Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. MỞ ĐẦU
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta có bước phát triển mới. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trình độ dân trí và nguồn nhân lực được nâng lên; quy mô đào tạo tiếp tục tăng ở hầu hết các cấp, bậc học, ngành học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Cơ sở vật chất giáo dục được tăng cường. Đội ngũ nhà giáo đã lớn mạnh thêm, vượt qua nhiều khó khăn, góp phần quyết định tạo ra chuyển biến bước đầu rất quan trọng của nền giáo dục nước ta. Những thành tựu đạt được đã góp phần tích cực chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển mới của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, giáo dục – đào tạo nước ta còn đang đứng trước nhiều khó khăn và yếu kém, đó là: chất lượng giáo dục còn thấp; nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu; các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục còn nhiều; cơ cấu giáo dục và đào tạo còn mất cân đối.v.v...
Xuất phát từ vai trò, vị trí của hoạt động và chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học. Từ yêu cầu đổi mới của chương trình phổ thông nói chung, yêu cầu tự chủ linh hoạt trong nhà trường tiểu học nói riêng. Từ nhiệm vụ cơ bản của người cán bộ quản lý nhà trường. Bản thân tôi trăn trở với việc vận dụng luận văn thạc sỹ quản lý vào đơn vị, mạnh dạn viết một số kinh nghiệm để góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học.
B. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CỬA NAM 1.
Trường đóng trên địa bàn phường Cửa Nam – là địa phương có vị trí địa lý gần chợ lớn, gần nhà thờ, ... Nhân dân trong địa phương có đời sống kinh tế còn nhiều hạn chế, phần lớn họ làm nghề buôn bán, kinh doanh nhỏ, bận rộn về thời gian. Do đó hạn chế việc quan tâm sát sao quá trình học tập của con em, mà đây là yếu tố quan trọng trong việc phối hợp để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Toàn trường có 100/800 em học sinh là người công giáo, thời gian đi lễ của các em cũng có phần ảnh hưởng đến hoạt động học.
Trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, 100% giáo viên trong trường đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với nghề, song chỉ mới đảm bảo tốt chất lượng đại trà, lại chưa đều tay, còn lúng túng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yểu.
Trường được sự quan tâm của địa phương, các cấp ngành về mọi mặt nên đã và đang có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho quá trình dạy học. Song để đảm bảo cho quá trình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì trường còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dạy học các môn năng khiếu, các môn tự chọn như: chưa có phòng học tiếng, chưa có phòng dành cho môn nghệ thuật, ...
A. MỞ ĐẦU
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta có bước phát triển mới. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trình độ dân trí và nguồn nhân lực được nâng lên; quy mô đào tạo tiếp tục tăng ở hầu hết các cấp, bậc học, ngành học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Cơ sở vật chất giáo dục được tăng cường. Đội ngũ nhà giáo đã lớn mạnh thêm, vượt qua nhiều khó khăn, góp phần quyết định tạo ra chuyển biến bước đầu rất quan trọng của nền giáo dục nước ta. Những thành tựu đạt được đã góp phần tích cực chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển mới của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, giáo dục – đào tạo nước ta còn đang đứng trước nhiều khó khăn và yếu kém, đó là: chất lượng giáo dục còn thấp; nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu; các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục còn nhiều; cơ cấu giáo dục và đào tạo còn mất cân đối.v.v...
Xuất phát từ vai trò, vị trí của hoạt động và chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học. Từ yêu cầu đổi mới của chương trình phổ thông nói chung, yêu cầu tự chủ linh hoạt trong nhà trường tiểu học nói riêng. Từ nhiệm vụ cơ bản của người cán bộ quản lý nhà trường. Bản thân tôi trăn trở với việc vận dụng luận văn thạc sỹ quản lý vào đơn vị, mạnh dạn viết một số kinh nghiệm để góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học.
B. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CỬA NAM 1.
Trường đóng trên địa bàn phường Cửa Nam – là địa phương có vị trí địa lý gần chợ lớn, gần nhà thờ, ... Nhân dân trong địa phương có đời sống kinh tế còn nhiều hạn chế, phần lớn họ làm nghề buôn bán, kinh doanh nhỏ, bận rộn về thời gian. Do đó hạn chế việc quan tâm sát sao quá trình học tập của con em, mà đây là yếu tố quan trọng trong việc phối hợp để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Toàn trường có 100/800 em học sinh là người công giáo, thời gian đi lễ của các em cũng có phần ảnh hưởng đến hoạt động học.
Trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, 100% giáo viên trong trường đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với nghề, song chỉ mới đảm bảo tốt chất lượng đại trà, lại chưa đều tay, còn lúng túng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yểu.
Trường được sự quan tâm của địa phương, các cấp ngành về mọi mặt nên đã và đang có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho quá trình dạy học. Song để đảm bảo cho quá trình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì trường còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dạy học các môn năng khiếu, các môn tự chọn như: chưa có phòng học tiếng, chưa có phòng dành cho môn nghệ thuật, ...