Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Phương pháp thiết kế Games trên Power Point phục vụ bài giảng Tiếng Anh được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Đặt vấn đề:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế ngày càng mạnh mẽ, việc học ngoại ngữ nhất là Tiếng Anh (T.A) vì thế là điều tất yếu. Do đó, ngành giáo dục nước nhà đã đưa T.A vào các trường phổ thông như một bộ môn chính được khuyến khích từ bậc học mầm non, tiểu học cho đến bắt buộc ở bậc phổ thông, đại học. Việc tạo ra một môi trường học tập sinh động và thú vị đóng một vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập tại trường phổ thông – môi trường này là phương tiện cũng là mục đích của quá trình dạy học nói chung bởi không phải người học T.A nào cũng yêu thích và có khả năng tự học tốt T.A.
Vậy làm thế nào để một giáo viên T.A có thể mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, luôn mới mẻ, kích thích học sinh ham học …? Mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp học sinh (hs) luôn ấn tượng và nhớ mãi về màu sắc, hình ảnh và âm thanh sinh động của nó, từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài học khi được khơi gợi?, ...? Có nhiều cách để thể hiện hình thức này, tuy nhiên cách để lại ấn tượng nhiều nhất phải chăng chính là việc thiết kế trò chơi (games) lồng ghép vào mỗi bài học?
Với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm có được khi soạn giáo án điện tử bằng Power Point (PPT), đặc biệt là thiết kế các trò chơi để dạy Tiếng Anh có hiệu quả tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Phương pháp thiết kế Games trên Power Point phục vụ bài giảng".
2. Thực trạng vấn đề:
Đa số gv đều hiểu rõ tầm quan trọng và ích lợi của việc ứng dụng CNTT trong soạn giảng cũng như việc lồng ghép các trò chơi khi dạy Tiếng Anh, đặc biệt là đối với hs THCS, bộ môn cần nhiều tranh ảnh, âm thanh, và những đoạn video clip minh hoạ đời sống thực của ngôn ngữ được sử dụng. Nhưng hiện nay ở tỉnh ta việc sử dụng giáo án điện tử vào bài giảng vẫn còn quá mới mẻ đối với các giáo viên nhất là gv ở trường THCS do các trường chưa được trang bị cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị chuyên dùng cần thiết. Tuy vậy, bản thân tôi công tác tại trường THCS Lê Hồng Phong, may mắn được tiếp cận với các trang thiết bị phục vụ bài giảng điện tử nên thỉnh thoảng tôi mạnh dạn soạn giảng và đưa vào trình chiếu, giảng dạy cho học sinh; và mong muốn rằng phương pháp này ngày càng được nhân rộng trong toàn trường, toàn thành phố, và toàn tỉnh cho dù bước đầu số tiết sử dụng GAĐT chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với số tiết sử dụng phương pháp truyền thống “phấn trắng bảng đen”. Song, bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng hs bây giờ rất lười học, rất nghiện internet và games online nên để giảng dạy đạt chất lượng cao gv phải làm việc rất vất vả, hướng dẫn cho hs làm bài tập được thì chiếm hết cả thời gian. Một số gv khác cũng lo ngại hs chơi nhiều quá thì không ghi chép được gì, vì thế không học được nhiều. Điều này cũng phần nào hạn chế việc thiết kế games khi dạy T.A nói chung và thiết kế trên PPT nói riêng.
Mặt khác, muốn "click" chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa trang bị cho mình hoặc chưa biết cách truy cập Internet, đây cũng chính là lỗ hỗng lớn nếu không kịp thời khắc phục thì rất khó cho giáo viên trong việc tìm kiếm và chia sẻ tư liệu để soạn giảng giáo án điện tử.
Qua khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp nhìn - nghe lên đến 85 - 90%. Đặc biệt các em rất thích học Tiếng Anh có lồng ghép vào các trò chơi mà các trò chơi được thầy cô thiết kế gần như trò các em chơi vi tính ở nhà thì thật tuyệt. Thực tế quan sát cho thấy, các em thường không ý thức được rằng là mình đang học. Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc: Chơi mà học, học mà chơi. Gv đã góp phần xây dựng mái trường thân thiện cho các em.
Bên cạnh đó các em còn cho rằng, Tiếng Anh là môn học khó và ở tại tỉnh Ninh Thuận này các em cũng ít có cơ hội để thực hành ngôn ngữ ngoài đời vì rất ít gặp người ngoại quốc như Anh, Mỹ. Việc học ngoại ngữ của các em chỉ vì cố lấy điểm cao là chủ yếu chứ không phải vì cố học để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này. Vả lại, việc sắm trang thiết bị gia đình phục vụ công việc tự học Tiếng Anh tại gia của các em không phải em nào cũng có được.
Tóm lại, giáo viên Tiếng Anh chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Giáo viên cũng cần giúp nhau và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, tự tạo mọi điều kiện để có thể đưa bài giảng điện tử đến với các em càng nhiều càng tốt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.
II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được đề cập rất lâu và rất cụ thể trong các Chỉ thị về giáo dục như: Chỉ thị 29 về việc "Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục"; hay "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn". Đặc biệt, năm học 2010 – 2011 được xác định với chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” có nhấn mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học và công tác quản lý – năm học tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 với chủ đề "Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thì năm 2010-2011 chính là năm thứ ba tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị trên.
