Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Tiểu học Xuân Đường được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không những là định hướng chiến lược để xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt Nam mà còn là kim chỉ nam dẫn đường cho giáo dục nước ta tiếp tục phát triển nhất là trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Như thế việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các cuộc vận động lớn và phong trào thi đua của toàn ngành giáo dục từ các năm học qua chính là những hoạt động tích cực nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng vào dạy học để góp phần xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng nền kinh tế mới, văn hóa mới và con người mới.(1)
2. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ký ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, phong trào thi đua này là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phong trào này xây dựng, củng cố mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, nhà trường với cộng đồng. Trong ngôi trường thân thiện, thầy và trò được khơi gợi hứng thú, tình cảm để chủ động tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy và học tập. Nhà trường không chỉ là môi trường sư phạm có chất lượng giáo dục luôn được nâng cao mà còn là nơi có môi trường sống lành mạnh, an toàn, hợp vệ sinh và biết trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng.(2)
3. Một trong những mục tiêu quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là đem lại hiệu quả tích cực, hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy học ở mỗi trường học. Bên cạnh đó, đây là một phong trào mang tính chất mở nên mỗi đơn vị có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương. Trong đó việc tổ chức cho giáo viên và học sinh, hai lực lượng quan trọng trong nhà trường, cùng tham gia, để cả hai cùng thể hiện được mối quan hệ thân thiện, tích cực, từ mối quan hệ này xây dựng, phát triển với các mối quan hệ khác bên trong và tiếp tục mở rộng ra với lực lượng bên ngoài nhà trường là cách làm của nhiều cơ sở giáo dục hiện nay nên có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhiều đơn vị bạn.
Chính vì thế tôi chọn đề tài: Một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Tiểu học Xuân Đường để triển khai thực hiện và phát triển bền vững phong trào.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng, tương trợ. Người dạy các nhà giáo phải có tinh thần đoàn kết, kỷ luật, phát huy dân chủ, đó là mối quan hệ gắn bó giữa thầy với thầy, thầy với trò, cần đoàn kết toàn thể nhà trường thành một khối, phát huy cao độ tinh thần dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo nên sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo và đổi mới trong giáo dục. Như thế xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực chính là xây dựng nhà trường Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, và cũng chính là một trong những cách thực hiện phù hợp của mỗi nhà trường nhằm hưởng ứng cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.(3)
1.2. Hồ Chủ tịch đề ra nhiệm vụ nhà trường Việt Nam phải quan tâm giáo dục học sinh một cách toàn diện. Để làm được điều này, người thầy phải tìm cách dạy thế nào để trò có thể tự mình làm được hầu hết hoạt động học, tự hoạt động để chiếm lĩnh tri thức mới. Nguyên tắc vàng của nền giáo dục mới là mỗi cá nhân tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình, người thầy giáo thân thiện là người tổ chức quá trình học để cho học sinh tự mình làm ra sản phẩm học tập theo nguyên tắc thầy thiết kế- trò thi công, sự tích cực của học sinh chính là sự chủ động tham gia, thể hiện được ý kiến cá nhân. Vì thế tính tích cực học tập của học sinh, nhất là học sinh tiểu học, có được chính là do kết quả một quá trình giáo dục, dạy học sáng tạo, đầy trách nhiệm của mỗi giáo viên.(4)
1.3 Tính tích cực học tập của học sinh được củng cố, phát triển thông qua việc trao đổi, giao tiếp với nhau. Trong đó, dạy học theo nhóm là một trong những hình thức phổ biến. Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp.Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn cách hợp tác làm việc với nhau. Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Vì thế người thầy cần tổ chức, hướng dẫn học sinh tiểu học hình thành, phát triển các kỹ năng hoạt động theo nhóm.(5)
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không những là định hướng chiến lược để xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt Nam mà còn là kim chỉ nam dẫn đường cho giáo dục nước ta tiếp tục phát triển nhất là trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Như thế việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các cuộc vận động lớn và phong trào thi đua của toàn ngành giáo dục từ các năm học qua chính là những hoạt động tích cực nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng vào dạy học để góp phần xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng nền kinh tế mới, văn hóa mới và con người mới.(1)
2. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ký ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, phong trào thi đua này là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phong trào này xây dựng, củng cố mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, nhà trường với cộng đồng. Trong ngôi trường thân thiện, thầy và trò được khơi gợi hứng thú, tình cảm để chủ động tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy và học tập. Nhà trường không chỉ là môi trường sư phạm có chất lượng giáo dục luôn được nâng cao mà còn là nơi có môi trường sống lành mạnh, an toàn, hợp vệ sinh và biết trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng.(2)
3. Một trong những mục tiêu quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là đem lại hiệu quả tích cực, hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy học ở mỗi trường học. Bên cạnh đó, đây là một phong trào mang tính chất mở nên mỗi đơn vị có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương. Trong đó việc tổ chức cho giáo viên và học sinh, hai lực lượng quan trọng trong nhà trường, cùng tham gia, để cả hai cùng thể hiện được mối quan hệ thân thiện, tích cực, từ mối quan hệ này xây dựng, phát triển với các mối quan hệ khác bên trong và tiếp tục mở rộng ra với lực lượng bên ngoài nhà trường là cách làm của nhiều cơ sở giáo dục hiện nay nên có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhiều đơn vị bạn.
Chính vì thế tôi chọn đề tài: Một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Tiểu học Xuân Đường để triển khai thực hiện và phát triển bền vững phong trào.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng, tương trợ. Người dạy các nhà giáo phải có tinh thần đoàn kết, kỷ luật, phát huy dân chủ, đó là mối quan hệ gắn bó giữa thầy với thầy, thầy với trò, cần đoàn kết toàn thể nhà trường thành một khối, phát huy cao độ tinh thần dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo nên sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo và đổi mới trong giáo dục. Như thế xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực chính là xây dựng nhà trường Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, và cũng chính là một trong những cách thực hiện phù hợp của mỗi nhà trường nhằm hưởng ứng cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.(3)
1.2. Hồ Chủ tịch đề ra nhiệm vụ nhà trường Việt Nam phải quan tâm giáo dục học sinh một cách toàn diện. Để làm được điều này, người thầy phải tìm cách dạy thế nào để trò có thể tự mình làm được hầu hết hoạt động học, tự hoạt động để chiếm lĩnh tri thức mới. Nguyên tắc vàng của nền giáo dục mới là mỗi cá nhân tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình, người thầy giáo thân thiện là người tổ chức quá trình học để cho học sinh tự mình làm ra sản phẩm học tập theo nguyên tắc thầy thiết kế- trò thi công, sự tích cực của học sinh chính là sự chủ động tham gia, thể hiện được ý kiến cá nhân. Vì thế tính tích cực học tập của học sinh, nhất là học sinh tiểu học, có được chính là do kết quả một quá trình giáo dục, dạy học sáng tạo, đầy trách nhiệm của mỗi giáo viên.(4)
1.3 Tính tích cực học tập của học sinh được củng cố, phát triển thông qua việc trao đổi, giao tiếp với nhau. Trong đó, dạy học theo nhóm là một trong những hình thức phổ biến. Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp.Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn cách hợp tác làm việc với nhau. Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Vì thế người thầy cần tổ chức, hướng dẫn học sinh tiểu học hình thành, phát triển các kỹ năng hoạt động theo nhóm.(5)