Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
NGÂN HÀNG Câu hỏi ôn tập khoa học lớp 4 học kì 2 (KHOA HỌC - SỬ - ĐỊA ) CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 65 trang. Các bạn xem và tải câu hỏi ôn tập khoa học lớp 4 học kì 2 về ở dưới.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIẾN THỨC CUỐI HỌC KÌ II - MÔN KHOA HỌC

KHỐI 4. NĂM HỌC 2023 – 2024








Mạch nội dung
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1. Không khí, nước
  • Câu 1: Nước tồn tại ở:
  • a. Thể lỏng b. Thể rắn
  • c. Thể khí d. Cả a, b, c

Câu 1: Khi gặp nóng hoặc lạnh, nước và các chất lỏng khác thay đổi như thế nào?
Đáp án:
Khi gặp nóng hoặc lạnh, nước và các chất lỏng khác thay đổi là: Khi gặp nóng thì nở ra, còn khi gặp lạnh thì co lại.

  • Câu 1: Nêu một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước ?
  • Để bảo vệ nguồn nước, chúng ta cần:
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước
  • Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước mưa
  • Xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
Câu 1: Nêu vai trò của nước trong đời sống con người, sinh vật?
Vai trò của nước trong
đời sống con người,
sinh vật là:
- Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
  • Câu 2: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
  • a. Xả rác, phân, nước thải bừa bãi
  • b. Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí
  • c. Khói bụi, khí thải từ xe cộ, nhà máy; vỡ đường ống dẫn dầu
d. Tất cả các nguyên nhân trên

Câu 2: Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào?
Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể : Thể lỏng, thể khí và thể rắn.
Câu 2: Khí nào trong thành phần của không khí mà khi thiếu nó thì con người không thể sống được ?
Trong thành phần của không khí, khi mà thiếu nó thì con người không thể sống được đó là khí Ô- xi
Câu 2: Em làm thí nghiệm như thế nào để chứng tỏ trong thành phần của không khí còn có hơi nước:
Để chứng tỏ trong
thành phần của không
khí còn có hơi nước
em làm thí nghiệm như như sau:
Dùng một chiếc cốc
thủy tinh sau đó hà hơi
của mình vào cốc.
Khi đó quan sát thành
cốc ta sẽ thấy thành
cốc bị mờ chứ không
trong suốt như ban
đầu nữa.
Học sinh có thể đề xuất
cách khác.

Câu 3: Nước sạch là nước:
Không chứa rác thải và các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
b.Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có các cặn bã và rác thải.
c.Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
d. Trong suốt, không chứa các vi sinh vật có hại cho sức khoẻ con người.
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a. Ô xi trong không khí không cần cho sự cháy. 
b. Ni – tơ trong không khí để duy trì sự cháy. 
Đáp án: a/ Sai b/ Sai
  • Câu 3: Tính chất nào mà cả nước và không khí đều không có?
  • Tính chất mà cả nước và không khí đều không có là: có hình dạng nhất định.
Câu 3: Tại sao nhà vệ
sinh,chuồng trại chăn
nuôi phải làm xa
nguồn nước?

Nhà vệ sinh, chuồng
trại chăn nuôi phải
làm xa nguồn nước để
phân và chất thải
không thấm xuống đất
và làm ô nhiễm
nguồn nước
  • Câu 4: Khoanh vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.
  • Để bảo vệ không khí trong sạch chúng ta cần:
a. Thu gom và xử lý rác hợp lý.
b. Giảm lượng khí thải độc hại.
c. Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. 
b. Nước có hình dạng nhất định. 
Đáp án: a/ Đúng, b/ Sai
Câu 4: Mây được hình thành như thế nào?
Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây
Câu 4: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào?
Đáp án :

Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất : Nước chảy từ trên cao xuống thấp.
Câu 5:Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người là:
a.
. Khí các - bô- níc b. Khí Ô- xi.
c. Khí ni- tơ. d. Cả 3 khí trên

Câu 5. Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho thích hợp với tính chất của nước và không khí.
B
1.Có thể nén lại hoặc giãn ra.
2.Là một chất lỏng có hình dạng nhất định.
3..Là một chất lỏng trong suốt không màu.

A
a.Nước
b.Không khí



Đáp án: a-3, b-1
. Câu 5: Mưa từ đâu mà ra?
Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa.
Câu 5: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm? Ở gia đình và địa phương em cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
* Những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là:
-Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn…
* Biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch là:
- Thu gom và xử lý phân, rác hợp lý, giảm bụi khói xe, bếp đun, bảo vệ rừng..
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, trường học, khu vui chơi công cộng của địa phương… Đi đại tiện , tiểu tiện đúng nơi quy định.
Câu 6: Những yếu tố nào sau đây gây ô nhiễm môi trường không khí?
a.
Khói bụi, khí độc, tiếng ồn, rác thải không được xử lí.
b. Tiếng ồn, rác thải đã được sử lí hợp vệ sinh.
c. Trồng cây xanh, dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói
d. Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định
Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a. Để duy trì sự cháy chúng ta cần liên tục cung cấp không khí có chứa ô-xi. 
b. Chúng ta cần liên tục cung cấp không khí có chứa ni –tơ để duy trì sự cháy. 
Đáp án: a/ Đúng b/Sai
Câu 6: Nêu ví dụ thực tế vận dụng tính chất của nước ( mỗi tính chất 1 ví dụ).
a. Nước chảy từ cao xuống thấp: ………….
b. Nước có thể hoà tan một số chất: ………..
c. Nước có thể thấm qua một số vật:…………
Đáp án:
a. Nước chảy từ cao xuống thấp: làm mái nhà dốc xuống, máng xối, rãnh nước…
b. Nước có thể hoà tan một số chất: đường, muối, bột ngọt,....
c. Nước có thể thấm qua một số vật: quần áo, chăn mền, miếng mút,....
Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là của không khí?
a. Không màu.
b. Không có hình dạng nhất định.
c. Không mùi , không vị.
d. Chảy từ cao xuống thấp.
Câu 7: Điền từ: ô – xi, không khí, ni-tơ, sự cháy vào chỗ trống sao cho phù hợp với vai trò của không khí.
Ô – xi trong không khí cần cho sự cháy. Khi một vật cháy, khí ô - xi sẽ bị mất đi, vì vậy cần liên tục cung cấp không khí có chứa ô – xi để sự cháy tiếp tục.
:Câu 8 : Hãy điền các từ (ngưng tụ, bay hơi, giọt nước, hơi nước) vào chỗ chấm trong các câu dưới đây cho phù hợp với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
- Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên ........... vào không khí.
- ….bay lên cao, gặp lạnh …..thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.
- Các …có trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
Đáp án :
- Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên bay hơi vào không khí.
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.
- Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 9: Điền từ vào chỗ trống phù hợp với vai trò của không khí.
a. Sinh vật phải có.............để thở mới sống được.
b. ..............trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
Đáp án :
a. Sinh vật phải có không khí để thở mới sống được.
b. Ô – xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.



















2. Âm thanh – Ánh sáng –Nhiệt
  • Câu 1: Mắt ta chỉ nhìn thấy vật khi nào ?
  • a. Khi vật phát ra ánh sáng.
  • b. Khi mắt ta phát ra ánh sáng.
  • c. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt ta.
d. Cả a,b đều đúng
Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a. Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh hơn. 
b. Càng đứng xa nguồn âm thanh thì nghe thấy âm thanh càng nhỏ. 
c. Âm thanh chỉ truyền qua chất khí. 
d. Âm thanh có thể truyền qua nước biển. 
Đáp án : S – Đ – S – Đ
Câu 1: Hãy nêu nhiệt độ của hơi nước đang sôi, của nước đá đang tan và nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh ?
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C, của nước đá đang tan là 00C và nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh là 370C
Câu 1: Mẹ đo nhiệt độ cơ thế của Nam cho thấy 380C. Mẹ đã dùng dụng cụ nào để đo? Nhiệt độ của Nam cho thấy tình sức khỏe của em thế nào?
Mẹ đo nhiệt độ cơ thế của Nam cho thấy 380C. Mẹ đã dùng dụng cụ nhiệt kế để đo. Nhiệt độ này cho thấy Nam có dấu hiệu bị mệt, cần được đưa khi thăm khám kịp thời.
Câu 2 : Chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống để:
  • a. Để cho nước trong hơn.
  • b. Để nước chin và không bị ôi thiu.
c. Để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
d. Để lọc các khói bụi và làm cho nước sạch hơn.
Câu 2: Viết Đ vào ô trống ứng với câu trả lời đúng, viết S vào ô trống ứng với câu trả lời sai.
Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa vào cốc nước nóng. Một lúc sau, em thấy thìa nào nóng hơn?
a. Thìa bằng nhựa nóng hơn. 
b. Thìa bằng kim loại nóng hơn. 
c. Cả hai thìa đều nóng. 
Đáp án: S – Đ – S
  • Câu 2: Để tránh tác hại do ánh sáng gây ra với mắt, khi đi ra ngoài trời nắng to, chúng ta nên làm gì?.
  • Để tránh tác hại do ánh sáng gây ra với mắt, khi đi ra ngoài trời nắng to, chúng ta cần đội mũ, nón, che dù, đeo kính râm và không nhìn trực tiếp vào ánh sáng.
Câu 2: Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp lên cây nến đang cháy, lúc sau nến tắt. Nguyên nhân tại sao?
Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp lên cây nến đang cháy, lúc sau nến tắt. Nguyên nhân do thiếu không khí.
  • Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được mặt trời sưởi ấm?
  • a. Gió sẽ ngừng thổi, trái đất sẽ trở nên lạnh giá.
  • b. Nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa.
  • c. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
  • d. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. Vật nóng hơn có nhiệt độ thấp hơn vật lạnh. 
b. Vật ở gần vật nóng hơn thì nóng lên. 
c. Chất lỏng nở ra khi lạnh đi. 
d. Vật ở gần vật lạnh thì lạnh đi. 
Đáp án: S – Đ – S - Đ
Câu 3: Người ta chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp độ?
Người ta chia sức gió thổi thành 13 cấp độ
Câu 3: Để bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng mạnh, em đã thực hiện những biện pháp nào ?
Để bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng mạnh, em đã thực hiện những biện pháp là: Em học và đọc sách dưới ánh sáng vừa phải, không quá mạnh hoặc quá yếu; Không nhìn vào màn hình ti vi hoặc máy tính quá lâu; đi ra đường em dùng kính im không để ánh sáng mặt trời chiếu thắng vào mắt,..
Câu 4: Ngâm một bình sữa lạnh vào cốc nước nóng, điều gì sẽ xảy ra.
Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.

a. Cốc nước sẽ tỏa nhiệt còn bình sẽ thu nhiệt.
b. Nếu ngâm lâu, bình sữa sẽ nóng hơn cốc nước.
c. Cả bình sữa và cốc nước đều giữ nguyên nhiệt độ.
d. Ý kiến khác.
Câu 4: Ngâm một bình sữa nóng vào cốc nước lạnh.
Sử dụng các từ: cốc nước lạnh; bình sữa nóng để điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp

- Vật nóng hơn là: …………
- Vật lạnh hơn là: ………..
- Vật tỏa nhiệt: ………….
- Vật thu nhiệt độ là: ………
-Đáp án:
Vật nóng hơn là: bình sữa nóng.
- Vật lạnh hơn là: cốc nước lạnh.
- Vật tỏa nhiệt là: bình sữa nóng
- Vật thu nhiệt là: cốc nước lạnh.
Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm , gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó, nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
Câu 4: Đặt một tấm
bìa cứng dựng đứng
rồi dùng đèn pin
chiếu thẳng vào tấm
bìa. Ta sẽ thấy hiện
tượng gì xảy ra?

Đặt một tấm bìa cứng dựng đứng rồi dùng đèn pin chiếu thẳng vào tấm bìa. Ta sẽ thấy hiện tượng xảy ra là: Bóng của tấm bìa xuất hiện phía sau nó.
Câu 5: Con người cần ánh sáng vì:
a. Ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật.
b. Ánh sáng giúp ta nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc
c. Ánh sáng giúp con người mạnh khỏe, nhìn rõ mọi vật, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc và giúp thực vật xanh tốt.
d. Cả a,b đều đúng.
Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Tiếng ồn làm ta mất tập trung vào công việc đang làm chứ không hề ảnh hưởng đến sức khỏe.
b. Tiếng ồn không chỉ làm cho chúng ta mất tập trung vào công việc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
c. Tiếng ồn mang lại cho con người niềm vui.
d. Cả a và c đều đúng.
Câu 5: Tại sao chúng ta
không nên nhìn quá lâu
vào máy tính hoặc ti vi?

Chúng ta không nên nhìn quá lâu vào máy tính hoặc ti vi vì khi nhìn lâu ánh sáng sẽ làm hại đến mắt.
Câu 5: Đặt điện thoại vào trong một túi bóng, bọc kín rồi thả vào chậu nước. Gọi điện thoại ta có thể nghe được chuông không? Vì sao?
Đặt điện thoại vào trong một túi bóng, bọc kín rồi thả vào chậu nước. Gọi điện thoại ta có thể nghe được chuông vì âm thanh có thể truyền qua chất lỏng và chất khí.
Câu 6: Vì sao khi trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng tay thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ?
a. Vì vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ.
b. Vì đồng tỏa nhiệt lạnh cho tay ta nhiều hơn gỗ
c. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ. Vì vậy, tay ta có cảm giác lạnh hơn khi chạm vào vật bằng đồng.
d. Đáp án khác.
  • Câu 6: Điền các từ: động vật, thực vật, con người, mặt trời vào chỗ chấm cho phù hợp.
  • Ánh sáng......................đem lại sự sống cho..................... Thực vật lại cung cấp thức ăn , không khí sạch cho...... và.....
  • Đáp án
  • Ánh sáng mặt trời đem lại sự sống cho thực vật. Thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vậtcon người.
Câu 6: Em đã làm gì để phòng chống tiếng ồn ở trường và ở nhà?
Để phòng chống tiếng ồn ở trường và ở nhà em luôn chú ý đi nhẹ nói khẽ, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn, làm cửa bằng kính chống ồn...
Câu 6: Khi nhìn vào
ti vi hoặc màn hình
máy tính quá lâu, em cảm thấy thế nào? Vì sao?

Khi nhìn vào ti vi hoặc màn hình máy tính quá lâu, em cảm thấy nhức mắt, đau mắt, mỏi mắt vì ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt.
Câu 7: Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh. Đó là vì:
a. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh
b. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh
c. Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy tay ta thấy lạnh
d. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy tay ta thấy lạnh
Câu 7: Tại sao chúng ta cần đun sôi nước trước khi uống?
Chúng ta cần đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước
Câu 7. Viết 4 việc nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt chúng ta.
Đáp án:
4 việc nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt chúng ta là:
- Không đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh
- Không nhìn trực tiếp vào mặt trời
- Không nhìn vào ánh lửa hàn
- Đội mũ vành rộng, đeo kính râm hoặc che ô khi ra ngoài trờ nắng...........
Câu 8: Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua:
  • a. Kính
  • b. Quyển vở
c. Túi ni lông trắng
  • d. Nước
Câu 8: Mẹ đo nhiệt độ cơ thế của Nam cho thấy 390C. Nếu em là mẹ của Nam, em sẽ làm gì?
Mẹ đo nhiệt độ cơ thế của Nam cho thấy 390C. Nếu em là mẹ của Nam, em sẽ đưa Nam đi bệnh viện thăm khám và chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Câu 8: Các nguồn nhiệt có vai trò rất lớn trong sinh hoạt, để sử dụng các nguồn nhiệt an toàn, tiết kiệm em phải làm gì ?
Các nguồn nhiệt có vai trò rất lớn trong sinh hoạt, để sử dụng các nguồn nhiệt an toàn, tiết kiệm em phải làm là:
- Tắt điện, bếp khi không dùng, không để lửa quá to, theo dõi khi đun nấu, không để nước sôi đến cạn ấm, đậy kín phích giữ cho nước nóng,…..
- Không để những vật dễ cháy nổ gần bếp lửa, khóa bình ga sau khi nấu xong, không chơi đùa quanh bếp lửa,…..

Câu 9: Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như thế nào? Chọn ý đúng nhất
a. Điếc lỗ tai
b. Gây mất ngủ
c. Gây mất ngủ, đau đầu, có hại cho tai, suy nhược thần kinh.
d. Chỉ ảnh hưởng đến tre em và người già.
  • Câu 9: Âm thanh do đâu mà có ?
Âm thanh do các vật rung động phát ra.
Câu 10: Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ?
a. Mạnh lên
b. Yếu đi
c. Không mạnh lên , cũng không yếu đi.
d. Không nghe thấy.
  • Câu 10: Khi gặp nóng hoặc lạnh, nước và các chất lỏng khác thay đổi như thế nào?
Khi gặp nóng hoặc lạnh, nước và các chất lỏng khác thay đổi là: Khi gặp nóng thì nở ra, còn khi gặp lạnh thì co lại.

3. Trao đổi chất ở thực vật và động vật
  • Câu 1: Thực vật cần gì để sống ?
  • a. Nước, chất khoáng b. Ánh sáng
  • c. Không khí
  • d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 1: Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp với quá trình trao đổi chất của thực vật.