1. Đặt vấn đề:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế ngày càng mạnh mẽ, việc học ngoại ngữ nhất là Tiếng Anh (T.A) vì thế là điều tất yếu. Do đó, ngành giáo dục nước nhà đã đưa T.A vào các trường phổ thông như một bộ môn chính được khuyến khích từ bậc học mầm non, tiểu học cho đến bắt buộc ở bậc phổ thông, đại học. Việc tạo ra một môi trường học tập sinh động và thú vị đóng một vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập tại trường phổ thông – môi trường này là phương tiện cũng là mục đích của quá trình dạy học nói chung bởi không phải người học T.A nào cũng yêu thích và có khả năng tự học tốt T.A.
Vậy làm thế nào để một giáo viên T.A có thể mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, luôn mới mẻ, kích thích học sinh ham học …? Mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp học sinh (hs) luôn ấn tượng và nhớ mãi về màu sắc, hình ảnh và âm thanh sinh động của nó, từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài học khi được khơi gợi?, ...? Có nhiều cách để thể hiện hình thức này, tuy nhiên cách để lại ấn tượng nhiều nhất phải chăng chính là việc thiết kế trò chơi (games) lồng ghép vào mỗi bài học?
Với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm có được khi soạn giáo án điện tử bằng Power Point (PPT), đặc biệt là thiết kế các trò chơi để dạy Tiếng Anh có hiệu quả tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Phương pháp thiết kế Games trên Power Point phục vụ bài giảng".
2. Thực trạng vấn đề:
Đa số gv đều hiểu rõ tầm quan trọng và ích lợi của việc ứng dụng CNTT trong soạn giảng cũng như việc lồng ghép các trò chơi khi dạy Tiếng Anh, đặc biệt là đối với hs THCS, bộ môn cần nhiều tranh ảnh, âm thanh, và những đoạn video clip minh hoạ đời sống thực của ngôn ngữ được sử dụng. Nhưng hiện nay ở tỉnh ta việc sử dụng giáo án điện tử vào bài giảng vẫn còn quá mới mẻ đối với các giáo viên nhất là gv ở trường THCS do các trường chưa được trang bị cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị chuyên dùng cần thiết. Tuy vậy, bản thân tôi công tác tại trường THCS Lê Hồng Phong, may mắn được tiếp cận với các trang thiết bị phục vụ bài giảng điện tử nên thỉnh thoảng tôi mạnh dạn soạn giảng và đưa vào trình chiếu, giảng dạy cho học sinh; và mong muốn rằng phương pháp này ngày càng được nhân rộng trong toàn trường, toàn thành phố, và toàn tỉnh cho dù bước đầu số tiết sử dụng GAĐT chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với số tiết sử dụng phương pháp truyền thống “phấn trắng bảng đen”. Song, bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng hs bây giờ rất lười học, rất nghiện internet và games online nên để giảng dạy đạt chất lượng cao gv phải làm việc rất vất vả, hướng dẫn cho hs làm bài tập được thì chiếm hết cả thời gian. Một số gv khác cũng lo ngại hs chơi nhiều quá thì không ghi chép được gì, vì thế không học được nhiều. Điều này cũng phần nào hạn chế việc thiết kế games khi dạy T.A nói chung và thiết kế trên PPT nói riêng.
Mặt khác, muốn "click" chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa trang bị cho mình hoặc chưa biết cách truy cập Internet, đây cũng chính là lỗ hỗng lớn nếu không kịp thời khắc phục thì rất khó cho giáo viên trong việc tìm kiếm và chia sẻ tư liệu để soạn giảng giáo án điện tử.
Qua khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp nhìn - nghe lên đến 85 - 90%. Đặc biệt các em rất thích học Tiếng Anh có lồng ghép vào các trò chơi mà các trò chơi được thầy cô thiết kế gần như trò các em chơi vi tính ở nhà thì thật tuyệt. Thực tế quan sát cho thấy, các em thường không ý thức được rằng là mình đang học. Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc: Chơi mà học, học mà chơi. Gv đã góp phần xây dựng mái trường thân thiện cho các em.
Bên cạnh đó các em còn cho rằng, Tiếng Anh là môn học khó và ở tại tỉnh Ninh Thuận này các em cũng ít có cơ hội để thực hành ngôn ngữ ngoài đời vì rất ít gặp người ngoại quốc như Anh, Mỹ. Việc học ngoại ngữ của các em chỉ vì cố lấy điểm cao là chủ yếu chứ không phải vì cố học để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này. Vả lại, việc sắm trang thiết bị gia đình phục vụ công việc tự học Tiếng Anh tại gia của các em không phải em nào cũng có được.
Tóm lại, giáo viên Tiếng Anh chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Giáo viên cũng cần giúp nhau và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, tự tạo mọi điều kiện để có thể đưa bài giảng điện tử đến với các em càng nhiều càng tốt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.
II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được đề cập rất lâu và rất cụ thể trong các Chỉ thị về giáo dục như: Chỉ thị 29 về việc "Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục"; hay "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn". Đặc biệt, năm học 2010 – 2011 được xác định với chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” có nhấn mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học và công tác quản lý – năm học tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 với chủ đề "Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thì năm 2010-2011 chính là năm thứ ba tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị trên.