Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MỘT GIỜ GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG THCS. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Đặt vấn đề:
1. Mô tả thực trạng vấn đề:
Thực tiễn của việc áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm tin niềm vui, hứng thú trong học tập; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới: tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống, để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và sự phát triển xã hội. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động. Tuy nhiên thực tế đã diễn ra tại trường THCS Mỹ Lợi nói riêng, một số nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa nói chung như thế nào?
Qua điều tra, tìm hiểu, tôi tiến hành tổng hợp kết quả về sự hứng thú của học sinh khi học môn Ngữ văn, kết quả đạt được như sau:
Với kết quả trên, kết hợp với đàm thoại và quan sát học sinh trên lớp, số lượng học sinh yêu thích, có hứng thú và tích cực học tập môn Ngữ văn còn thấp. Thực trạng trên cho thấy học sinh chưa có hứng thú học môn học này, hay nói cách khác là học sinh chưa thấy tầm quan trọng của môn học đối với đời sống nên chưa phấn đấu học tập. Do một phần đặc trưng của bộ môn là môn khoa học xã hội nên đòi hỏi người học phải có thêm những hiểu biết về xã hội, có cảm nhận về nghệ thuật, về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Nhưng qua thực tế rất ít học sinh có năng lực tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Phần lớn học sinh không có hứng thú đọc sách báo, tìm tòi tài liệu về văn chương, những tác phẩm văn học hay để bồi dưỡng kiến thức, trau đồi vốn từ….Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi cũng nhận thấy một số nguyên nhân khác từ phía học sinh và giáo viên:
I. Đặt vấn đề:
1. Mô tả thực trạng vấn đề:
Thực tiễn của việc áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm tin niềm vui, hứng thú trong học tập; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới: tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống, để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và sự phát triển xã hội. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động. Tuy nhiên thực tế đã diễn ra tại trường THCS Mỹ Lợi nói riêng, một số nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa nói chung như thế nào?
Qua điều tra, tìm hiểu, tôi tiến hành tổng hợp kết quả về sự hứng thú của học sinh khi học môn Ngữ văn, kết quả đạt được như sau:
Thời Gian | Lớp | Tổng số HS | Thường xuyên phát biểu | Thỉnh thoảng có phát biểu | Hầu như không phát biểu | |||||||||||||||
K-G | TB | Y-K | K-G | TB | Y-K | K-G | TB | Y-K | ||||||||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
Giữa HKI | 9A3 | 32 | 5 | 15.6 | 2 | 6.2 | / | / | 4 | 12.6 | 7 | 21.9 | 2 | 6.2 | / | / | 5 | 15.6 | 7 | 21.9 |
9A4 | 33 | 6 | 18.2 | 2 | 6.1 | / | / | 5 | 15.1 | 7 | 21.2 | 2 | 6.1 | / | / | 5 | 15.2 | 6 | 18.2 | |
8A2 | 42 | 8 | 19.0 | 4 | 9.5 | / | / | 6 | 14.3 | 8 | 19.0 | 2 | 4.8 | / | / | 6 | 14.3 | 8 | 19.0 | |
8A3 | 41 | 9 | 22.0 | 5 | 12.2 | / | / | 6 | 14.6 | 8 | 19.5 | 2 | 4.9 | / | / | 5 | 12.2 | 6 | 14.6 |