* Đáp án: a – 3; b -1
Câu 1: . Thực vật cần gì để sống ?
Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng mới sống và phát triển bình thường được.
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
Nếu không có ánh sáng thì thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống.
  • Câu 2: Động vật cần gì để sống ?
  • a. Không khí b. Ánh sáng
  • c. Thức ăn, nước uống
  • d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí ô – xi và thải ra khí các-bô-níc. 
b. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí các-bô-nic và thải ra khí ô – xi . 
c. Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất vô cơ. 
d. Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
* Đáp án: a. Đ b. S
c. S d. Đ
Câu 2: Để duy trì sự sống, động vật cần gì ?
Để duy trì sự sống, động vật cần có đủ thức ăn, nước uống, không khí, và ánh sáng.
Câu 2: Trồng 2 cái cây trong 2 chậu khác nhau. Cây thứ nhất em đặt trong bóng tối, ít tưới nước, bón phân, cây thứ hai em đặt nơi có ánh sáng thích hợp, tưới nước, bón phân thường xuyên điều gì sẽ xảy ra?Vì sao?
Trồng 2 cái cây trong 2 chậu khác nhau. Cây thứ nhất em đặt trong bóng tối, ít tưới nước, bón phân, cây thứ hai em đặt nơi có ánh sáng thích hợp, tưới nước, bón phân thường xuyên thì cây thứ nhất sẽ khô héo, dần dần chết. Còn cây thứ hai được cung cấp đầy đủ ánh sáng, không khí, dinh dưỡng nên nó sẽ phát triển tốt.
Câu 3: Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí nào?
Khí ô-xi
Khí ni-tơ
Khí các-bô-níc
Cả ba loại khí trên.
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. Khí ô-xi cần cho quá trình quang hợp của thực vật. 
b. Khí ô- xi cần cho quá trình hô hấp của thực vật
c. Khi các-bô-níc cần cho quá trình quang hợp của thực vật. 
d. Khí các-bô-níc cần cho quá trình hô hấp của thực vật
* Đáp án: a. S b. Đ
c. Đ d. S
Câu 3: Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
Như mọi sinh vật khác con người cần : Không khí, nước uống , ánh sáng, thức ăn ,nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình
Câu 3: Vào mùa đông, người nông dân thường sử dụng tấm ni lông để chống rét cho cây. Vì sao họ không dùng tấm ni lông tối màu để che cho cây?
Vào mùa đông, người nông dân thường sử dụng tấm ni lông để chống rét cho cây. Họ không dùng tấm ni lông tối màu để che cho cây vì tấm ni lông tối màu hấp thụ nhiệt độ kém hơn, không giữ ấm tốt bằng ni lông màu trắng.Tấm ni lông màu trắng sẽ hấp thụ nhiệt độ tốt hơn, giúp giữ ấm được cây trồng.
Câu 4: Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí nào?
a. Khí ô-xi
b .Khí ni-tơ
c. Khí các-bô-níc
d .Cả ba loại khí trên.
Câu 4: Chọn các từ trong ngoặc để điền vào chỗ ... cho phù hợp với quá trình trao đổi chất ở động vật.
( môi trường , ô-xi, nước , thức ăn, nước tiểu, chất cặn bã, khí các-bô-níc, trao đổi chất.)

Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường.........., ........., ....... và thải ra.........., ............,
.......... Quá trình đó được gọi là quá trình .......... giữa động vật và ................
* Đáp án: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường ô-xi , nước , thức ăn và thải ra nước tiểu, chất cặn bã, khí các-bô-níc. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra với cây nếu quá trình hô hấp của cây bị ngừng?
Điều xảy ra với cây nếu quá trình hô hấp của cây bị ngừng thì cây bị chết.
Câu 5: Trong quá trình hô hấp, thực vật thải ra khí nào?
a. Khí ô-xi
b. Khí ni-tơ
c. Khí các-bô-níc
d. Cả ba loại khí trên.
Câu 5: Điền các từ: Phát triển, khô hạn, nước vào ô trống phù hợp với nhu cầu về nước của thực vật.
Các loại cây khác nhu cầu về................khác nhau.Có cây ưa ẩm, có cây chịu được.............Cùng một cây, trong những giai đoạn.................khác nhau cần có những lượng nước khác nhau.
* Đáp án: Các loại cây khác nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần có những lượng nước khác nhau.
Câu 5: Cùng một câyở những giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu chất khóang của chúng như thế nào?
Cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu chất khóang cũng khác nhau.
Câu 6: Trong quá trình quang hợp, thực vật thải ra khí nào?
a. Khí ô-xi
b. Khí ni-tơ
c. Khí các-bô-níc
d .Cả ba loại khí trên.
Câu 6: Điền từ: ô –xi, Các-bô-níc vào chỗ trống sao cho phù hợp với nội dung trao đổi chất ở thực vật.
a. Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy khí......và thải ra khí....
b. Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy khí......và thải ra khí....
* Đáp án:
a. Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy khí các-bô-nic và thải ra khí ô – xi.
b. Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy khí ô – xi và thải ra khí các-bô-nic.
Câu 6: Hô hấp ở thực vật xảy vào lúc nào?
Hô hấp ở thực vật xảy ra vào lúc cả ban ngày lẫn ban đêm.
Câu 7: Thực vật cần gì để sống?
  • a. Nước, chất khoáng b. Không khí
  • c. Ánh sáng
  • d. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thụ khí ................. và thải ra ..............
* Đáp án: Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thụ khí ôxi và thải ra khí các- bô-níc
Câu 7: Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây có thay đổi hay không ?
Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng nóng , lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn.
Câu 8: Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?
a. Đẻ nhánh
b. Làm đồng
c. Chín
d. Mới cấy
Câu 8: Điền thông tin còn thiếu vào bảng sau phù hợp với quá trình trao đổi chất ở thực vật và động vật.

* Đáp án:

Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng ?
Nếu không có ánh sáng thì thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống.
Câu 9: Trong số động vật dưới đây, gà là thức ăn của động vật nào ?
a. Chuột đồng
b. Đại bàng
c. Cú mèo
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 9. Trong quá trình sống, động vật lấy vào cơ thể......, nước,........ và thải ra môi trường........,nước tiểu,........
Trong quá trình sống, động vật lấy vào cơ thể khí ô-xi, nước ,thức ăn và thải ra môi trường khí các-bô-nic, nước tiểu, các chất thải
Câu 9: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm , gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó, nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa.Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
4. Chuỗi thức ănCâu 1: Trong tự nhiên, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ:
a. Thực vật
b. Động vật c. Vi khuẩn
d. Thực vật và động vật
  • Câu 1: Hãy vẽ mũi tên vào sơ đồ chuỗi thức ăn sau:
  • a. Cỏ Thỏ Cáo
  • b. Lá ngô Châu chấu Ếch
  • a. Cỏ Thỏ Cáo
  • b. Lá ngô Châu chấu
Ếch
Câu 1: Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn từ các loài vật sau: Cỏ, vi khuẩn, cáo, thỏ
Cỏ → thỏ → cáo → vi khuẩn
Câu 1: Theo em, con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không? Vì sao?
* Đáp án:
Theo em con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Vì con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
Câu 2: Trong số những động vật dưới đây, lúa là thức ăn của động vật nào?
a. Đại bàng
b. Chuột đồng
c. Gà
d. Gà, chuột đồng
  • Câu 2: Hãy điền vào chỗ trống trong các sơ đồ thức ăn dưới đây cho phù hợp.
  • a. Cỏ ......... con người
  • b. ................ gà con người
* Đáp án:
  • a. Cỏ trâu con người
  • b. Thóc gà con người
Câu 2: Cho một ví dụ về sơ đồ chuỗi thức ăn?
Cỏ→ thỏ → cáo → vi khuẩn
Câu 2: Theo em, vì sao người ta lại gọi một số loài động vật là động vật ăn tạp? Em hãy kể tên một số loài động vật ăn tạp?
Người ta gọi một số loài là động vật ăn tạp vì thức ăn của chúng gồm rất nhiều loại cả động vật và thực vật.
Một số loài động vật ăn tạp là: gà, mèo, lợn, cá, chuột,...
Câu 3: Chuỗi thức ăn nào chỉ ra mối quan hệ thức ăn của gà, lúa, diều hâu?
a. Gà Diều hâu
Lúa
b. Diều hâu Lúa
Lúa
c. Lúa Gà
Diều hâu
d. Gà Lúa
Diều hâu
  • Câu 3: Hãy điền vào chỗ trống trong các sơ đồ thức ăn dưới đây cho phù hợp.
  • a. Cỏ ............. con người
  • b. ............ gà con người
* Đáp án:
  • a. Cỏ trâu con người
  • b. Thóc con người
Câu 3: Nều vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất?
Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái đất: Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ thực vật.
Câu 4: Chuỗi thức ăn nào sau đây là đúng:
a. Lá ngô, châu chấu, ếch
b. Lá ngô, ếch, lúa mì
c. Châu chấu, ếch, nước
d. Ếch, châu chấu, lá ngô
Câu 4: Chuỗi thức ăn là gì?
- Chuỗi thức ăn là Là một dãy gồm nhiều loại sinh vật có quan hệ thức ăn với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau.
Câu 5: Chuỗi thức ăn có nghĩa là:
a. Thực vật và động vật đem lại thức ăn cho con người
b. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia
c. Nhiều động vật cùng ăn một loại thực vật
d. Tất cả đều đúng


NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIẾN THỨC CUỐI HỌC KÌ II - MÔN LỊCH SỬ

KHỐI 4. NĂM HỌC 2023 – 2024







Mạch nội dung
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1. Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)
Câu 1: Chức quan nào của nhà Trần trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều ?
a. Khuyến nông sứ
b. Đồn điền sứ c. Hà đê sứ
d. Đại sứ
Câu 1: Điền vào chỗ chấm trong bảng cho thích hợp :
Sự kiện lịch sử năm xảy ra
Người lãnh đạo/ thực hiện
Truất ngôi vua nhà Trần, năm 1400.Hồ Quý Ly
Nhường ngôi cho chồng, năm 1226Lý Chiêu Hoàng
Câu 1: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
Đáp án:

Hệ thống đê dọc theo những con song chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.
Câu 1: Trong các nhân vật lịch sử ở thời Trần, em yêu thích nhất nhân vật nào ? Vì sao?
Đáp án:

Trong các nhân vật lịch sử ở thời Trần, em yêu thích nhất vua Trần Thánh Tông. Vì ông là một vị vua nhân từ, độ lượng; Ông hết lòng chăm lo việc nước, khai khẩn đất hoang người nghèo đói an cư lập nghiệp.
Câu 2: Vào đời nhà Trần, nhân dân ta đắp đê là để:
a. Chống hạn b. Ngăn nước mặn
c. Phòng chống lũ lụt
d. Làm đường giao thông
Câu 2: Dựa vào bài lịch sử “Nhà Trần thành lập”.Em hãy điền thêm từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành nội dung cần ghi nhớ của bài.
Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh , nhà Trần được thành lập.
Nhà Trần rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệpphòng thủ đất nước.
Câu 2:Nước ta cuối thời Trần có những biểu hiện suy tàn như thế nào?
Đáp án:

