- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
Những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp TIỂU HỌC MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC
A . MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, là bậc học có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên tiểu học, đặc biệt những giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm khơi dậy ở trẻ em những mầm mống tốt đẹp, hình thành bước đầu ở các em khả năng thích ứng với cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh, xây dựng và tổ chức tập thể học sinh, chịu trách nhiệm về tình hình hạnh kiểm, học tập, nề nếp của lớp. Tôi thiết nghĩ, học sinh Tiểu học là giai đoạn mở đầu của quá trình học. Đó là giai đoạn tất yếu của một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển. Ví như xây dựng cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xây dựng nền móng là hết sức quan trọng và chỉ có nhà chuyên môn mới nhìn thấy được tầm quan trọng và giá trị đích thực của nền móng đó.
2. Mục tiêu của sáng kiến
2.1. Mục tiêu chung
Đối với học sinh tiểu học các em đang từ hoạt động vui chơi chuyển sang hoạt động học tập, đây là một bước ngoặt lớn đối với các em. Các em bắt đầu được đến trường, mọi hoạt động, mọi nề nếp học tập, sinh hoạt, mọi việc làm ở trường, ở lớp đối với các em cái gì cũng hoàn toàn mới lạ. Tất cả đều là vạn sự khởi đầu nan. Nên chúng ta cần phải biết gieo vào tâm hồn các em, những cái đẹp, cái tốt. Xây dựng cho các em những thói quen, nề nếp tốt để làm tiền đề, làm nền móng vững chắc giúp cho các em học tốt ở các lớp sau. Vì vậy để giúp các em phát triển tốt về mọi mặt thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm.
Tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm phải làm tốt từ đầu năm thì chất lượng lớp mới ổn định và đi vào nề nếp. Nếu không làm tốt công tác chủ nhiệm, thì lớp học đó chắc chắn chất lượng học tập cũng như rèn luyện sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra, sẽ hưởng rất lớn đối với mục tiêu chung của nhà trường. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy và bản thân tôi qua nhiều năm trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, nên tôi muốn trao đổi một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm và tôi chọn đề tài "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
3. Giới hạn của sáng kiến
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Trong điều kiện nghiên cứu có giới hạn, vì vậy đề tài này được thực hiện thông qua biện pháp "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số vấn đề về công tác chủ nhiệm nói chung và kinh nghiệm lập kế hoạch theo từng giai đoạn để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp một ở trường Tiểu học.
3.2. Về không gian
Nghiên cứu tại trường PTDTBT Tiểu học Phú Lũng.
3.3. Về thời gian:
Từ tháng 15 tháng 09 năm 2021 nghiên cứu thực tiễn và áp dụng phương pháp. Đến tháng 15 tháng 03 năm 2022 hoàn thiện sáng kiến và ứng dụng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chính: Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu về đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học.
- Phương pháp trắc nghiệm
- Đọc tài liệu
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở viết sáng kiến
1.1.Cơ sở khoa học
Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm phụ trách một lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm .
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Trải qua nhiều năm giảng dạy tại trường PTDTBT Tiểu học Phú Lũng, tôi nhận thấy rằng:
Học sinh tôi là học sinh vùng nông thôn. Đa số phụ huynh làm nghề nông và đi làm ăn xa. Họ tất bật với công việc, thời gian dành dạy học cho con còn hạn chế.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Nế thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.
Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
+ Luật giáo dục 2005
XEM THÊM:
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
1 | I. MỞ ĐẦU | 1 |
2 | 1. Lí do viết sáng kiến | 1 |
3 | 2. Mục tiêu của sáng kiến | 1 |
4 | 2.1. Mục tiêu chung | 1 |
5 | 2.2. Mục tiêu cụ thể | 1 |
6 | 3. Giới hạn của sáng kiến | 2 |
7 | 3.1. Về đối tượng nghiên cứu | 2 |
8 | 3.2. Về không gian, thời gian | 2 |
9 | 3.3. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
10 | B. NỘI DUNG | 3 |
11 | 1. Cơ sở viết sáng kiến | 3 |
12 | 1.1. Cơ sở lí luận | 3 |
13 | 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý | 3 |
14 | 2. Thực trạng của vấn đề | 3 |
15 | 2.1. Vài nét về đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường | 3 |
16 | 2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm | 4 |
17 | 2.3. Hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. | 5 |
18 | 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp | 6 |
19 | C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 19 |
20 | 1. Kết luận | 19 |
21 | 2. Kiến nghị | 19 |
22 | Tài liệu tham khảo | 21 |
A . MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, là bậc học có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên tiểu học, đặc biệt những giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm khơi dậy ở trẻ em những mầm mống tốt đẹp, hình thành bước đầu ở các em khả năng thích ứng với cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh, xây dựng và tổ chức tập thể học sinh, chịu trách nhiệm về tình hình hạnh kiểm, học tập, nề nếp của lớp. Tôi thiết nghĩ, học sinh Tiểu học là giai đoạn mở đầu của quá trình học. Đó là giai đoạn tất yếu của một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển. Ví như xây dựng cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xây dựng nền móng là hết sức quan trọng và chỉ có nhà chuyên môn mới nhìn thấy được tầm quan trọng và giá trị đích thực của nền móng đó.
2. Mục tiêu của sáng kiến
2.1. Mục tiêu chung
Đối với học sinh tiểu học các em đang từ hoạt động vui chơi chuyển sang hoạt động học tập, đây là một bước ngoặt lớn đối với các em. Các em bắt đầu được đến trường, mọi hoạt động, mọi nề nếp học tập, sinh hoạt, mọi việc làm ở trường, ở lớp đối với các em cái gì cũng hoàn toàn mới lạ. Tất cả đều là vạn sự khởi đầu nan. Nên chúng ta cần phải biết gieo vào tâm hồn các em, những cái đẹp, cái tốt. Xây dựng cho các em những thói quen, nề nếp tốt để làm tiền đề, làm nền móng vững chắc giúp cho các em học tốt ở các lớp sau. Vì vậy để giúp các em phát triển tốt về mọi mặt thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm.
Tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm phải làm tốt từ đầu năm thì chất lượng lớp mới ổn định và đi vào nề nếp. Nếu không làm tốt công tác chủ nhiệm, thì lớp học đó chắc chắn chất lượng học tập cũng như rèn luyện sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra, sẽ hưởng rất lớn đối với mục tiêu chung của nhà trường. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy và bản thân tôi qua nhiều năm trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, nên tôi muốn trao đổi một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm và tôi chọn đề tài "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
3. Giới hạn của sáng kiến
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Trong điều kiện nghiên cứu có giới hạn, vì vậy đề tài này được thực hiện thông qua biện pháp "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số vấn đề về công tác chủ nhiệm nói chung và kinh nghiệm lập kế hoạch theo từng giai đoạn để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp một ở trường Tiểu học.
3.2. Về không gian
Nghiên cứu tại trường PTDTBT Tiểu học Phú Lũng.
3.3. Về thời gian:
Từ tháng 15 tháng 09 năm 2021 nghiên cứu thực tiễn và áp dụng phương pháp. Đến tháng 15 tháng 03 năm 2022 hoàn thiện sáng kiến và ứng dụng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chính: Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu về đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học.
- Phương pháp trắc nghiệm
- Đọc tài liệu
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở viết sáng kiến
1.1.Cơ sở khoa học
Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm phụ trách một lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm .
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Trải qua nhiều năm giảng dạy tại trường PTDTBT Tiểu học Phú Lũng, tôi nhận thấy rằng:
Học sinh tôi là học sinh vùng nông thôn. Đa số phụ huynh làm nghề nông và đi làm ăn xa. Họ tất bật với công việc, thời gian dành dạy học cho con còn hạn chế.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Nế thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.
Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
+ Luật giáo dục 2005
XEM THÊM: