Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số kinh nghiệm trong rèn kĩ năng lập nhanh phương trình hóa học được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để đạt được vấn đề đó đòi hỏi phải có sự nổ lực về cả 2 phía: thầy và trò. Bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng, có những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Hóa học nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên lớp, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dể hiểu. Sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm là yếu tố quyết định cho chất lượng học tập.
Trong chương trình Hóa học THCS và THPT hầu hết các bài tập trong hệ thống bài tập hóa học đều có liên quan đến phương trình hóa học. Do đó việc lập phương trình hóa học giữ vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt nó là yếu tố tiên quyết để giải bài toán tính theo phương trình hóa học. Khi học sinh thực hiện lập phương trình hóa học nhanh và chính xác là đồng nghĩa với việc các em đã nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về: kí hiệu hóa học của nguyên tố; công thức nhóm nguyên tử; phân biệt được kim loại với phi kim; hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử; lập công thức hóa học của hợp chất … Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong rèn kĩ năng lập nhanh phương trình hóa học” để nghiên cứu.
I.1. Thực trạng của vấn đề lập phương trình hóa học ở bậc THCS đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Lập phương trình hóa học đòi hỏi học sinh phải tự lực tư duy, thực hiện đủ các bước lập phương trình hóa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đòi hỏi học sinh phải biết cách làm việc với từng yêu cầu của bài tập, phải có kĩ năng cơ bản thực hiện các bước lập phương trình hóa học một cách chính xác và nhanh.
Kỹ năng lập phương trình hóa học được hình thành cho học sinh từ bài 16: Phương trình hóa học trong chương II: Phản ứng hóa học của chương trình hóa học lớp 8. Từ đó trở đi việc lập phương trình hóa học trở thành kỹ năng được vận dụng thường xuyên cho hầu hết các dạng bài tập hóa học. Trong quá trình giảng dạy, việc hướng dẫn và luyện tập kỹ năng lập phương trình hóa học cho học sinh thường gặp những tồn tại sau:
I.1.1- Về phía học sinh:
*Trong các chương II và III của chương trình hóa học lớp 8 THCS hiện hành, việc lập phương trình hóa học của học sinh chủ yếu dựa trên các sơ đồ phản ứng cho sẵn của giáo viên.
Ví dụ: lập phương trình hóa học cho các sơ đồ phản ứng sau:
a) Ca + O2 ---> CaO.
b) P + O2 ---> P2O5.
c) Na + H2O ---> NaOH + H2.
d) NaOH + H3PO4 ---> Na3PO4 + H2O.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để đạt được vấn đề đó đòi hỏi phải có sự nổ lực về cả 2 phía: thầy và trò. Bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng, có những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Hóa học nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên lớp, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dể hiểu. Sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm là yếu tố quyết định cho chất lượng học tập.
Trong chương trình Hóa học THCS và THPT hầu hết các bài tập trong hệ thống bài tập hóa học đều có liên quan đến phương trình hóa học. Do đó việc lập phương trình hóa học giữ vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt nó là yếu tố tiên quyết để giải bài toán tính theo phương trình hóa học. Khi học sinh thực hiện lập phương trình hóa học nhanh và chính xác là đồng nghĩa với việc các em đã nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về: kí hiệu hóa học của nguyên tố; công thức nhóm nguyên tử; phân biệt được kim loại với phi kim; hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử; lập công thức hóa học của hợp chất … Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong rèn kĩ năng lập nhanh phương trình hóa học” để nghiên cứu.
I.1. Thực trạng của vấn đề lập phương trình hóa học ở bậc THCS đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Lập phương trình hóa học đòi hỏi học sinh phải tự lực tư duy, thực hiện đủ các bước lập phương trình hóa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đòi hỏi học sinh phải biết cách làm việc với từng yêu cầu của bài tập, phải có kĩ năng cơ bản thực hiện các bước lập phương trình hóa học một cách chính xác và nhanh.
Kỹ năng lập phương trình hóa học được hình thành cho học sinh từ bài 16: Phương trình hóa học trong chương II: Phản ứng hóa học của chương trình hóa học lớp 8. Từ đó trở đi việc lập phương trình hóa học trở thành kỹ năng được vận dụng thường xuyên cho hầu hết các dạng bài tập hóa học. Trong quá trình giảng dạy, việc hướng dẫn và luyện tập kỹ năng lập phương trình hóa học cho học sinh thường gặp những tồn tại sau:
I.1.1- Về phía học sinh:
*Trong các chương II và III của chương trình hóa học lớp 8 THCS hiện hành, việc lập phương trình hóa học của học sinh chủ yếu dựa trên các sơ đồ phản ứng cho sẵn của giáo viên.
Ví dụ: lập phương trình hóa học cho các sơ đồ phản ứng sau:
a) Ca + O2 ---> CaO.
b) P + O2 ---> P2O5.
c) Na + H2O ---> NaOH + H2.
d) NaOH + H3PO4 ---> Na3PO4 + H2O.