Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC THPT (GDTX) THÔNG QUA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC CÂU HỎI CÓ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả cao. Giáo dục môi trường (GDMT) sẽ giúp con người có được những nhận thức đúng đắn về môi trường (MT), về việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc giáo dục bảo vệ môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó việc giảng dạy ở các trường học, nhất là ở các trường sư phạm , các trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ của tương lai đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường đất nước. Nếu có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trong nhà trường và đến khi ra đời, dù làm việc gì, ở bất kì nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) một cách hiệu quả.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ đóng khung ở các hoạt động ngoài giờ mà còn có thể lồng ghép ở các môn văn hóa trong đó bộ môn hóa học cũng đã giúp cho học sinh tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn việc bảo vệ môi trường qua các hiện tượng, phản ứng hóa học mà các em thấy luôn xảy ra trong thực tế đời sống.
Vì thế tôi đã thực hiện chuyên đề "Lồng ghép giáo dục môi trường vào bộ môn hóa học trung học phổ thông" (giáo dục thường xuyên) nhằm giúp cho hoạt động của cơ quan có hiệu quả.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Cơ sở lí luận.
Bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia trên hành tinh của chúng ta. Chính vì vậy chúng ta giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, bảo vệ môi trường.
Hóa học là một bộ môn có nhiều lợi thế để kết hợp giảng dạy với việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, vì hóa học là khoa học thực nghiệm có lập luận có vai trò giải thích được bản chất, hiện tượng của ô nhiễm môi trường và cả những phương hướng khắc phục.
Có nhiều cách đưa kiến thức giáo dục môi trường vào môn hóa học như: Tích hợp, lồng ghép, bài tập... qua đó lí giải các hiện tượng mà các em gặp trong thực tế đời sống; phân tích được bản chất hóa học của sự ô nhiễm không khí, nước, đất; bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, lổ thủng tầng ozon; khói quang hóa, mưa axit; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp hóa học để xử lí các loại ô nhiễm.
Phần GDMT qua môn hóa học ở trường học phải vận dụng các nguyên tắc và phương pháp sư phạm để chuyển tải, biến tri thức của thầy thành tri thức của học sinh.
Với đặc điểm đa ngành của hệ thống kiến thức GDMT như trên, việc đưa kiến thức GDMT vào môn học thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép như nhiều nước đã làm.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Sau đây là một số nội dung câu hỏi được tích hợp và lồng ghép vào bài thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học viên, ở trường THPT.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả cao. Giáo dục môi trường (GDMT) sẽ giúp con người có được những nhận thức đúng đắn về môi trường (MT), về việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc giáo dục bảo vệ môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó việc giảng dạy ở các trường học, nhất là ở các trường sư phạm , các trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ của tương lai đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường đất nước. Nếu có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trong nhà trường và đến khi ra đời, dù làm việc gì, ở bất kì nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) một cách hiệu quả.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ đóng khung ở các hoạt động ngoài giờ mà còn có thể lồng ghép ở các môn văn hóa trong đó bộ môn hóa học cũng đã giúp cho học sinh tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn việc bảo vệ môi trường qua các hiện tượng, phản ứng hóa học mà các em thấy luôn xảy ra trong thực tế đời sống.
Vì thế tôi đã thực hiện chuyên đề "Lồng ghép giáo dục môi trường vào bộ môn hóa học trung học phổ thông" (giáo dục thường xuyên) nhằm giúp cho hoạt động của cơ quan có hiệu quả.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Cơ sở lí luận.
Bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia trên hành tinh của chúng ta. Chính vì vậy chúng ta giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, bảo vệ môi trường.
Hóa học là một bộ môn có nhiều lợi thế để kết hợp giảng dạy với việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, vì hóa học là khoa học thực nghiệm có lập luận có vai trò giải thích được bản chất, hiện tượng của ô nhiễm môi trường và cả những phương hướng khắc phục.
Có nhiều cách đưa kiến thức giáo dục môi trường vào môn hóa học như: Tích hợp, lồng ghép, bài tập... qua đó lí giải các hiện tượng mà các em gặp trong thực tế đời sống; phân tích được bản chất hóa học của sự ô nhiễm không khí, nước, đất; bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, lổ thủng tầng ozon; khói quang hóa, mưa axit; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp hóa học để xử lí các loại ô nhiễm.
Phần GDMT qua môn hóa học ở trường học phải vận dụng các nguyên tắc và phương pháp sư phạm để chuyển tải, biến tri thức của thầy thành tri thức của học sinh.
Với đặc điểm đa ngành của hệ thống kiến thức GDMT như trên, việc đưa kiến thức GDMT vào môn học thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép như nhiều nước đã làm.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Sau đây là một số nội dung câu hỏi được tích hợp và lồng ghép vào bài thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học viên, ở trường THPT.