Vua quan ăn chơi sa đọa, kẻ có quyền thế vơ vét của nhân dân để làm giàu
Nhân dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ, cuộc sống thiếu thốn khổ cực
Nông dân, nô tì nổi dậy đấu tranh, một số quan lại trong triều cũng bất bình
Câu 2: Nhờ sự giúp đỡ của người thân, hoặc sự hiểu biết của em, em đã biết được đền thờ nhà Trần hoặc các vị anh hùng nào dưới thời Trần?
Theo em, đền thờ nhà Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.
Các vị anh hùng dưới thời Trần là:
  • Trần Cảnh
  • Trần Thủ Độ
  • Trần Thị Dung
  • Trần Quốc Tuấn
  • Trần Quang Khải
  • Trần Nhật Duật
  • Trần Khánh Dư
Câu 3:
Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần trong trường hợp nào?

a. Vua Trần nhường ngôi cho Hồ Quý Ly
b. Chu Văn An truất ngôi vua nhà Trần
c. Hồ Quý Ly truất ngôi vua nhà Trần
d. Nguyễn Huệ truất ngôi vua nhà Trần
Câu 3: Nhà Hồ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đáp án:

Nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ.
Câu 3: Em có nhận xét gì về quan hệ giữa vua với quan, vua với dân dưới thời nhà Trần?
Đáp án:

- Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc bị oan ức.
=> Quan hệ giữa vua với dân được rút ngắn về khoảng cách, nhân dân được trực tiếp kêu oan, cầu xin.
- Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ.
=> Quan hệ giữa vua với quan như bạn bè, thân thiết và không có khoảng cách.
Câu 4: Nhà Trần lập “Hà đê sứ” để trông coi việc gì?
a. Việc đi lại
b. Việc trồng lúa
c. Việc mua bán
d. Việc đắp đê
Câu 4: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước?
Đáp án:

Xây dựng lực lượng quân đội, tăng gia sản xuất.
Đắp lại đê điều, mở rộng đồn điền
Câu 4: Từ kinh nghiệm đắp đê, phòng chống lũ lụt của nhà Trần, em hãy kể một số biện pháp phòng chống lũ lụt ở địa phương em?
Một số biện pháp phòng chống lũ lụt ở địa phương em là:
- Đắp đê, kè đá ở dọc ven sông để chống sạt lở đất và ngăn lũ lụt
- Thu dọn đồ đạc, thức ăn, nước uống lên khu vực cao, đảm bảo an toàn để tránh lũ
- Giằng chéo nhà cửa chắc chắn tránh nước lũ cuốn trôi….
Câu 5: Vào thời nhà Trần quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta bao nhiêu lần?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Câu 5: Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược?
Đáp án:

Do Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 6: Tên nước ta dưới thời nhà Hồ là gì?
a. Đại Cồ Việt.
b. Đại Việt.
c. Đại Ngu.
d. Đại Nam.
Câu 6: Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
Đáp án:

Cả ba lần, trước cuộc tấn công của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đều chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long. Đây là kế "vườn không nhà trống".
2. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê ( Thế kỉ XV)​
Câu 1: Thời Hậu Lê, văn học viết bằng loại chữ nào chiếm ưu thế?
a. Chữ Hán
b. Chữ Quốc ngữ
c. Chữ Nôm
d. Chữ La Tinh
Câu 1:
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào

a. Hai nhà văn hóa tiêu biểu của nền Văn học và khoa học thời Hậu Lê là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
b.Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long để tiêu diệt chính quyền họ Mạc.
Câu 1: Hãy kể tên các tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?
Đáp án:

Tên các tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê là: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông
Câu 1: Em hãy tìm hiểu thêm về Lê Lợi, người lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
* Tìm hiểu về Lê Lợi

Lê Lợi là vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1428
đến khi qua đời, và sử dụng niên hiệu Thuận Thiên. Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập Nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
Câu 2: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược:
a. Nam Hán b. Tống
c. Mông – Nguyên
d. Minh
Câu 2 :Chọn và điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm (.......) của đoạn văn cho thích hợp:
( Hậu Lê, thành tựu, tiêu biểu)

Dưới thời Hậu Lê ( thế kỉ XV), văn học và khoa học nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả tiêu biểu của thời kì đó.
Câu 2 : Chế độ thi cử của thời Hậu Lê thế nào?
Đáp án:

Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại
Câu 2: Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, tỉnh hay thành phố mà em và gia đình em đang sống thuộc Đàng Trong hay Đàng Ngoài? Có phải vùng đất Chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang không? Có phải thuộc thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An không?
Em đang ở Biên Hòa – Đồng Nai. Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, tỉnh, thành phố mà em và gia đình em đang sống thuộc Đàng Trong. Đây là vùng đất Chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang. Ngày nay, Biên Hòa – Đồng Nai không thuộc thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ngày xưa.
Câu 3: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm nào?
a. 1327
b. 1328
c. 1427
d. 1428
Câu 3: Dựa vào bài lịch sử “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”. Em hãy điền thêm từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành nội dung cần ghi nhớ của bài.
Thời Hậu Lê, việc tổ chức quản lí đất nước rất chặt chẽ. Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.
Câu 3 : Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc
Câu 3: Thời Hậu Lê trải qua các đời vua nào? Đời vua nào phát triển nhất?
Các đời vua trải qua đó là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông…vv. Đời vua phát triển nhất là đời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497)
Câu 4: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
a.Vẽ bản đồ đất nước.
b. Quản lí đất nước không cần định ra pháp luật.
c. Cho vẽ bản đồ đất nước và soạn Bộ luật Hồng Đức.
d. Soạn bộ luật Gia Long.
Câu 4: Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp để trình bày tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng?
a. Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để thử quân kị binh của địch vào ải.
b. Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng.
d. Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù.
e. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy
Thứ tự thích hợp là:
Đáp án:
c -> a -> d -> b -> e
Câu 4: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
Đáp án:
Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi người đỗ cao (Tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài.
Câu 5: Vào thời Hậu Lê trường học được xây dựng nhằm mục đích gì?
a. Đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước.
b. Dạy học cho con em thuộc tầng lớp quý tộc dưới chế độ phong kiến.
c. Dạy dỗ con cháu vua quan trong triều.
d. Dạy dỗ tất cả các em nhỏ trên toàn đất nước.
Câu 5 : Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
Đáp án:

Quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch vì ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ, hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm rất thuận lợi để bố trí trận địa mai phục.
Câu 6: Tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư là của ai?
a. Nguyễn Trãi.
b. Ngô Sĩ Liên.
c. Lương Thế Vinh.
d. Lê Thánh Tông.
Câu 6: Vì sao nói dưới thời Hậu Lê, vua có quyền lực tuyệt đối?
Dưới thời Hậu Lê, vua có quyền lực tuyệt đối vì mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản...cũng đều bị vua bãi bỏ.
Câu 7: Bộ luật Hồng Đức ra đời dưới thời vua:
a. Lê Thái Tổ
b. Lê Thánh Tông
c. Lê Nhân Tông
d. Lê Thái Tông
Câu 7: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?
Đáp án:

Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa là: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh. Quân Minh phải xin hàng và rút về nước. Nước ta giành được độc lập, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Nhà Hậu Lê bắt đầu từ đây.
Câu 8: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
a. Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại; bảo vệ chủ quyền quốc gia.
b. Khuyến khích phát triển kinh tế.
c. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 9: Bia đá dựng ở Văn Miếu để khắc tên tuổi của những ai?
a. Những người đỗ Cử nhân.
b. Những người đỗ Tú tài.
c. Những người đỗ Tiến sĩ.
d. Những người đỗ Trạng Nguyên.
3. Nước Đại Việt thế kỉ XVI-XVIIICâu 1: Đánh dấu x vào chỉ mốc thời gian nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long:


x


Câu 1: Dựa vào bài lịch sử “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( Năm 1786)”. Em hãy điền thêm từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành nội dung cần ghi nhớ của bài.
Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào ........, tiêu diệt chính quyền họ .......... Quân của ......... đi đến đâu đánh ........ tới đó.
Đáp án: Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh . Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng tới đó.
Câu 1: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong mang lại kết quả gì cho đất nước?
Đáp án:
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong mang lại kết quả cho đất nước là: Ruộng đất được khai phá, làng xóm được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
Câu 1: Em hãy nêu tên một con đường, một đền thờ, một trường học và một dòng sông nào đó nhắc ta nhớ đến các nhân vật và sự kiện lịch sử đã học trong chương trình Lịch sử lớp 4
Đáp án:

- Tên đường: Đường Hai Bà Trưng.
- Tên đền thờ: Đền thờ An Dương Vương.
- Tên trường: Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
- Tên sông: Sông Bạch Đằng.
Câu 2: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế đóng đô ở đâu ?
a. Phú Xuân ( Huế )
b. Cổ Loa (Hà Nội ) c. Hoa Lư (Ninh Bình)
d. Thăng Long (Hà Nội )
Câu 2: Dựa vào bài lịch sử “Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII ”. Em hãy điền thêm từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành nội dung cần ghi nhớ của bài.
Vào thế kỉ XVI – XVII, một số ........... ở nước ta trở nên phồn thịnh.
Thăng Long, ......., .......... là những thành thị nổi tiếng thời đó.
Đáp án:
Vào thế kỉ XVI – XVII, một số thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh.
Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng thời đó.
Câu 2: Hãy kể tên những thành thị nổi tiếng vào thế kỉ XVI – XVII?
Đáp án:

