Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi vừa là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển tiếp theo của xã hội.
Giáo dục trong nhà trường giúp học sinh phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ” và các kỹ năng sống cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lý giáo dục của Đảng.
Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân; đạo đức là gốc của nhân cách. Người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi như là không thành đạt. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục như Bác Hồ đã nói " Có tài mà không có đức thì cũng vô dụng." . Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết.
Trường dân tộc nội trú ở nước ta ra đời theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền núi, vùng dân tộc. Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục miền núi được coi là trường chuyên biệt đào tạo cán bộ nguồn cho dân tộc. Nhiệm vụ của các trường Dân tộc nội trú bậc THCS là đào tạo học sinh con em dân tộc thiểu số có đủ trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức để tiếp tục học cấp cao hơn; khi đủ sức, đủ đức, đủ tài trở về xây dựng quê hương, làng bản thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo hoặc có thể sẵn sàng phục vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán, đối tượng giáo dục là con em của 12 dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng khó khăn ở hai huyện Tân Phú, Định Quán. Trong một năm thì có 9 tháng các em ăn, học và sinh hoạt tại trường, đạo đức, nhân cách của các em phát triển tốt hay xấu, chất lượng hạnh kiểm cao hay thấp là do một phần lớn công tác giáo dục của nhà trường .
Trong thực tế cho thấy, hiện nay nhân cách đạo đức học sinh đang là mối lo lắng và là hồi chuông cảnh báo động đối với nhà trường, gia đình và xã hội. Các em có những biểu hiện thiếu văn hóa, thậm chí là vô lễ, hỗn láo, xúc phạm nhân phẩm và danh dự của giáo viên mà trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán không phải là trường hợp ngoại lệ. Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức một cách có hiệu quả? Đó chính là lý do khiến tôi thực hiện chuyên đề này.
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi vừa là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển tiếp theo của xã hội.
Giáo dục trong nhà trường giúp học sinh phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ” và các kỹ năng sống cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lý giáo dục của Đảng.
Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân; đạo đức là gốc của nhân cách. Người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi như là không thành đạt. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục như Bác Hồ đã nói " Có tài mà không có đức thì cũng vô dụng." . Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết.
Trường dân tộc nội trú ở nước ta ra đời theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền núi, vùng dân tộc. Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục miền núi được coi là trường chuyên biệt đào tạo cán bộ nguồn cho dân tộc. Nhiệm vụ của các trường Dân tộc nội trú bậc THCS là đào tạo học sinh con em dân tộc thiểu số có đủ trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức để tiếp tục học cấp cao hơn; khi đủ sức, đủ đức, đủ tài trở về xây dựng quê hương, làng bản thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo hoặc có thể sẵn sàng phục vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán, đối tượng giáo dục là con em của 12 dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng khó khăn ở hai huyện Tân Phú, Định Quán. Trong một năm thì có 9 tháng các em ăn, học và sinh hoạt tại trường, đạo đức, nhân cách của các em phát triển tốt hay xấu, chất lượng hạnh kiểm cao hay thấp là do một phần lớn công tác giáo dục của nhà trường .
Trong thực tế cho thấy, hiện nay nhân cách đạo đức học sinh đang là mối lo lắng và là hồi chuông cảnh báo động đối với nhà trường, gia đình và xã hội. Các em có những biểu hiện thiếu văn hóa, thậm chí là vô lễ, hỗn láo, xúc phạm nhân phẩm và danh dự của giáo viên mà trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán không phải là trường hợp ngoại lệ. Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức một cách có hiệu quả? Đó chính là lý do khiến tôi thực hiện chuyên đề này.