• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 238

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,154
Điểm
113
tác giả
POWERPOINT Chuyên đề 2 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo được soạn dưới dạng file word, ppt gồm 2 Thư mục trang. Các bạn xem và tải chuyên đề 2 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ 2: SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC

(Lý thuyết: 5 tiết; Thực hành: 5 tiết; Báo cáo sản phẩm: 5 tiết)

I. MỤC TIÊU


1. Về kiến thức

Xác định rõ khái niệm sân khấu hóa tác phẩm văn học

Nhận biết, so sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ trong kịch bản sân khấu

2. Về năng lực

Lên kế hoạch (xây dựng kịch bản, tạo bối cảnh, trang phục, biên đạo, đạo diễn) tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học

Biết cách tiến hành sân khấu khóa tác phẩm văn học

Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn

3. Về phẩm chất:

Yêu thích và nhiệt tình tham gia hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học

Biết yêu quý cái đẹp trong nghệ thuật, trân trọng những sáng tạo của bản thân và của người khác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu
: Sách giáo khoa, sách giáo viên, ảnh chân dung tác giả,

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, giấy A0, phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1: THẾ NÀO LÀ SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC


TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
:
- Hs hào hứng khi tìm hiểu về sân khấu khóa tác phẩm văn học
- Tạo tâm thế để dẫn dắt vào bài
b. Nội dung thực hiện:
- GV sử dụng kỹ thật Think – Pair – Share
- Tình huống: Hs xem/nghe bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hòa và chia sẻ.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Bài hát trên được phổ nhạc từ tác phẩm văn học nào?
- Lời thơ và lời nhạc tác động tới tác động tới quá trình tiếp nhận của em như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh trả lời nhanh vào giấy note
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh bắt cặp chia sẻ đáp án với bạn bên cạnh và chấm chéo
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
- Bài hát được phổ nhạc từ tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Lời thơ: tiếp nhận qua hành động đọc
- Lời nhạc: tiếp nhận qua hành động nghe – xem, tiết tấu, nhịp, giai điệu, sân khấu, ….
è nghe nhạc dễ thuộc thơ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì?
a. Mục tiêu hoạt động
:
- Hs hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học
b. Nội dung thực hiện:
- Hs đọc ngữ liệu sgk và xác định khái niệm sân khấu hóa TPVH.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Hs đọc ngữ liệu sgk/29 và trả lời câu hỏi sau: Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc to nội dung và trình bày khái niệm dưới dạng từ khóa
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh thống nhất từ khóa và ghi lại vào vở
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt từ khóa
1. Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì?
Sân khấu hóa TPVH là:
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
2. So sánh văn bản văn học – kịch bản văn học
a. Mục tiêu hoạt động
:
b. Nội dung thực hiện:
- gv chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm chung 1 nội dung câu hỏi trong sgk/33 tiến hành làm việc nhóm.
Nhóm 1,2 câu 1 sgk/33
Nhóm 3,4 câu 2 sgk/33
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Trong 2 phút đọc văn bản cột bên trái
2 phút tiếp theo: thực hiện đọc/xem nội dung gợi mở cột bên phải
5 phút thảo luận câu hỏi và ghi vào phiếu học tập. Lý giải vì sao lại có sự khác nhau đó?
- 2 nhận xét, đánh giá.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hs hoàn thành phiếu học tập sau:
Nội dungTác phẩm văn học (tác phẩm văn học được chuyển thể)Biểu diễn tác phẩm trên sân khấu
Ngôn ngữ
Nhân vật
Không gian/ thời gian
Phương thức tiếp nhận
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm. Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức
2. So sánh Văn bản văn học – kịch bản văn học
- Giống nhau: cùng thể hiện, tái hiện hình tượng nhân vật được nhắc tới trong văn bản.
- Khác nhau:
Nội dungĐọc văn bản văn họcKịch bản văn học
Ngôn ngữĐơn thuần đọc, phát lên âm thanh, chi phối bởi giọng đọc cá nhân- Ngôn ngữ có phần phô diễn, giọng ngâm, xen giọng điệu, ngữ điệu của nhân vật
- Xuất hiện những chỉ dẫn sân khấu
Nhân vậtHiện lên qua câu chữ văn bảnNhân vật có thể thêm bớt, có hỗ trợ thêm các phương tiện phi ngôn ngữ ..
