Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý thu – chi trong nhà trường THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường THPT Xuân Mỹ là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa của Huyện Cẩm Mỹ -Tỉnh Đồng Nai, trường được nằm dọc quốc lộ 56 hướng về Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Thành phố Biên Hòa khoảng hơn 70km và cách trung tâm Huyện Cẩm Mỹ khoảng 12km.Từ năm 1992 trở về trước là trường THCS Xuân Mỹ và đến năm 1993 trường có hình thành thêm hệ bán công cấp III với tên gọi là Trường PTTH cấp II,III Xuân Mỹ. Đến năm 2001 được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương , các sở ban ngành ngày 10 tháng 8 năm 2001 Trường THPT Xuân Mỹ chính thực được thành lập theo quyết định số 2864/QĐ-CT-UBT của Chủ tịch ủy ban nhân nhân Tỉnh Đồng Nai.
Qua nhiều năm hoạt động, trường luôn chú trọng chất lượng dạy và học, luôn tạo điều kiện cho đội ngũ CB-GV-CNV đi học để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục của trường, trong nhiều năm qua tập thể nhà trường luôn đạt danh hiệu là tập thể lao động tiên tiên, đơn vị có đời sống văn hóa tốt,có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh ,chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và từ đó tới nay đã không ngừng phát triển.
Qua đó chúng ta thấy kinh tế của nước ta đã và đang được đổi mới một cách toàn diện trong sự chuyển đổi của cơ chế quản lý. Trong cơ chế quản lý mới việc quản lý tài chính thông qua công tác kế toán hành chính sự nghiệp đóng vai trò rất quan trọng . Thông qua đó thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm được tình hình hoạt động của đơn vị mình, tổ chức phát huy mặt tích cực , ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm thiếu sót để quản lý , đánh giá chính xác hiệu quả việc sử dụng công quỹ. Nhằm hỗ trợ công tác quản lý tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước , tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý ngân sách nhà nước .
Dân gian ta có câu “Tiền tài là huyết mạch”. Vâng đúng vậy, mọi vấn đề nếu không có tiền thì khó có thể giải quyết được. Đây là quy luật tất yếu và cũng có thể nói rắng đó là quy luật sinh tồn của con người và xã hội ngày nay. Tuy nhiên chúng ta có thể tách rời vấn đề này theo từng lĩnh vực.Và ở đây tôi xin nêu vấn đề này theo lĩnh vực xã hội , tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Song song với nhiệm vụ giáo dục, tài chính còn hỗ trợ cho quá trình phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng .
Sau hơn 6 năm làm công tác kế toán mà cụ thể là công tác quản lý thu –chi tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ mà bản thân tôi cho là “Huyết mạch” vì thế nó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục cho thì quá khứ và hiện tại cũng như tương lai. Vậy để đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả trong mọi hoạt động về tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai minh bạch, đáp ứng được quá trình đổi mới hệ thông pháp luật kinh tế, tài chính, ngân sách nhà nước hệ thống kế toán nhà nước nói chung và đơn vị Trường THPT Xuân Mỹ nói riêng. Do vậy bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý thu –chi trong nhà trường THPT”.
Như ở trên tôi cũng đã nêu “Tiền tài là huyết mạch” bởi trong nhiều năm qua ở tất cả các đơn vị đơn vị sự nghiệp nói chung nếu không coi trọng công tác thu thì làm sao có để chi và cũng từ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên cơ sở xã hội hóa giáo dục thì ngoài sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, thì với sự đóng góp của các cá nhân, các bậc phụ huynh …đã giúp nhà trường trong cái “Trăm thứ lo”và trong nỗi niềm trăn trở đó vấn đề bức thiết ,thể hiện rõ hơn trong chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện ,học sinh tích cực ”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”và“Mỗi thầy giáo ,cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tập và sáng tạo ”…vậy muốn thực hiện được mục đích to lớn đó thì phải nghiên cứu và vận dụng khả năng, áp dụng phương pháp thích nghi, biện pháp khả thi để thực hiện công tác thu và quản lý thu –chi sao cho có hiệu quả.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường THPT Xuân Mỹ là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa của Huyện Cẩm Mỹ -Tỉnh Đồng Nai, trường được nằm dọc quốc lộ 56 hướng về Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Thành phố Biên Hòa khoảng hơn 70km và cách trung tâm Huyện Cẩm Mỹ khoảng 12km.Từ năm 1992 trở về trước là trường THCS Xuân Mỹ và đến năm 1993 trường có hình thành thêm hệ bán công cấp III với tên gọi là Trường PTTH cấp II,III Xuân Mỹ. Đến năm 2001 được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương , các sở ban ngành ngày 10 tháng 8 năm 2001 Trường THPT Xuân Mỹ chính thực được thành lập theo quyết định số 2864/QĐ-CT-UBT của Chủ tịch ủy ban nhân nhân Tỉnh Đồng Nai.
