Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
NÂNG CAO TINH THẦN ĐOÀN KẾT, TÍNH NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có đối với mỗi con người nhất là đối với thế hệ trẻ thời hiện đại. Vì xã hội ngày một phát triển, rất cần lực lượng kế thừa có đủ năng lực, trình độ, đạo đức và cả sự nhạy bén để bắt kịp nhịp độ phát triển và thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Do đó, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo là vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đang quan tâm.Giáo dục toàn diện là nhu cầu thiết yếu trong xu thế hội nhập, là mục tiêu của ngành giáo dục, là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và của toàn xã hội. Song, ở đó vai trò của người trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm là quan trọng hơn cả. Ý thức được điều đó, tôi thực sự mong muốn phát huy vai trò của mình – vai trò giáo viên chủ nhiệm – để nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh, nhằm góp phần tạo hiệu quả cho công tác giáo dục toàn diện.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Cơ sở lý luận:
Ý thức được vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hình thành nhân cách cho học sinh, mỗi giáo viên chủ nhiệm có những phương pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu quản lí lớp. Thông thường trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên thường triển khai thông báo của nhà trường, kế hoạch của Đoàn thanh niên, xử lí học sinh vi phạm, sơ kết thi đua… đó là những việc làm cần thiết. Song, nếu chỉ như thế thì giờ sinh hoạt chủ nhiệm sẽ đơn điệu, giờ sinh hoạt lớp thành giờ học đạo đức, thành giờ xử lí vi phạm, sẽ tạo ra không khí nặng nề, hình thành khoảng cách vô hình giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp. Đối với những học sinh thường hay vi phạm thì mối quan hệ thầy trò sẽ càng xa hơn. Đối với học sinh ngoan, các em vẫn phải bị động lắng nghe giáo huấn, hoặc thậm chí tranh thủ giờ sinh hoạt để học bài, làm bài tập. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần làm mới hơn kế hoạch chủ nhiệm của mình, hướng học sinh thực hiện đúng nhiệm vụ giờ nào việc ấy. Tố chất của người giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một con người hành động, thực hiện mọi việc có kế hoạch, nhiệt tình, sâu sát. Song một điều khá quan trọng trong kế hoạch chủ nhiệm là giáo viên tiến tới mục đích xây dựng được một tập thể đoàn kết, năng động, sáng tạo – đây là môi trường dạy và học lí tưởng, là tiền đề để thầy và trò thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Dạy và học là hoạt động tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò, nên nếu học sinh thụ động ít nhiều sẽ tạo nên áp lực tâm lí đối với giáo viên. Thực tế đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy là tất yếu. Ngay ở bản thân người học nếu thiếu sự chủ động, sáng tạo thì việc tiếp cận kiến thức cũng bị hạn chế. Tập thể thiếu đoàn kết ắt sẽ yếu, việc chia sẻ kinh nghiệm học tập, tương tác trong giờ học cũng sẽ không hiệu quả. Vậy nên, giáo viên chủ nhiệm ngoài nhiệm vụ quản lí lớp cần nâng cao vai trò của mình để thắt chặt tình đoàn kết, phát huy sự năng động, sáng tạo của học sinh trong lớp chủ nhiệm.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có đối với mỗi con người nhất là đối với thế hệ trẻ thời hiện đại. Vì xã hội ngày một phát triển, rất cần lực lượng kế thừa có đủ năng lực, trình độ, đạo đức và cả sự nhạy bén để bắt kịp nhịp độ phát triển và thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Do đó, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo là vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đang quan tâm.Giáo dục toàn diện là nhu cầu thiết yếu trong xu thế hội nhập, là mục tiêu của ngành giáo dục, là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và của toàn xã hội. Song, ở đó vai trò của người trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm là quan trọng hơn cả. Ý thức được điều đó, tôi thực sự mong muốn phát huy vai trò của mình – vai trò giáo viên chủ nhiệm – để nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh, nhằm góp phần tạo hiệu quả cho công tác giáo dục toàn diện.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Cơ sở lý luận:
Ý thức được vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hình thành nhân cách cho học sinh, mỗi giáo viên chủ nhiệm có những phương pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu quản lí lớp. Thông thường trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên thường triển khai thông báo của nhà trường, kế hoạch của Đoàn thanh niên, xử lí học sinh vi phạm, sơ kết thi đua… đó là những việc làm cần thiết. Song, nếu chỉ như thế thì giờ sinh hoạt chủ nhiệm sẽ đơn điệu, giờ sinh hoạt lớp thành giờ học đạo đức, thành giờ xử lí vi phạm, sẽ tạo ra không khí nặng nề, hình thành khoảng cách vô hình giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp. Đối với những học sinh thường hay vi phạm thì mối quan hệ thầy trò sẽ càng xa hơn. Đối với học sinh ngoan, các em vẫn phải bị động lắng nghe giáo huấn, hoặc thậm chí tranh thủ giờ sinh hoạt để học bài, làm bài tập. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần làm mới hơn kế hoạch chủ nhiệm của mình, hướng học sinh thực hiện đúng nhiệm vụ giờ nào việc ấy. Tố chất của người giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một con người hành động, thực hiện mọi việc có kế hoạch, nhiệt tình, sâu sát. Song một điều khá quan trọng trong kế hoạch chủ nhiệm là giáo viên tiến tới mục đích xây dựng được một tập thể đoàn kết, năng động, sáng tạo – đây là môi trường dạy và học lí tưởng, là tiền đề để thầy và trò thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Dạy và học là hoạt động tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò, nên nếu học sinh thụ động ít nhiều sẽ tạo nên áp lực tâm lí đối với giáo viên. Thực tế đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy là tất yếu. Ngay ở bản thân người học nếu thiếu sự chủ động, sáng tạo thì việc tiếp cận kiến thức cũng bị hạn chế. Tập thể thiếu đoàn kết ắt sẽ yếu, việc chia sẻ kinh nghiệm học tập, tương tác trong giờ học cũng sẽ không hiệu quả. Vậy nên, giáo viên chủ nhiệm ngoài nhiệm vụ quản lí lớp cần nâng cao vai trò của mình để thắt chặt tình đoàn kết, phát huy sự năng động, sáng tạo của học sinh trong lớp chủ nhiệm.