Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số biện pháp QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thành công trong công tác hay kết quả của một quá trình hoạt động đạt hiệu quả luôn là mục tiêu của con người. Cũng vậy thành công trong hoạt động giáo dục là niềm tin, mơ ước và đích đến của mỗi thầy cô giáo. Bởi vậy trong quá trình hoạt động, bản thân tôi luôn trăn trở, suy tư tìm kiếm tất cả mọi cơ hội, điều kiện để nâng cao hiệu quả kết quả hoạt động. Thực tế do đặc thù của mỗi nơi khác nhau về nhiều mặt, đặc biệt là nhận thức của con người. Vì vậy, đôi khi áp dụng mô hình hoạt động có thể hiệu quả ở nơi này lại không thể thành công ở nơi khác.
Xuất phát từ cơ sở trên, trong quá trình hoạt động quản lý giáo dục, bản thân tôi đã nhận thức và thấy rằng việc áp dụng lý thuyết giáo dục vào hoạt động là điều tất yếu, song không thể rập khuôn và máy móc mà cần có một sự vận dụng khéo léo và linh hoạt. Qua một thời gian công tác với vai trò quản lý, đặc biệt là đối với Giáo Dục Thường Xuyên mà tôi được tiếp nhận gần 5 năm qua, tôi nhận thấy, để đạt được những thành công thì người quản lý phải có một số quan sát, cảm nhận, đồng thời phải biết vận dụng linh hoạt và phối hợp nhiều phương pháp quản lý thì mới thành công, nhằm đạt được những hiệu quả nhất định.
Suy nghĩ và kiểm nghiệm lại những vấn đề nêu trên, tôi thấy có một vài kinh nghiệm nhỏ cần sẻ chia với đồng nghiệp, nhất là những người làm công tác quản lý có hoàn cảnh tương tự như tôi, sống và hoạt động làm việc trong hệ thống Giáo dục Thường xuyên là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân còn nhiều khó khăn với hy vọng đạt được những hiệu quả cao trong điều kiện có thể. Đó chính là lý do tôi chọn lựa và viết lại những kinh nghiệm này.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
* Đặc điểm tình hình:
Trung Tâm GDTX Trảng Bom nằm trên địa bàn thị trấn Trảng Bom, đầu năm học 2007-2008 vẫn là một khu vực làm việc được chia sẽ với cơ sở chung của trường TH Cao Bá Quát, CSVC vô cùng khó khăn. Kể từ tháng 3/2008, Trung Tâm GDTX Trảng Bom đã được đầu tư mới chính thức đi vào hoạt động trong khuôn viên khoảng 6000m2 toạ lạc tại khu phố III, đường Nguyễn Huệ, thị trấn Trảng Bom, đã tạo điều kiện cho trung tâm bắt đầu mở rộng hoạt động, đặc biệt là từ năm học 2008-2009, trung tâm đã chính thức hoạt động hoàn toàn trên một cơ sở mới với đầy đủ những điều kiện cơ bản nhất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Năm học 2008-2009, năm học đầu tiên chuyển cơ sở mới, trung tâm chỉ có 4 lớp với hơn 10 biên chế (trong đó chỉ có 5 GV); đến nay trung tâm đã duy trì phát triển hàng năm khoảng 10 lớp học với hơn 400 học viên. Về đội ngũ, cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong các năm qua luôn được bổ sung nguồn giáo viên mới hàng năm trên cơ sở biên chế được duyệt, hiện tại trung tâm có 17 biên chế, trong đó có 10 giáo viên, cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy và hoạt động của trung tâm.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thành công trong công tác hay kết quả của một quá trình hoạt động đạt hiệu quả luôn là mục tiêu của con người. Cũng vậy thành công trong hoạt động giáo dục là niềm tin, mơ ước và đích đến của mỗi thầy cô giáo. Bởi vậy trong quá trình hoạt động, bản thân tôi luôn trăn trở, suy tư tìm kiếm tất cả mọi cơ hội, điều kiện để nâng cao hiệu quả kết quả hoạt động. Thực tế do đặc thù của mỗi nơi khác nhau về nhiều mặt, đặc biệt là nhận thức của con người. Vì vậy, đôi khi áp dụng mô hình hoạt động có thể hiệu quả ở nơi này lại không thể thành công ở nơi khác.
Xuất phát từ cơ sở trên, trong quá trình hoạt động quản lý giáo dục, bản thân tôi đã nhận thức và thấy rằng việc áp dụng lý thuyết giáo dục vào hoạt động là điều tất yếu, song không thể rập khuôn và máy móc mà cần có một sự vận dụng khéo léo và linh hoạt. Qua một thời gian công tác với vai trò quản lý, đặc biệt là đối với Giáo Dục Thường Xuyên mà tôi được tiếp nhận gần 5 năm qua, tôi nhận thấy, để đạt được những thành công thì người quản lý phải có một số quan sát, cảm nhận, đồng thời phải biết vận dụng linh hoạt và phối hợp nhiều phương pháp quản lý thì mới thành công, nhằm đạt được những hiệu quả nhất định.
Suy nghĩ và kiểm nghiệm lại những vấn đề nêu trên, tôi thấy có một vài kinh nghiệm nhỏ cần sẻ chia với đồng nghiệp, nhất là những người làm công tác quản lý có hoàn cảnh tương tự như tôi, sống và hoạt động làm việc trong hệ thống Giáo dục Thường xuyên là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân còn nhiều khó khăn với hy vọng đạt được những hiệu quả cao trong điều kiện có thể. Đó chính là lý do tôi chọn lựa và viết lại những kinh nghiệm này.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
* Đặc điểm tình hình:
Trung Tâm GDTX Trảng Bom nằm trên địa bàn thị trấn Trảng Bom, đầu năm học 2007-2008 vẫn là một khu vực làm việc được chia sẽ với cơ sở chung của trường TH Cao Bá Quát, CSVC vô cùng khó khăn. Kể từ tháng 3/2008, Trung Tâm GDTX Trảng Bom đã được đầu tư mới chính thức đi vào hoạt động trong khuôn viên khoảng 6000m2 toạ lạc tại khu phố III, đường Nguyễn Huệ, thị trấn Trảng Bom, đã tạo điều kiện cho trung tâm bắt đầu mở rộng hoạt động, đặc biệt là từ năm học 2008-2009, trung tâm đã chính thức hoạt động hoàn toàn trên một cơ sở mới với đầy đủ những điều kiện cơ bản nhất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Năm học 2008-2009, năm học đầu tiên chuyển cơ sở mới, trung tâm chỉ có 4 lớp với hơn 10 biên chế (trong đó chỉ có 5 GV); đến nay trung tâm đã duy trì phát triển hàng năm khoảng 10 lớp học với hơn 400 học viên. Về đội ngũ, cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong các năm qua luôn được bổ sung nguồn giáo viên mới hàng năm trên cơ sở biên chế được duyệt, hiện tại trung tâm có 17 biên chế, trong đó có 10 giáo viên, cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy và hoạt động của trung tâm.