cách mạnh mẽ theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị đầy đủ cả kiến thức, năng lực và phẩm chất cho các em học sinh nhằm giúp các em trở thành người tích cực, tự giác, sáng tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế .

Bên cạnh việc trang bị kiến thức thì việc hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho học sinh cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Đây là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục cho học sinh tiểu học hình thành, phát triển về năng lực, phẩm chất là một mặt vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những hành vi, quy tắc ứng xử, thể hiện thái độ với bạn bè, gia đình và những người xung quanh. Đồng thời qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có ý tưởng, có ước mơ, nhận thức được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.

Với học sinh tiểu học, các năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường. Việc giáo dục và nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh giúp học sinh: từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, tự tin vào khả năng của bản thân; yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị; tôn trọng mọi người; tự tin, tự chịu trách nhiệm; biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh mình. Với đối tượng là học sinh lớp 3, một lứa tuổi đang trong vòng tay che chở của bố mẹ, gia đình, nay các em trực tiếp va chạm với cuộc sống muôn màu xung quanh thì việc giáo dục đạo đức cho các em là rất cần thiết.

Ở bậc học này, các em luôn hiếu động, dễ dàng học được nhiều điều tốt nhưng cũng rất dễ dàng tiêm nhiễm những thói hư tật xấu.Trường học là nơi đặt viên gạch đầu tiên về tri thức và xây dựng nhân cách cho học sinh để cho các em được phát triển toàn diện. Ngoài việc giảng dạy các môn học, giáo viên còn phải thường xuyên quan tâm, giáo dục cho học sinh phát triển về năng lực, phẩm chất. Bởi vì “tri thức” chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để cho các em tự tin bước vào tương lai.

Chính sự cần thiết ấy, bản thân tôi cũng nhận thấy: Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất là một việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục của mình. Đó là lý do tôi chọn sáng kiến “Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 3” nhằm đưa ra một số biện pháp để giúp các em hình thành và phát triển về năng lực, phẩm chất một cách tốt hơn.

1.2. Điểm mới của sáng kiến

Qua tìm hiểu, bản thân tôi cũng biết đã có nhiều đồng nghiệp nghiên cứu về sáng kiến này. Nhưng mỗi trường, mỗi lớp đều có thực tế khác nhau nên trong sáng kiến này tôi đặc biệt quan tâm đến các biện pháp để thực hiện quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học.Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh, học sinh dần dần tự trang bị cho mình các năng lực: Tự phục vụ, tự quản; Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề; hình thành phát triển phẩm chất: Chăm học chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương. Hình thành năng lực trong học sinh và làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện phẩm chất cho các học sinh khác.

Từ những lý do trên, bản thân tôi trăn trở, tìm kiếm, áp dụng và đúc rút một số kinh nghiệm giúp các em hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất một cách có hiệu quả . Sáng kiến kinh nghiệm này là sự phối hợp các giải pháp giáo dục, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 3.

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Thực trạng

- Năm học 2016-2017 Dưới sự chỉ đạo của Phòng GD mà trực tiếp là nhà trường chỉ đạo mạnh mẽ về triển khai thực hiện TT 22 của Bộ GD&ĐT. Sau hai năm thực hiện TT 22 từ CBQL đến GV đã có một số kỹ năng về cách nhận biết các năng lực và phẩm chất của học sinh; cách nhận xét, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện; cách ra đề kiểm tra cuối học kì I, cuối năm học.

- Đa số giáo viên tận tụy, ham học hỏi, cầu tiến song vẫn còn một bộ phận ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa cao. Việc bồi dưỡng thường xuyên vẫn còn mang tính hình thức và hiệu quả còn thấp, chưa thấy rõ tầm quan trọng của bồi dưỡng chuyên môn với nhiệm vụ được phân công.

- Phong trào thi đua” Dạy tốt- Học tốt” và thùc hiÖn đổi mới phương pháp dạy luôn được nhà trường chú trọng tập trung chỉ đạo và duy trì thường xuyên nên tạo được không khí và tinh thần thi đua sôi nổi, liên tục trong suốt năm học.

- Ban Giám hiệu cùng giáo viên trải nghiệm qua thực tế việc lồng ghép vào kế hoạch bài học, cách soạn bài, dạy học trên lớp: (cụ thể xác định tiêu chí, các phương pháp cũng như cách thức đánh giá đối với từng hoạt động của mỗi bài trong tất cảc môn học) để chia sẻ về cách đánh giá thường xuyên bằng nhận xét học sinh trong quá trình dạy học. Chỉ đạo các giáo viên cốt cán hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên trong đánh giá thường xuyên bằng nhận xét

- Kế hoạch của nhà trường thể hiện khá đầy đủ các nội dung hoạt động giáo dục trong đó đề cập rất nhiều đến việc tăng cường đánh giá, nhận xét học sinh không chỉ chú trọng đến đánh giá về kiến thức mà cần phải quan tâm đánh giá đến các năng lực, phẩm chất.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh. Việc nhận xét thường xuyên bằng lời nói cũng như bằng chữ viết trong các môn học về phần năng lực và phẩm chất vẫn còn chung chung. Chưa có những biện pháp khắc phục, hỗ trợ kịp thời cho học sinh.

- Một số học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp, hợp tác; lúng túng trước thầy cô, người lạ..., nhiều em khác gặp phải khó khăn khi diễn đạt hoặc nói năng cộc lốc. Năng lực hợp tác với người xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ của đa số học sinh còn hạn chế.

- Tâm lý của học sinh tiểu học thích “ bắt chước” nên các năng lực, phẩm chất của các em có thể thu nhận qua tranh, ảnh, sách, báo, giao

1699876526392.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM----Mot_so_bien_phap_hinh_thanh_nang_luc_pham_chat_cho_hoc_sinh_lop_3.doc
    418.5 KB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm bàn tay nặn bột lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy phép nhân lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 giải toán có lời văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp mẫu giáo 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn tạo hình lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ viết lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3 đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,340
    Bài viết
    37,809
    Thành viên
    140,672
    Thành viên mới nhất
    Nguyễn Thanh Bình Diễm
    Top