Những thành thị nổi tiếng vào thế kỉ XVI – XVII là: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
Câu 2: Hãy kể tên 4 đi tích lịch sử -văn hóa tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai mà em biết? Ở địa phương em sống có di tích lịch sử- văn hóa nào?
Đáp án:

Tên 4 di tích lịch sử -văn hóa tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai mà em biết là : Tượng đài chiến thắng La Ngà; Đá chồng Định Quán; Đền thờ Đoàn Văn Cự; Lăng mộ Trịnh Hoài Đức. Ở địa phương em sống có di tích lịch sử là Đền thờ Đoàn Văn Cự.
Câu 3: Đánh dấu x vào chỉ mốc thời gian diễn ra cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong:

x


Câu 3: Dựa vào bài lịch sử “Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”. Em hãy điền thêm từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành nội dung cần ghi nhớ của bài.
Từ cuối thế kỉ XVI, công cuộc .......... ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ.
Ruộng đất được ............, xóm làng được ........... và phát triển.Tình ............ giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
Đáp án:
Từ cuối thế kỉ XVI, công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ.
Ruộng đất được khai phá, làng xóm được hình thành phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
Câu 3: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
Đáp án:

Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh
Câu 4: Mục đích của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long là:
a. Lật đổ chính quyền họ Trịnh.
b. Thống nhất giang sơn.
c. Lật đổ chính quyền họ Hồ.
d. Cả ý a và b.
Câu 4: Nối ý ở cột A với ý ở cột B để thể hiện các chính sách nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung.

Đáp án:

Câu 4: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế năm nào? Xưng hiệu là gì?
Đáp án:

Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế năm 1788. Xưng hiệu là Quang Trung.
Câu 5: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
a. Để tiêu diệt chính quyền họ Hồ
b. Để tiêu diệt chính quyền họ Minh.
c. Để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
d. Để tiêu diệt chính quyền họ Mạc.
Câu 5: Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm mục đích? Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a. Phát triển kinh tế
b. Bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc
c. Bảo vệ chính quyền
d. Chữ Nôm hay hơn chữ Hán
Đáp án: S – Đ – S – S
Câu 5: Hậu quả của sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài là gì?
Đáp án:
Hậu quả của sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài là:
- Đất nước bị chia cắt.
- Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau.
- Vợ phải xa chồng, con không thấy bố.
-> Ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của đất nước.
Câu 6: Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là :
a. Tự Đức
b. Thiệu Trị
c. Gia Long
d. Quang Trung
Câu 6: Hãy ghép từ ngữ cột A với từ ngữ cột B cho thích hợp:
AB
1. Nguyễn Huệ
2. Nguyễn Trãi
3. Lê Lợi
4. Nguyễn Ánh
a. Lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Gia Long.
b. Chiến thắng Chi Lăng, mở đầu nhà Hậu Lê.
c. Đánh đuổi quân Thanh ra khỏi nước ta.
d. Có nhiều tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm.
Đáp án:
1 – c 2 – d 3 – b 4 – a
Câu 6: Vua Quang Trung đã đề ra chính sách gì để phát triển giáo dục? Em hãy nêu tác dụng của chính sách đó?
Vua Quang Trung đã ban bố “ Chiếu lập học”, coi “ xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”, lấy chữ Nôm là chữ quốc gia. Chính sách này góp phần phát triển giáo dục, bảo tồn, phát triển chữ viết dân tộc.
Câu 7: Đầu thế kỷ XVI cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì ?
a. Đất nước bị chia cắt.
b. Nhân dân cực khổ c. Tất cả thanh niên nam nữ đều bị bắt đi lính.
d. Cả hai ý a và b.
Câu 7: Điền các từ ngữ dưới đây vào chỗ chấm cho thích hợp:
(phát triển, đất hoang, lập học, khuyến nông, quê cũ)
Vua Quang Trung ban hành “ Chiếu ……”, lệnh cho nông dân trở về …… cày cấy, khai phá ……. Nhờ đó, mùa màng lại tốt tươi, nông nghiệp ………
Đáp án: ( khuyến nông – quê cũ – đất hoang – phát triển)
Câu 8: Vào thế kỉ XVI – XVII, ở nước ta có thành thị lớn nào?
a. Thăng Long
b. Phố Hiến
c. Hội An
d. Cả 3 ý trên
Câu 8: Chọn các cụm từ ngữ cho trước sau đây để điền vào chỗ chấm (…) trong đoạn văn cho phù hợp
Sau khi lật đổ …., làm chủ toàn bộ vùng đất … , Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, … . Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc ….
a. chính quyền họ Nguyễn b. lật đổ chính quyền họ Trịnh
c. thống nhất đất nước d. Đàng Trong
Đáp án: a->d->b->c
Câu 9: Ông vua nào đề cao chữ Nôm?
a. Lê Thánh Tông
b. Quang Trung
c. Gia Long
d. Tự Đức
Câu 10: Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu 1789, quân Tây Sơn đánh vào đồn nào của quân Thanh?
a. Đống Đa
b. Hà Hồi
c. Ngọc Hồi
d. Thăng Long
Câu 11: Những thành thị nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII là:
a. Hội An, Hà Nội, Phố Hiến.
b. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
c. Hội An, Thăng Long, Sài Gòn.
d. Thăng Long, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Câu 12: Thành thị Hội An thuộc tỉnh nào?
a. Quảng Nam.
b. Hưng Yên.
c. Thanh Hóa.
d. Quảng Ngãi.
Câu 13: Vào cuối thế kỉ XVI, vua chúa nào đã đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang?
a. Vua Lê
b. Chúa Trịnh
c. Mạc Đăng Dung
d. Chúa Nguyễn
Câu 14: Ai là người đánh đuổi quân Thanh?
a. Nguyễn Huệ
b. Nguyễn Ánh
c. Nguyễn Kim
d. Nguyễn Lữ
Câu 15 : Vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm nào?
a. Năm 1789 b. Năm 1798
c. Năm 1786 d. Năm 1769
Câu 16: Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có mấy thành thị nổi tiếng?
a. Ba thành thị
b. Bốn thành thị
c. Năm thành thị
d. Sáu thành thị
Câu 17: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long vào năm nào?
a. 1785 b. 1786
c.1787 d.1788
Câu 18: Trước thế kỉ XVI, vùng đất Đàng Trong như thế nào?
a. Đất đã khai phá hết, đồng ruộng tốt tươi
b. Xóm làng đông đúc
c. Đất đai còn nhiều, dân cư thưa thớt
d. Nhân dân làm ăn, buôn bán tấp nập.
Câu 19: Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã có công gì đối với nước ta?
a. Khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong.
b. Xây dựng kinh thành Huế.
c. Chiến tranh với họ Trịnh.
d. Đánh giặc Thanh xâm lược.
Câu 20: Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày:
a. Ngày 5 – 12 – 1998
b. Ngày 5 – 12 – 1999
c. Ngày 5 – 12 – 2000
d. Ngày 5 – 12 – 2001
Câu 21: Về giao thương buôn bán, Quang Trung đã đề ra chính sách gì?
a. Đúc tiền mới.
b. Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
c. Mở cửa biên giới cho hàng hóa được tự do trao đổi trong và ngoài nước.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 22: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu nào trong những niên hiệu dưới đây?
a. Hiệp Hòa b. Kiến Phúc
c. Gia Long d. Đồng Khánh
Câu 23: “Xây dựng đất nước, lấy việc học làm đầu”. Câu nói trên là ai?
a. Lý Thường Kiệt
b. Ngô Sĩ Liên
c. Quang Trung
d. Nguyễn Trãi
4. Buổi đầu thời
Nguyễn
Câu 1: Đánh dấu x vào chỉ thời gian Nguyễn Ánh lật đổ triều đại Tây Sơn lập nên triều Nguyễn:

x
Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào
a. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung.
b.Chính quyền chúa Nguyễn đã cấp vàng bạc cho dân đi khẩn hoang.
c. Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long để tiêu diệt chính quyền họ Mạc.
Đáp án: Đ – S – S
Câu 1: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn.
- Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế)

Câu 1: Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày tháng năm nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?
Đáp án:

Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 11/12/1993. Tính đến nay đã được 24 năm
Câu 2: Kinh đô nhà Nguyễn ở đâu?
a. Cổ Loa
b. Hoa Lư
c. Huế
d. Thăng Long
Câu 2: Dựa vào bài lịch sử “Nhà Nguyễn thành lập”. Em hãy điền thêm từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành nội dung cần ghi nhớ của bài.
Đáp án:

Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn.
Các vua nhà Nguyễn dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình.

