Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,067
Điểm
48
tác giả
Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học

Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học
được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

PHẦN MỞ ĐẦU

1) Lý do chọn đề tài :

Nói đến ngôn ngữ là nói đến công cụ dùng để giao tiếp trong cuộc sống. Có ngôn ngữ thì mới có quan hệ xã hội và quan hệ xã hội chính là nơi để phát triển ngôn ngữ. Hằng ngày, người Việt Nam ta nói với nhau bằng tiếng Việt và cũng hằng ngày, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các thông tin đại chúng của chúng ta phát ra khắp thế giới chữ viết, tiếng nói giàu đẹp của chúng ta. Tiếng nói ấy lâu đời như dòng giống của chúng ta, nó đã trở nên thứ “Của cải vô cùng quý báu” (Hồ chủ tịch) của dân tộc.

Thật là sung sướng và tự hào khi ta có thể dùng tiếng Việt để diễn đạt bất kỳ tư tưởng cao sâu nào, để trình bày bất cứ kiến thức khoa học phức tạp và hiện đại nào. Chỉ một điều đó cũng chứng tỏ rằng tiếng Việt ta giàu có. Chúng ta có rất nhiều từ để chỉ về vật, về hiện tượng vật chất, tâm lý và tinh thần khác nhau,… Chúng ta có thể phân biệt một cách tế nhị rộng với rộng rãi, thênh thang, mênh mông,…Chúng ta nói to nhưng còn nói lớn, nhỉnh, to tát, lớn lao,… đó chính là cái giàu, cái tinh tế của ngôn ngữ chúng ta.

Làm sao mà tiếng Việt của chúng ta giàu được? “…Tiếng ta giàu bởi vì đời sống muôn màu, bởi đời sống và tư tưởng tình cảm dồi dào của dân tộc ta, bởi kinh nghiệm đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm; bởi kinh nghiệm bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước” (Phạm Văn Đồng). Tiếng nói của chúng ta không những giàu mà còn đẹp nữa. Nhà thơ vĩ đại người Pháp, Vích To Huy Gô nói rằng “Trong những câu thơ lớn, các từ vừa lướt qua vừa nhảy múa”. Trong tiếng ta, có rất nhiều từ không những “nhảy múa” mà còn hát lên những câu hát trong vắt, vẽ lên những bức tranh linh hoạt muôn màu. Xuất phát từ đó, môn tiếng Việt, môn học có vị trí nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc hình thành ngôn ngữ giao tiếp, là thứ ngôn ngữ dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã được ra đời và đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Nó có một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cao cả đó là cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh về tiếng Việt qua các hình thức (nghe, đọc, nói, viết) góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Qua đó tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em, rèn luyện, phát triển kỹ năng nói và hiểu một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng của trẻ.

Tuy nhiên, trình độ hiện nay của học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói riêng về tiếng Việt còn thấp. Bên cạnh đó những học sinh biết nói, biết viết rõ ràng, mạch lạc và có khi trong sáng nữa, còn rất nhiều học sinh chưa biết dùng tiếng Việt một cách thành thạo để diễn đạt ý nghĩ, tình cảm của mình : Phát âm sai, viết sai chính tả, dùng từ không đúng, không biết đặt câu, chấm câu.

Vậy làm thế nào để khắc phục được những tình trạng trên, cải tiến được những sai sót mà học sinh hiện nay còn mắc phải? Đó chính là nội dung đề tài mà tôi đã chọn nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học”.

