Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,066
Điểm
48
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI GIA ĐÌNH được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay công tác giáo dục trẻ khuyết tật rất được quan tâm, hầu như các tỉnh thành trên cả nước đều có trường chuyên biệt để chăm sóc giáo dục cho trẻ khuyết tật. Chiến lược Giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chủ yếu là giáo dục hòa nhập. Hướng tới các trẻ khuyết tật sẽ được tạo cơ hội học tập như trẻ bình thường. Để thực hiện được mục tiêu trên thì vai trò công tác can thiệp sớm cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật, là bước đầu quyết định sự thành công của giáo dục hòa nhập và được tiến hành trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuổi.

Công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại Đồng Nai hiện nay hiệu quả chưa cao, xã hội và phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác can thiệp sớm nên gia đình có con em bị khuyết tật nói chung và các em khiếm thính nói riêng còn gặp nhiều hạn chế trong cuộc sống, học tập và sinh hoạt giao tiếp. Có những trẻ nếu được can thiệp sớm có thể phục hồi chức năng nghe, nói bình thường, mang lại hiệu quả rất cao nếu chậm trễ trẻ sẽ bị thiệt thòi rất lớn mất đi khả năng nhận thức, khả năng phát triển ngôn ngữ. Có nhiều gia đình vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không mua được máy trợ thính phù hợp cho con em để hỗ trợ phục hồi sức nghe cho trẻ. Trẻ em không được phát hiện sớm về tật thính giác, nhất là ở vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm sâu sát, trẻ không có cơ hội được hợp tác can thiệp sớm kịp thời như những trẻ em khác có đủ điều kiện hơn. Mạng lưới phục vụ y tế tâm lí, giáo dục… chưa phối hợp chặt chẽ cùng gia đình , nhà trường và xã hội. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp về công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại gia đình” mong muốn được chia sẻ những kiến thức, kỹ năng trong công tác giáo dục trẻ khiếm thính tại gia đình nhằm tạo mọi điều kiện cho trẻ hòa nhập và phát triển tốt hơn so với trẻ phát hiện và can thiệp muộn.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Cơ sở lý luận


Chương trình can thiệp sớm tại Việt Nam được thử nghiệm tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh vào năm 1993 và nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia nước ngoài như Australia, Hà Lan … Chương trình từ số lượng ban đầu rất ít, dần dần được nhân rộng ra các tỉnh thành ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính như Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2001) đề cập tới “Các biện pháp tổ chức Giáo dục hòa nhập chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào lớp Một”; Luận án: “Một số biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính của hiệu trưởng các trường mầm non dạy hòa nhập ở Hà Nội” của Thạc sĩ Hoàng Kim Phượng (2003); đề tài “Biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên và phụ huynh có con em khiếm thính, dưới 6 tuổi tham gia chương trình can thiệp sớm” của Nguyễn Thị Thanh Bình (2000) nhằm xây dựng tài liệu, phục vụ chương trình can thiệp sớm … Một số cán bộ, giáo viên Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai cũng được tham gia tập huấn, tìm hiểu về chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính nhằm nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác giáo dục trẻ khiếm thính và để có sự chuẩn bị tốt, hỗ trợ tốt cho trẻ khiếm thính tại gia đình.

1703199403324.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI GIA ĐÌNH.doc
    118 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top