Câu 2: Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
Đáp án:

Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thuỷ binh, tượng binh,...). Ở kinh đô cũng như ở các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc. Để kịp thời chuyển tin tức, nhà Nguyễn đã cho xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.
Câu 2: Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào thời gian nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?
Đáp án:

Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 5/12/1999. Tính đến nay đã được 18 năm.
Câu 3: Quân đội nhà Nguyễn gồm có những thứ quân nào chính?
a. Bộ binh, thủy binh, tương binh
b. Bộ binh, thủy binh, kỵ binh
c. Thủy binh, kỵ binh, tượng binh
d. Bộ binh, kỵ binh, tượng binh
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là gì?
a. Thiệu Trị
b. Minh Mạng
c. Gia Long
d. Tự Đức
Đáp án:
S - S – Đ - S
Câu 3: Để xây dựng kinh thành Huế nhà Nguyễn đã làm gì?
Để xây dựng kinh thành Huế nhà Nguyễn đã huy động hảng chục vạn dân và lính phục vụ việc xây dựng.
Câu 3: Em hãy kể tên các huyện và thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai?
Đáp án:

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính, gồm: 2 thành phố ( Biên Hòa , Long Khánh) và 9 huyện ( Long Thành, Nhơn Trạch , Trảng bom, Thống Nhất, vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán.)
Câu 4: Nội dung của bộ luật Gia Long là gì?
a. Bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua
b. Đề cao địa vị của quan lại
c. Trừng trị tàn bạo kẻ chống đối
d. Cả 3 ý trên
Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Những chi tiết nào cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình
a. Không đặt ngôi hoàng hậu
b. Bỏ chức tể tướng
c. Điều động quân đi đánh xa đến việc trực tiếp điều hành các quan đứng đầu tỉnh
d. Ban “Chiếu khuyến nông”
Đáp án: Đ – Đ – Đ - S
Câu 4:Nhà Nguyễn đã sử dụng vật liệu gì để xây dựng kinh thành?
Đáp án:

Nhà Nguyễn đã sử dụng vật liệu: đá, vôi, gỗ, gạch, ngói từ mọi miền đất nước đưa về để xây dựng kinh thành.
Câu 4: Ai là người có công khai phá vùng đất Đồng Nai? Ông sinh và mất năm nào? Hiện nay ông được thờ ở đâu ?
Đáp án:

Ông Nguyễn Hữu Cảnh là người có công khai phá vùng đất Đồng Nai. Ông sinh năm 1650 và mất năm 1700. Nhân dân lập đền thờ ông ở nhiều nơi . Trong số đó có người dân Biên Hòa. Đền thờ ông Nguyễn Hữu Cảnh ở Cù lao Phố ( xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa ) để tưởng nhớ và lưu truyền công đức của ông.
Câu 5: Năm bao nhiêu, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn?
a. 1802
b. 1768
c. 938
d. 40 TCN
Câu 5: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
Kinh thành Huế là một ..........các công trình ........và ..........tuyệt đẹp. Đây là một .............văn hóa chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta.
Đáp án:
(1) quần thể, ( 2) kiến trúc, (3) nghệ thuật, (4) di sản.
Câu 6: Em có biết để xây dựng kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã huy động bao nhiêu người lính và người dân?
a. Hàng trăm người
b. Hàng chục nghìn người
c. Hàng chục vạn người
d. Hàng triệu người
Câu 7: Việc xây dựng kinh thành Huế phải mất bao nhiêu thời gian trong các thời gian dưới đây?
a. Ba năm
b. Chục năm
c. Gần chục năm
d. Mấy chục năm
Câu 8: Kinh thành Huế thuộc địa phận tỉnh nào?
a. Thanh Hóa
b. Quảng Nam
c. Thừa Thiên - Huế
d. Quảng Trị
Câu 9: Các chính sách về quốc phòng của vua nhà Nguyễn là :
a. Đặt ra luật pháp hà khắc
b. Chia quân đội thành nhiều thứ quân : bộ binh, thủy binh, tượng binh
c. Tự mình điều động quân đội đi đánh xa
d. Ban hành luật Gia Long
Câu 10: Theo em ý nào nói về hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn?
a. Quang Trung là vị vua có nhiều chính sách nhằm phục hưng đất nước
b. Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn
c. Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn yếu dần
d. Năm 1802, nhà Tây Sơn đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long.
Câu 11: Tên các vua nhà Nguyễn theo thứ tự thời gian từ năm 1802 đến 1858 là:
a. Gia Long -> Minh Mạng -> Tự Đức -> Thiệu Trị
b. Gia Long -> Minh Mạng -> Thiệu Trị -> Tự Đức
c. Gia Long -> Thiệu Trị -> Tự Đức -> Minh Mạng
d. Gia Long -> Tự Đức -> Minh Mạng -> Thiệu Trị




NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIẾN THỨC CUỐI HỌC KÌ II - MÔN ĐỊA LÍ

KHỐI 4. NĂM HỌC 2023 – 2024







Mạch nội dung
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1. Thiên nhiên và HĐSX của con người ở đồng bằng Nam Bộ
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ do các hệ thống sông nào bồi đắp nên?
a. Sông Tiền và Sông Hậu
b. Sông Mê Công và sông Sài Gòn.
c. Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn
d.Sông Mê Công và sông Đồng Nai
Câu 1: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
Đáp án: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía phía nam của nước ta. Do phù sa của các sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
Câu 1:Em hãy nêu một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà em biết ?
Đáp án: Một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà em là :gốm mỹ nghệ, mây tre đan lát, sơn mài, điêu khắc, vật liệu xây dựng....​
Câu 2: Những loại đất nào có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ?
a. Đất phù sa, đất mặn.
b. Đất mặn, đất phèn.
c. Đất phù sa,đất phèn.
d.Đất phù sa, đất mặn, đất phèn.
Câu 2: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là người Kinh, Khơ-me, Chăm , Hoa.
Câu 2: Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?
Đáp án: Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà ở dọc theo các sông, ngòi, kênh, rạch, nhà cửa đơn sơ.
Câu 2: Trong thời gian gần đây, tỉnh Đồng Nai chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh nào?
Đáp án: Trong thời gian gần đây, tỉnh Đồng Nai chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như chế biến thực phẩm, may mặc, giày da,công nghiệp cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, sản phẩm kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng....​
Câu 3:Các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
a. Người Kinh, Thái, Mường.
b. Người Kinh, Khơ-me, Chăm , Hoa.
c. Người Kinh, Ba-na,
Ê-đê
d.Người Kinh, Thái, Mường, Ba-na, Ê-đê.
Câu 3:Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà ở dọc theo các sông, ngòi, kênh, rạch.
Câu 3: Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
Đáp án: Một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ là: lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, lễ tế thần cá Ông....
Câu 3: Em hãy mô tả những hoạt động mua bán, trao đổi ở chợ nổi trên sông của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long ?
Đáp án: Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuân tiện cho việc gặp gỡ của xuồng ghe từ nhiều nơi đổ về. Trên mỗi xuồng, ghe, người dân buôn bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là hoa quả như : Mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm....Các hoạt động mua bán, trao đổi, diễn ra ngay trên sông tại các xuồng, ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp vả tấp nập.​
Câu 4: Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà:
a. Trên các khu đất cao.
b. Rải rác ở khắp nơi.
c. Dọc theo các sông, ngòi, kênh, rạch.
d. Gần các cánh đồng.
Câu 4: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Những loại đất có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ là đất phù sa, đất mặn, đất phèn
Câu 4: Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo , trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta.
Đáp án:Nhờ có thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động, đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta.
Câu 4: Em hãy cho biết ở Cần Thơ du khách có thể đến những nơi nào để tham quan du lịch ?
Đáp án: Ở Cần Thơ du khách có thể đến những nơi này để tham quan du lịch : chợ nổi, bến Ninh Kiều, vườn cò, vườn chim, các khu miệt vườn ven sông và kênh rạch...​
Câu 5: Thành phố Sài Gòn được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh từ năm :
a. Năm 1974
b .Năm 1975
c. Năm 1976​
d. Năm 1977
Câu 5: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Thành phố Sài Gòn được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1976
Câu 5: Hãy kể tên một số ngành công nghiệp chính của Thành phố Hồ Chí Minh?
Đáp án: Một số ngành công nghiệp chính của Thành phố Hồ Chí Minh là: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may.
Câu 5: Trường em học thuộc đơn vị hành chính nào của tỉnh Đồng Nai? Đơn vị ấy giáp ranh với những huyện nào của tỉnh Đồng Nai?
Trường em học thuộcThành phố Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai. Thành phố Biên Hòa giáp ranh với những huyện : Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Long Thành
Câu 6: Thành phố Cần Thơ có vị trí ở .
a. Nằm bên sông Hậu ở trung tâm đồng bằng sông Cửa Long.
b.Trung tâm đồng bằng Nam Bộ .
c. Trung Tâm của sông Tiền và sông Hậu .
d.Trung tâm của sông Hậu.
Câu 6: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu ở trung tâm đồng bằng sông Cửa Long​
Câu 6: Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
Đáp án: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất của đất nước, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. Đồng bằng có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ.
Câu 6: Tỉnh Đồng Nai thuộc miền nào của nước ta? Nêu diện tích và số dân của tỉnh Đồng Nai?
Đáp án:

Tỉnh Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ của nước ta.
- Diện tích :
5 907,24km2
- Số dân là:
2 838 640 người.
Câu 7: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta ?
a. Phía Đông
b. Phía Bắc
c. Phía Tây
d. Phía Nam
Câu 7. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn ( tấp nập, xuồng, ghe, sông, chợ nổi) để điền vào các chỗ trống cho phù hợp.
Chợ nổi thường họp ở đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe. Việc mua bán ở chợ nổi diễn ra tấp nập.
Câu 7: Kể tên một số làng nghề thủ công truyền thống Biên Hòa .
- Nghề gốm điêu khắc ( Bửu Long, Tân Vạn, Tân Hạnh…)
- Khai thác đá, vật liệu xây dựng ( Bửu Long)
- Gỗ ( Tân Hòa)
Câu 8: Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ mấy của cả nước?
a. Đồng bằng lớn nhất nước.
b. Đồng băng lớn thứ hai
c. Đồng bằng lớn thứ ba
d. Cả a,b, c đều sai.
Câu 8: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trồng để hoàn thành nội dung sau:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn. Đây là thành phố và là trung tâm công nghiệp lớn nhất của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất phong phú được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
Câu 9: Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà ở đâu?
a. Làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh, rạch.
b. Làm nhà trên đất dốc.
c. Làm nhà trên các triền đê.
d. Làm nhà trên các quả đồi.
Câu 9: Hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
  • Đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ là:

  • a. Đồng bằng lớn thứ hai của nước ta.

