Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số giải pháp xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường học. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lí luận:
- Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục là: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”.
- Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân”.
* Điều 12 Luật giáo dục đã ghi: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức gia đình và công dân đếu có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.
* Chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 20010-2011 cũng đã nêu: “Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục”.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, công tác XHHGD tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Trong những năm tháng qua, nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhờ vậy mà ngành giáo dục cả nước nói chung và ngành giáo dục Ninh Sơn nói riêng đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Không những thế, nhiều dự án đầu tư cho giáo dục đã làm cho cảnh quan sư phạm của nhà trường ngày càng khang trang, nhiều ngôi trường tranh tre nứa lá ở vùng sâu vùng xa cũng đã được thay thế bằng những phòng học khang trang làm cho học sinh ham thích đến trường hơn.
Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, ngành giáo dục Ninh Sơn đã và đang nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Nhiều nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đã cho, hiến, tặng cả vật lực, tài lực … cho sự nghiệp giáo dục. Sự hỗ trợ đó đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Không những thế, nhờ sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể địa phương mà tình trạng trẻ trong độ tuổi thất học đã giảm đến mức tối thiểu, cơ sở vật chất đã và đang đuợc huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm chăm lo cho sự nghiệp trồng người.
Song, ngoài phòng học của ngành nói chung và đặc biệt là của Trường Mẫu Giáo Nhơn Sơn nói riêng, chúng tôi rất cần có phòng chức năng, sân chơi, vườn hoa, cây cảnh, đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm cho nhà trường, vì đó là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt, việc xây dựng đầu tư theo các tiêu chí của: “ Trường học thân thiện - học sinh tích cực” sẽ tạo được môi trường tốt nhất cho việc dạy của cô và việc học của các cháu. Trong khi sự đầu tư của nhà nước thì có hạn và không thể ưu tiên cho trường này hay trường kia mà phân bổ đồng đều. Muốn xây dựng và phát triển nhà trường, ngoài sự đầu tư của nhà nước nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, sự đóng góp của cả cộng đồng thì khó có thể thành công được. Bởi ngoài sự lãnh đạo, giúp đỡ của cơ quan chủ quản cấp trên, chỉ có chủ trương xã hội hóa giáo dục mới khắc phục nhanh những khó khăn trước mắt. Phải xác định sức mạnh ở trong dân, tiền của ở trong dân, sự ủng hộ ở trong dân, chỉ có huy động sức dân mới đem lại thắng lợi. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà trường.
Tuy nhiên, huy động sức mạnh của toàn xã hội hướng về giáo dục là cả một vấn đề hết sức khó khăn đối với trường chúng tôi. Một mặt, do dân cư nhiều nơi về tập trung làm ăn phát triển kinh tế nên địa bàn không tập trung, chủ yếu làm nông, làm thuê làm mướn, thu nhập thấp vì vậy công tác tuyên truyền hiệu quả không cao, nhận thức lại không đồng đều giữa người dân vùng này với vùng khác cùng sống chung trên một xã nên việc thuyết phục, giải thích, kêu gọi là một vấn đề hết sức nan giải. Đa số bà con từ tỉnh khác đến lập nghiệp chủ yếu trước mắt lo ổn định kinh tế gia đình, chứ chưa nghĩ đến việc đi làm từ thiện, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng khoán trắng con em cho nhà trường, có khi cả năm không tham gia hội họp một lần nào, thậm chí không biết con học cô nào, lớp nào. Mặt khác, công tác XHHGD hiện nay còn gặp nhiều bất cập do không có người chuyên về công tác này, cha mẹ học sinh thì làm việc theo sự tự nguyện khi thấy việc làm đó đem lại lợi ích cho con em họ chứ chưa được trang bị những kiến thức nhất định về công tác XHHGD.
Vì vậy, làm sao có biện pháp tuyên truyền huy động để không những cha mẹ học sinh mà các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết để con em có môi trường học tập tốt, làm sao để Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương quan tâm nhiều đến sự phát triển của nhà trường và làm thế nào để đẩy mạnh công tác XHHGD trong nhà trường hiện nay là một điều trăn trở từ khi về nhận nhiệm vụ tại đơn vị Trường Mẫu Giáo Nhơn Sơn.
Từ những trăn trở ấy, bản thân tôi đã tìm ra một số giải pháp để thu hút được các bậc cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội cùng với nhà trường đẩy mạnh công tác XHHGD và cũng chính từ đó trong ba năm qua cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm nhà trường đã thay da đổi thịt, số lượng học sinh được các bậc phụ huynh gửi gắm nhiều hơn so với những năm trước. Phần lớn các phụ huynh học sinh đều có chung quyết tâm đầu tư đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất với mong muốn con em có môi trường học tập tốt hơn.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lí luận:
- Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục là: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”.
- Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân”.
* Điều 12 Luật giáo dục đã ghi: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức gia đình và công dân đếu có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.
* Chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 20010-2011 cũng đã nêu: “Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục”.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, công tác XHHGD tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Trong những năm tháng qua, nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhờ vậy mà ngành giáo dục cả nước nói chung và ngành giáo dục Ninh Sơn nói riêng đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Không những thế, nhiều dự án đầu tư cho giáo dục đã làm cho cảnh quan sư phạm của nhà trường ngày càng khang trang, nhiều ngôi trường tranh tre nứa lá ở vùng sâu vùng xa cũng đã được thay thế bằng những phòng học khang trang làm cho học sinh ham thích đến trường hơn.
Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, ngành giáo dục Ninh Sơn đã và đang nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Nhiều nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đã cho, hiến, tặng cả vật lực, tài lực … cho sự nghiệp giáo dục. Sự hỗ trợ đó đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Không những thế, nhờ sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể địa phương mà tình trạng trẻ trong độ tuổi thất học đã giảm đến mức tối thiểu, cơ sở vật chất đã và đang đuợc huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm chăm lo cho sự nghiệp trồng người.
Song, ngoài phòng học của ngành nói chung và đặc biệt là của Trường Mẫu Giáo Nhơn Sơn nói riêng, chúng tôi rất cần có phòng chức năng, sân chơi, vườn hoa, cây cảnh, đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm cho nhà trường, vì đó là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt, việc xây dựng đầu tư theo các tiêu chí của: “ Trường học thân thiện - học sinh tích cực” sẽ tạo được môi trường tốt nhất cho việc dạy của cô và việc học của các cháu. Trong khi sự đầu tư của nhà nước thì có hạn và không thể ưu tiên cho trường này hay trường kia mà phân bổ đồng đều. Muốn xây dựng và phát triển nhà trường, ngoài sự đầu tư của nhà nước nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, sự đóng góp của cả cộng đồng thì khó có thể thành công được. Bởi ngoài sự lãnh đạo, giúp đỡ của cơ quan chủ quản cấp trên, chỉ có chủ trương xã hội hóa giáo dục mới khắc phục nhanh những khó khăn trước mắt. Phải xác định sức mạnh ở trong dân, tiền của ở trong dân, sự ủng hộ ở trong dân, chỉ có huy động sức dân mới đem lại thắng lợi. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà trường.
Tuy nhiên, huy động sức mạnh của toàn xã hội hướng về giáo dục là cả một vấn đề hết sức khó khăn đối với trường chúng tôi. Một mặt, do dân cư nhiều nơi về tập trung làm ăn phát triển kinh tế nên địa bàn không tập trung, chủ yếu làm nông, làm thuê làm mướn, thu nhập thấp vì vậy công tác tuyên truyền hiệu quả không cao, nhận thức lại không đồng đều giữa người dân vùng này với vùng khác cùng sống chung trên một xã nên việc thuyết phục, giải thích, kêu gọi là một vấn đề hết sức nan giải. Đa số bà con từ tỉnh khác đến lập nghiệp chủ yếu trước mắt lo ổn định kinh tế gia đình, chứ chưa nghĩ đến việc đi làm từ thiện, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng khoán trắng con em cho nhà trường, có khi cả năm không tham gia hội họp một lần nào, thậm chí không biết con học cô nào, lớp nào. Mặt khác, công tác XHHGD hiện nay còn gặp nhiều bất cập do không có người chuyên về công tác này, cha mẹ học sinh thì làm việc theo sự tự nguyện khi thấy việc làm đó đem lại lợi ích cho con em họ chứ chưa được trang bị những kiến thức nhất định về công tác XHHGD.
Vì vậy, làm sao có biện pháp tuyên truyền huy động để không những cha mẹ học sinh mà các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết để con em có môi trường học tập tốt, làm sao để Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương quan tâm nhiều đến sự phát triển của nhà trường và làm thế nào để đẩy mạnh công tác XHHGD trong nhà trường hiện nay là một điều trăn trở từ khi về nhận nhiệm vụ tại đơn vị Trường Mẫu Giáo Nhơn Sơn.
Từ những trăn trở ấy, bản thân tôi đã tìm ra một số giải pháp để thu hút được các bậc cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội cùng với nhà trường đẩy mạnh công tác XHHGD và cũng chính từ đó trong ba năm qua cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm nhà trường đã thay da đổi thịt, số lượng học sinh được các bậc phụ huynh gửi gắm nhiều hơn so với những năm trước. Phần lớn các phụ huynh học sinh đều có chung quyết tâm đầu tư đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất với mong muốn con em có môi trường học tập tốt hơn.