Qua nhiều năm hoạt động, trường luôn chú trọng chất lượng dạy và học, luôn tạo điều kiện cho đội ngũ CB-GV-CNV đi học để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục của trường, trong nhiều năm qua tập thể nhà trường luôn đạt danh hiệu là tập thể lao động tiên tiên, đơn vị có đời sống văn hóa tốt,có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh ,chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và từ đó tới nay đã không ngừng phát triển.
Qua đó chúng ta thấy kinh tế của nước ta đã và đang được đổi mới một cách toàn diện trong sự chuyển đổi của cơ chế quản lý. Trong cơ chế quản lý mới việc quản lý tài chính thông qua công tác kế toán hành chính sự nghiệp đóng vai trò rất quan trọng . Thông qua đó thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm được tình hình hoạt động của đơn vị mình, tổ chức phát huy mặt tích cực , ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm thiếu sót để quản lý , đánh giá chính xác hiệu quả việc sử dụng công quỹ. Nhằm hỗ trợ công tác quản lý tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước , tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý ngân sách nhà nước .
Dân gian ta có câu “Tiền tài là huyết mạch”. Vâng đúng vậy, mọi vấn đề nếu không có tiền thì khó có thể giải quyết được. Đây là quy luật tất yếu và cũng có thể nói rắng đó là quy luật sinh tồn của con người và xã hội ngày nay. Tuy nhiên chúng ta có thể tách rời vấn đề này theo từng lĩnh vực.Và ở đây tôi xin nêu vấn đề này theo lĩnh vực xã hội , tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Song song với nhiệm vụ giáo dục, tài chính còn hỗ trợ cho quá trình phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng .
Sau hơn 6 năm làm công tác kế toán mà cụ thể là công tác quản lý thu –chi tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ mà bản thân tôi cho là “Huyết mạch” vì thế nó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục cho thì quá khứ và hiện tại cũng như tương lai. Vậy để đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả trong mọi hoạt động về tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai minh bạch, đáp ứng được quá trình đổi mới hệ thông pháp luật kinh tế, tài chính, ngân sách nhà nước hệ thống kế toán nhà nước nói chung và đơn vị Trường THPT Xuân Mỹ nói riêng. Do vậy bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý thu –chi trong nhà trường THPT”.
Như ở trên tôi cũng đã nêu “Tiền tài là huyết mạch” bởi trong nhiều năm qua ở tất cả các đơn vị đơn vị sự nghiệp nói chung nếu không coi trọng công tác thu thì làm sao có để chi và cũng từ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên cơ sở xã hội hóa giáo dục thì ngoài sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, thì với sự đóng góp của các cá nhân, các bậc phụ huynh …đã giúp nhà trường trong cái “Trăm thứ lo”và trong nỗi niềm trăn trở đó vấn đề bức thiết ,thể hiện rõ hơn trong chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện ,học sinh tích cực ”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”và“Mỗi thầy giáo ,cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tập và sáng tạo ”…vậy muốn thực hiện được mục đích to lớn đó thì phải nghiên cứu và vận dụng khả năng, áp dụng phương pháp thích nghi, biện pháp khả thi để thực hiện công tác thu và quản lý thu –chi sao cho có hiệu quả.