2) Lịch sử vấn đề ;

Đã từ xa xưa, khi con người sinh ra thì ngôn ngữ cũng ra đời và phát triển dần theo. Trải qua các thời kỳ, ngôn ngữ cũng thay đổi và phát triểán song hành với sự giao tiếp chuẩn mực. Từ sau cách mạng tháng Tám, đi đôi với nạn xoá mù chữ, tiếng Việt đã được dùng để giảng dạy tất cả các môn học ở các cấp học trong nhà trường phổ thông, kể cả bậc đại học. Nhiệm vụ của nhà trường không chỉ sửa chữa các thiếu sót của học sinh mà còn phải không ngừng phát triển và hoàn thiện trình độ ngôn ngữ của học sinh theo mức độ chuẩn mực. U.U.Rêz-nep-ski đã nói : “ Quá trình phát triển tiếng mẹ đẻ đối với con người không gián đoạn theo thời gian, sức mạnh tâm hồn của con người phải được phát triển trong suốt quá trình đó, thông qua mọi hoạt động đời sống của con người”. Nhà trường phải phát triển ở học sinh ngôn ngữ chính xác, không cản trở việc hiểu lẫn nhau (ví dụ như lệch chuẩn), ngôn ngữ trong sáng (nghĩa là không lạm dụng sự vay mượn ngôn ngữ). Ngôn ngữ của học sinh không phải là cái gì đó có sẵn, ổn định; ngôn ngữ của học sinh các cấp có điểm khác nhau, tuy nhiên cũng có điểm chung. Nó đòi hỏi không ngừng được phát triển. Dưới các ảnh hưởng khác nhau, nó có thể phát triển nhanh hay chậm. Nhiệm vụ của nhà trường là làm sao tổ chức quá trình phát triển đó, định hướng phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngôn ngữ. Đặc biệt là học sinh lứa tuổi tiểu học, đây là cái nôi của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ cho các em. Ngay từ khi bước chân đến trường các em đã được làm quen với ngôn ngữ giao tiếp có định hướng, có căn bản để từ đó ngôn ngữ cũng phát triển lớn mạnh dần theo năm tháng học tập của các em. Chính vì vậy mà đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh trong trường phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng như tác giả Trươong Dĩnh đã có công trình nghiên cứu riêng về “phát triển ngôn ngữ trong trường phổ thông”; tác giả Lê Phương Nga đã có công trình nghiên cứu về dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học,…tất cả đã tập trung chuyên sâu cho lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho học sinh trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là vấn đề mà đề tài đang hướng tới nội dung nghiên cứu một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học.

3/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :

3.1/ Mục đích nghiên cứu :

Mục đích của đề tài là khảo sát thực tế việc dạy học và nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong hiện nay.

3.2/ Nhiệm vụ nghiên cứu :

Với thời gian có hạn đề tài tập trung chủ yếu vào một số nhiệm sau :

- Nghiên cứu lý luận về việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

- Thực tế việc dạy học tiếng Việt ở trường tiểu

- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học theo chương trình đổi mới.

4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1) Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận và thực tế việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học.

4.2) Phạm vi nghiên cứu :

Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu nội dung việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học trong trường tiểu học .........– xã Nam Đà – Huyện Krông Nô – tỉnh Đăk Nông.

5/ Phương pháp nghiên cứu:

5.1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là phương pháp nghiên cứu tài liệu về việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học.

5.2/ Phương pháp phân tích: Là phương pháp được sử dụng khi đã có nội dung lý luận nhằm tiến hành phân tích các yếu tố cơ bản của nội dung cần nghiên cứu .

5.3/ Phương pháp tổng hợp : Được sử dụng dựa trên kết quả đã phân tích. Tôi tiến hành tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu. Từ đó có cơ sở để đề xuất một số ý kiến trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học.


Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu.





B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Năng lực ngôn ngữ với vấn đề học tập và cuộc sống của học sinh:

1.1/ Năng lực ngôn ngữ với vấn đề phát triển tư duy và nhân cách của học sinh tiểu học:
1662347520080.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---SKKN-phat-trien-nang-luc-ngon-ngu cho HSTH.doc
    173 KB · Lượt xem: 3
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
38,758
Bài viết
40,221
Thành viên
152,700
Thành viên mới nhất
Huynhloc1902
Top