  • b. Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

  • c. Có nhiều đầm, phá
d. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Đáp án: S – Đ – S – Đ
2. Thiên nhiên và HĐSX của con người ở miền đồng bằng duyên hải miền Trung
Câu 1: Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì :
a.Đồng bằng nằm ở ven biển.
b. Đồng bằng có nhiều cồn cát .
c.Đồng bằng có đầm phá.
d.Các dãy núi lan ra sát biển.​
Câu 1: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì : Các dãy núi lan ra sát biển.
Câu 1: Để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền, nhân dân ở duyên hải miền Trung đã làm gì?
TL: Để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền, nhân dân ở duyên hải miền Trung đã trồng phi lao ven biển.
Câu 1: Em và bạn trong lơp đã làm gì để chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra?
TL: Để chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra, em và các bạn đã dành tiền ăn sáng quyên góp ủng hộ người dân, tặng sách vở và quần áo cho các bạn nhỏ vùng lũ....
Câu 2: Ở duyên hải miền Trung:
a. Dân cư tập trung đông đúc chủ yếu là người Kinh.
b. Dân cư tập trung khá đông đúc chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
c. Dân cư tập trung rất thưa thớt chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
d. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là các dân tộc ít người.
Câu 2: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Ở duyên hải miền Trung dân cư tập trung khá đông đúc chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
Câu 2: Vì sao duyên hải miền Trung khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam?
TL:Duyên hải miền Trung khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam vì: dãy núi Bạch Mã kéo dài ra đến biển tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc thổi đến, làm cho từ phía Nam của dãy núi này không có mùa đông lạnh.
Câu 2: Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung.
TL:
Ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung vì ở đây có tài nguyên du lịch phong phú (bãi biển, di sản thế giới), dịch vụ du lịch đa dạng (điểm vui chơi, khách sạn…), chi phí vừa phải, người dân thân thiện, mến khách…
Câu 3: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
a. Sản xuất đường mía
b. Hoạt động du lịch
c. Khai thác A-pa-tít
d. Đóng mới và sửa chữa tàu.
Câu 3: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Lễ hội
“Tháp Bà” ở Nha Trang diễn ra vào mùa hạ trong năm.
Câu 3: Kể tên một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
TL:
Tên một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung là: trồng lúa, trồng mía, lạc, làm muối, nuôi và đánh bắt thủy sản.
Câu 3: Em hãy kể những món ăn đặc sản ở Huế mà em biết ?
TL: Những món ăn đặc sản ở Huế mà em biết là : bún bò huế, cơm hến, bánh bột lọc, tôm chua, mè xửng, bánh bèo chén, nem lụi,.....​
Câu 4: Đèo Hải Vân nằm giữa hai thành phố nào?
a. Thành phố Nha Trang và thành phố Tuy Hoà.
b. Thành phố Tuy Hoà và thành phố Quy Nhơn.
c. Thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng.
d. Thành phố Huế và thành phố Nha Trang
Câu 4: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Phía Bắc dãy Bạch Mã là thành phố Huế, phía Nam dãy Bạch Mã là.... thành phố Đà Nẵng....
Câu 4: Kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở duyên hải miền Trung mà em biết?
TL: Tên một số bãi biển nổi tiếng ở duyên hải miền Trung mà em biết: Lăng Cô, Mỹ Khê, Mũi Né, Nha Trang....
Câu 4: Em hãy cho biết ở Đà Nẵng du khách có thể đến những nơi nào để tham quan du lịch ?
TL: Ở Đà Nẵng du khách có thể đến những nơi sau để tham quan du lịch : bãi biền Mỹ Khê, đèo Hải Vân , Ngũ Hàng Sơn, chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, Khu làng Pháp trên Bà Nà Hills, cây cầu tình yêu.....​
Câu 5: Lễ hội “Tháp Bà” ở Nha Trang diễn ra vào mùa nào trong năm?
a. Mùa xuân.
b. Mùa hạ.
c. Mùa thu.
d.Mùa xuân và mùa thu.
Câu 5: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Huế được gọi là thành phố du lịch vì : Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao .
Câu 5: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
TL: Huế được gọi là thành phố du lịch vì:
+ Có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp: sông Hương, núi Ngự…
+ Có nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao, được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
+ Nổi tiếng với các làn điệu dân ca độc đáo.
Câu 6: Huế là kinh đô của nước ta vào thời nào?
a. Nhà Nguyễn.
b. Nhà Lý.
c. Nhà Trần.
d. Nhà Lê.
Câu 6: Vì sao Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch?
TL:
Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch bởi có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước ( còn gọi là Ngũ Hành Sơn), có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa.
Câu 7: Đà Nẵng có cảng trên sông nào?
a. Sông Hàn.
b. Sông Cầu Đỏ.
c. Sông Tuý Loan
d. Sông Hồng
Câu 7: Nêu đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung ?
Ở đồng bằng duyên hải miền Trung mùa hạ thường khô, nóng và hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh .
Câu 8: Nghề chính của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung là:
a. Khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiêp.
b. Nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
d. Cả hai ý trên đều sai
Câu 9. Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung làm gì để ngăn cản gió di chuyển các cồn cát vào đất liền:
a. Xây tường chắn
b. Trồng phi lao
c. Xây khách sạn, nhà hàng
d. Tất cả các việc làm trên
3. Vùng biển Việt NamCâu 1: Vùng biển của Việt Nam là một bộ phận của :
a. Biển Hoa Đông
b. Biển Đông
c. Biển Xu-Lu
d. Biển Gia-va
Câu 1: Điền chữ Đ trước ý đúng, điền chữ S trước ý sai.
¨ Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo.
¨ Vùng biển nước ta là bộ phận của Biển Đông
¨ Dầu khí đang được khai thác ở vùng biển phía Bắc nước ta.
¨ Nhiều vùng ven biển nuôi hải sản vì biển nước ta rất nghèo hải sản.
Đáp án: Đ – Đ – S – S
Câu 1: Dầu khí khai thác ở nước ta được dùng để làm gì?
TL: Dầu khí khai thác ở nước ta được dùng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 1: Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta?
TL: Biển, đảo và quần đảo của nước ta có nhiều khoáng sản, hải sản quý, tài nguyên phong phú, nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều cảng biển đẹp, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và khai thác dầu khí.
Câu 2: Khoáng sản ở vùng biên Việt Nam
a. than đá
b. sắt
c. thiếc
d. dầu khí
Câu 2: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông

Câu 2: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ?
Đáp án:
Nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ là:
- Khai thác bừa bãi, không hợp lí: Đánh bắt bằng mìn, điện…
- Làm ô nhiễm môi trường biển.
- Làm tràn dầu khi chở dầu trên biển
- Vứt rác xuống biển làm ô nhiễm nguồn nước.
Câu 2: Nêu vai trò của vùng biển Việt Nam?
Đáp án:
Vùng biển Việt Nam có vai trò rất quan trọng : Biển có nhiều tài nguyên quý, là kho muối vô tận, là đường giao thông quan trọng. Biển còn điều hòa khí hậu.​
- Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
Câu 3: Vùng biển Việt Nam có đăc điểm là :
a. Có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo.
b. Có vùng biển hẹp với nhiều đảo và quần đảo.
c. Cả a,b đều sai.
d. Cả a,b đều đúng.

Câu 3: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Phía Bắc vùng biển nước ta có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vịnh Thái Lan.
Câu 3: Nêu những dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản?
Đáp án:
Những dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản:Nước ta rất phong phú về hải sản với hàng nghìn loài cá (nổi tiếng là cá chim, cá thu, cá nhụ, cá hồng, cá song…), hàng chục loài tôm (tiêu biểu như tôm hùm, tôm he…), nhiều loại quý hiếm khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương…
Câu 3: Em hãy kể một số loại hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta.
Đáp án:
Một số loại hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta: Khai thác muối, đánh bắt, trồng trọt trên đảo, chế biến hải sản, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí , khai thác cát trắng, nuôi trồng thủy, hải sản.
Câu 4: Nước ta đang khai thác dầu khí ở :
a.Ở vùng biển Phía Bắc
b.Ở vùng biển phía Nam.
c.Ở vùng biển phía Nam và phía Bắc.
d. Cả a và b đúng.
Câu 4: Hãy điền tiếp từ ngữ vào chỗ chấm (....) của câu văn cho thích hợp.
Ngoài khơi biển miền Trung nước ta có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 4: Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo Cát Bà, Côn Sơn, Phú Quốc nằm ở vùng biển nào?
Đáp án:
Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc vùng biển miền Trung.
Đảo Cát Bà thuộc vùng biển miền Bắc.Đảo Côn Sơn, Phú Quốc nằm ở vùng biển miền Nam.
Câu 5: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc:
a. Vùng biển phía Bắc nước ta.
b. Vùng biển phía Nam nước ta.
c. Vùng biển miền Trung nước ta.
d. Vùng biển đảo Phú Quốc nước ta.
Câu 6: Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là:
a. Đồng, sắt
b. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt
c. Dầu mỏ và khí đốt
d. Than đá, dầu mỏ
Câu 7: Vịnh Bắc Bộ là nơi.
a. Có ít đảo nhất
b. Có nhiều đảo nhất cả nước
c. Không có đảo
d. Có đảo Phú Quốc
Câu 8: Vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển nào?
a. Biển Đông
b. Biển Nha Trang
c. Biển Vũng Tàu.
d. Cả b và c đúng
Câu 9: Vịnh Hạ Long là thắng cảnh nổi tiếng thuộc tỉnh nào ở nước ta?
A. Quảng Nam
B. Quảng Bình
C. Quảng Ninh
D. Quảng Bình
Câu 10: Đảo Lí Sơn thuộc tỉnh nào của nước ta.
A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi
C. Đà Nẵng D. Khánh Hòa

1683650099200.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---NGÂN HÀNG KHOA- SỬ-ĐỊA HỌC KÌ 2.docx
    301.3 KB · Lượt xem: 4
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng khoa học lớp 4 bài 1 bài khoa học lớp 4 bài 1 bài tập khoa học lớp 4 bài 1 dạy khoa học lớp 4 de cương khoa học lớp 4 cuối kì 1 de thi khoa học lớp 4 cuối kì 2 violet de thi khoa học lớp 4 kì 2 de thi khoa học lớp 4 kì 2 năm 2020 file sách khoa học lớp 4 giải vở bài tập khoa học lớp 4 bài 1 giáo án khoa học lớp 4 bài 1 học khoa học lớp 4 khoa học 4 khoa học 4 bài 1 khoa học 4 pdf khoa học lớp 4 khoa học lớp 4 âm thanh khoa học lớp 4 âm thanh trong cuộc sống khoa học lớp 4 ăn uống khi bị bệnh khoa học lớp 4 bài 1 khoa học lớp 4 bài 1 con người cần gì để sống khoa học lớp 4 bài 1 con người cần gì để sống trang 4 khoa học lớp 4 bài 10 khoa học lớp 4 bài 11 khoa học lớp 4 bài 12 khoa học lớp 4 bài 13 khoa học lớp 4 bài 14 khoa học lớp 4 bài 15 khoa học lớp 4 bài 16 khoa học lớp 4 bài 17 khoa học lớp 4 bài 2 khoa học lớp 4 bài 3 khoa học lớp 4 bài 4 khoa học lớp 4 bài 40 khoa học lớp 4 bài 41 âm thanh khoa học lớp 4 bài 41 âm thanh trang 58 khoa học lớp 4 bài 45 khoa học lớp 4 bài 45 trang 62 khoa học lớp 4 bài 6 khoa học lớp 4 bài 6 sgk khoa học lớp 4 bài 6 trang 14 khoa học lớp 4 bài 7 khoa học lớp 4 bài 8 khoa học lớp 4 bài 8 trang 18 khoa học lớp 4 bài giảng điện tử khoa học lớp 4 các chất dinh dưỡng có trong thức ăn khoa học lớp 4 các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vai trò của chất bột đường khoa học lớp 4 các chất dinh dưỡng có vai trò gì khoa học lớp 4 chất đạm và chất béo có vai trò gì khoa học lớp 4 chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước khoa học lớp 4 có mấy chủ đề khoa học lớp 4 con người cần gì để sống khoa học lớp 4 con người và sức khỏe khoa học lớp 4 cuối kì 1 khoa học lớp 4 dong vat can gi de song khoa học lớp 4 em cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước khoa học lớp 4 em hãy nêu quá trình trao đổi chất ở người khoa học lớp 4 em hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên khoa học lớp 4 em và gia đình đã làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm khoa học lớp 4 ghi nhớ khoa học lớp 4 giải bài tập khoa học lớp 4 giáo án khoa học lớp 4 ghi nhớ bài 6 khoa học lớp 4 gió nhẹ gió mạnh phòng chống bão khoa học lớp 4 hãy viết những việc em đã làm để giữ gìn vệ sinh ăn uống khoa học lớp 4 học kì 1 khoa học lớp 4 hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống của con người cần những gì khoa học lớp 4 không khí khoa học lớp 4 không khí bị ô nhiễm khoa học lớp 4 không khí cần cho sự cháy khoa học lớp 4 không khí cần cho sự sống khoa học lớp 4 không khí có những tính chất gì khoa học lớp 4 không khí gồm những thành phần nào khoa học lớp 4 không khí và nước có tính chất gì giống nhau khoa học lớp 4 kì 1 khoa học lớp 4 kì 2 khoa học lớp 4 làm thế nào để biết có không khí khoa học lớp 4 làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm khoa học lớp 4 lọc nước khoa học lớp 4 lời giải hay khoa học lớp 4 loigiaihay khoa học lớp 4 lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì khoa học lớp 4 máy lọc nước khoa học lớp 4 mây được hình thành như thế nào khoa học lớp 4 một số cách bảo quản thức ăn khoa học lớp 4 một số cách làm sạch nước khoa học lớp 4 mưa từ đâu ra khoa học lớp 4 mục lục khoa học lớp 4 nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng khoa học lớp 4 nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước khoa học lớp 4 nêu tính chất của nước khoa học lớp 4 nguyên nhân nước bị ô nhiễm khoa học lớp 4 nóng lạnh và nhiệt độ khoa học lớp 4 nước khoa học lớp 4 nước bị ô nhiễm khoa học lớp 4 nước cần cho sự sống khoa học lớp 4 nước có những tính chất gì khoa học lớp 4 olm khoa học lớp 4 on tap khoa học lớp 4 online khoa học lớp 4 online math khoa học lớp 4 pdf khoa học lớp 4 phần một số bệnh lây qua đường tiêu hóa khoa học lớp 4 phòng bệnh béo phì trang 23 khoa học lớp 4 phiếu kiểm tra 1 khoa học lớp 4 phiếu kiểm tra 1 chúng em đã học được những gì từ chủ đề con người và sức khỏe khoa học lớp 4 phòng bệnh béo phì khoa học lớp 4 phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa khoa học lớp 4 phòng tránh tai nạn đuối nước khoa học lớp 4 quá trình trao đổi chất khoa học lớp 4 quá trình trao đổi chất là gì khoa học lớp 4 sách bài tập khoa học lớp 4 sách vnen khoa học lớp 4 sgk khoa học lớp 4 sinh vật có thể chết khi nào khoa học lớp 4 sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên khoa học lớp 4 sự chuyển thể của nước khoa học lớp 4 sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn khoa học lớp 4 sự lan truyền âm thanh khoa học lớp 4 tập 1 khoa học lớp 4 tập 1 bài 2 khoa học lớp 4 tập 2 khoa học lớp 4 trang 10 khoa học lớp 4 trang 12 khoa học lớp 4 trang 24 khoa học lớp 4 trang 26 khoa học lớp 4 trang 30 khoa học lớp 4 trang 32 khoa học lớp 4 trang 38 khoa học lớp 4 trang 41 khoa học lớp 4 trang 44 45 khoa học lớp 4 trang 45 khoa học lớp 4 trang 6 khoa học lớp 4 trang 6 7 khoa học lớp 4 trang 6 bài 2 khoa học lớp 4 trang 8 khoa học lớp 4 trang 8 9 khoa học lớp 4 trang 8 bài 3 khoa học lớp 4 tuần 6 khoa học lớp 4 tuần 8 khoa học lớp 4 vai trò của chất đạm khoa học lớp 4 vai trò của vitamin chất kho khoa học lớp 4 vật chất và năng lượng khoa học lớp 4 vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt khoa học lớp 4 violet khoa học lớp 4 vnen khoa học lớp 4 vnen bài 4 khoa học lớp 4 vở bài tậpáng và chất xơ khoa học lớp 4 vòng tuần hoàn của nước khoa học lớp bốn khoa học xã hội lớp 4 khoa học xã hội lớp 6 bài 4 khoa học xã hội lớp 8 bài 4 lời nhận xét môn khoa học lớp 4 violet nhận xét học bạ khoa học lớp 4 nhận xét khoa học lớp 4 nội dung khoa học lớp 4 quyển khoa học lớp 4 sách giáo khoa tin học lớp 4 quyển 1 sách giáo khoa tin học lớp 4 quyển 2 sách khoa học lớp 4 online sách khoa học lớp 4 unit 5 tin học lớp 4 bài 1 chủ đề 2 vai trò của chất xơ khoa học lớp 4 vở bài tập khoa học lớp 4 bài 1 vở bài tập khoa học lớp 4 bài 1 trang 5 vở bài tập khoa học lớp 4 tập 1 bài 10 vở bài tập khoa học lớp 4 tập 1 bài 14 xem sách khoa học lớp 4 đề kiểm tra môn khoa học lớp 4 cuối kì i đề thi khoa học lớp 4 giữa kì 1 đề thi khoa học lớp 4 hk1 đề thi khoa học lớp 4 hk2 đề thi khoa học lớp 4 online
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,152
    Bài viết
    37,621
    Thành viên
    139,854
    Thành viên mới nhất
    Đặng Hoàng Quân

    Thành viên Online

    Top