Không gian/ thời gianGián tiếp hiện lên qua ngôn ngữ văn họcTrực tiếp gợi lên từ bài trí ánh sáng, âm thanh, hoạt cảnh, đạo cụ …
Phương thức tiếp nhậnTiếp nhận thưởng thức bằng hành động đọc và hình dung tưởng tượngTiếp nhận qua hành xem, nghe nhìn
è Có sự khác nhau như vậy là do đặc trưng của loại hình nghệ thuật biểu diễn quyết định.
3. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu hoạt động
:
- Hs nhận xét sự giống và khác nhau giữa đọc văn bản văn học, kịch bản văn học và hoạt động sân khấu hóa qua đoạn phim trích Làng Vũ Đại ngày ấy. Em có nhận xét gì về sự khác biệt đó?
b. Nội dung thực hiện:
- gv tổ chức hoạt động cặp.
- hs làm việc cá nhân ra giấy note và bắt cặp trao đổi. Đánh giá chéo kết quả làm việc của nhau và báo cáo
- gv gọi 2 – 3 cặp chia sẻ
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-
2 phút làm việc cá nhân đọc văn bản
- 3 phút xem đoạn trích
- 3 phút bắt cặp và chia sẻ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiêm vụ theo yêu cầu
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ và ghi chép
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt nội dung chính
1. Giống nhau
- Cả 2 văn bản đều kể về sự việc Lão Hạc bán chó và tâm sự với ông giáo
2. Khác nhau
- Văn bản Lão Hạc: có người kể chuyện, có điểm nhìn trần thuật, câu chuyện được kể qua lời kể của ông giáo
- Kịch bản văn học: không có người kể chuyện, xuất hiện những chỉ dẫn diễn xuất, chỉ dẫn sân khấu và có những cải biên. (Ví dụ: Trong văn bản, Lão Hạc chỉ cho chó ăn cơm; trong kịch bản sân khấu, Lão Hạc giúp thằng Mục lồng thòng lọng vào cổ chó…)
- Trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy: không còn những chỉ dẫn diễn xuất, toàn bộ tâm trạng của nhân vật được thể hiện qua lời thoại, hành động, cử chỉ, độc thoại nội tâm được nói thành lời và có những cải biên.
+ phim là sự kết hợp của 3 tác phẩm: Sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo
+ Câu chuyện của Lão Hạc đã được thầy giáo Thứ viết và được đăng báo.
+ Về cái chết của Lão Hạc, lão sang nhà Binh Tư xin bả chó được thay bằng Lão Hạc sang nhà Chí Phèo xin bả chó….
3. Nhận xét về sự khác biệt
- Phim có sự khác biệt so với kịch bản văn học và văn bản văn học do có những cải biên và điều chỉnh của đạo diễn nhằm đưa đến cái nhìn chân thực về nỗi thống khổ của những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Sự cải biên này mang lại một hiệu ứng tích cực cho người xem, để lại dư âm, nỗi ám ảnh về hình tượng nhân vật.
4. HOẠT ĐỘNG 4: NÂNG CAO, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu hoạt động
:
- Kể tên một vài tác phẩm văn học được sân khấu hóa
- Hs chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học đối với việc tiếp nhận văn học.
b. Nội dung thực hiện:
- Hs kể tên một vài tác phẩm văn học được sân khấu hóa
- Hs làm việc nhóm để chỉ ra ưu điểm, hạn chế của hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học. Mỗi nhóm hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình. Mỗi thành viên trong nhóm đưa ra 1 ý viết vào phiếu, người sau không lặp lại ý người trước.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Em hãy kể tên một vài tác phẩm văn học được sân khấu hóa
- Qua bài học, em hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học đối với việc tiếp nhận văn học.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
-
hs làm việc theo nhóm
- thời gian 5 phút
- tên hoạt động “ Ai nhanh hơn”
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Đại diện HS trình bày phần bài làm của nhóm mình. Nhóm khác phản biện, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
1. Hạn chế
- Không phải văn bản văn học nào cũng có thể sân khấu hóa được
- Sân khấu hóa do ý đồ của đạo diễn, diễn viên nên nhiều khi trong kịch bản sân khấu, tình tiết, sự việc, kết thúc được cải biên nhằm thể hiện một thông điệp nào đó của đạo diễn, diễn viên. Do vậy sẽ có độ vênh giữa nhân vật trong tác phẩm văn học và nhân vật trong tác phẩm được sân khấu hóa.
2. Ưu điểm
- Hình tượng nhân vật hiện lên sống động, đậm nét khi kết hợp với hóa trang, lời thoại, hành động dễ tạo ấn tượng, thu hút và lôi cuốn người xem.
- Âm thanh, ánh sáng, đạo cụ làm nổi bật diễn xuất của diễn viên và hỗ trợ thể hiện nội tâm nhân vật, góp phần tạo không khí và chuyển tải thông điệp.
- Sự thay đổi, cải biên nhằm mang hơi thở mới vào tác phẩm văn học, đưa ra một cách nhìn về một vấn đề có ý nghĩa thời sự, thời đại.
è Đời sống tác phẩm văn học được nối dài, mang sức sống mới./
5. HOẠT ĐỘNG 5: LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động:

- lấy ý kiến phản hồi sau tiết học nhằm đánh giá hoạt động học tập của học sinh
- dặn dò
b. Nội dung thực hiện
- hs hoàn thành phiếu học tập
- hs đọc trước tài liệu tiết học sau và tự tóm tắt theo mẫu ghi chép
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
-
Hs hoàn thành phiếu rời lớp
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại một vài chia sẻ nhanh nhất.




TIẾT 2: THẾ NÀO LÀ SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC (TIẾP)

2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ HÌNH THỨC SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG


TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
:
- Kiểm tra phần kiến thức đã học về khái niệm sân khấu hóa, sự khác biệt tác phẩm văn học, kịch bản văn học và kịch bản sân khấu
- Dẫn dắt vào nội dung tiết học
b. Nội dung thực hiện:
Hs trả lời 6 câu hỏi liên quan đến sân khấu hóa TPVH, mỗi câu trả lời trong 15 giây và viết lên giấy note. Sau đó chia sẻ chấm chéo
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1. Để sân khấu hóa tác phẩm văn học, tác phẩm văn học phải được viết lại thành … … … …
2. Khi sân khấu hóa TPVH, hoạt động đọc sẽ được thay bằng hoạt động …. và ….
3. Sân khấu hóa TPVH, khi diễn xuất diễn viên ngoài lời thoại có thể vận dụng yếu tố … … … để thể hiện vai diễn.
4. Trong sân khấu hóa, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ hỗ trợ… … thể hiện nội tâm nhân vật.
5. Khi sân khấu hóa tác phẩm văn học, biên kịch, đạo diễn có thể … … tác phẩm để mang tới một thông điệp mới.
6. Bức hình sau cho em biết em sẽ hóa thân vào nhân vật … …
khi thực hành sân khấu hóa ?


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc to nội dung
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh thống nhất từ khóa và ghi lại vào vở
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt từ khóa
Đáp án:
1. Kịch bản sân khấu
2. Nghe – xem/nhìn
3. Phi ngôn ngữ
4. Diễn viên
5. Cải biên
6. Mị Châu
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu hoạt động

- hs xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và hình thức của hoạt động sân khấu khóa TPVH
b. Nội dung thực thiện
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung theo phiếu học tập.
- Nhóm trình bày, nhóm lắng nghe, phản biện.
- Gv chốt kiến thức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nhóm 1: Tìm hiểu mục tiêu của sân khấu hóa

- Nhóm 2: Tìm hiểu các yêu cầu của sân khấu hóa

- Nhóm 3: Tìm hiểu hình thức của sân khấu hóa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Làm việc theo nhóm vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Trình bày kết quả làm việc nhóm, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt
1. Mục tiêu
C
ó 3 mục tiêu chính:


- Sân khấu hóa, học sinh sẽ đọc tác phẩm qua hoạt động nghe nhìn bằng việc sử dụng văn bản đa phương tiện
- Sân khấu hóa giúp người đọc phá vỡ khoảng cách giữa văn bản – người đọc vì để sân khấu hóa được, học sinh phải thấu hiểu tác phẩm, phải đóng vai, nhập thân vào nhân vật qua hành động, ngôn ngữ ..
- Qua hoạt động sân khấu hóa, học sinh đồng cảm với nhân vật, yêu nhân vật… phát triển khả năng tương tác, làm việc nhóm và năng lực diễn xuất, ngôn ngữ
2. Yêu cầu

- Khi sân khấu hóa thì yêu cầu quan trọng nhất là:
+ Trung thành……
Vì chuyển thể 1 tác phẩm văn học, để có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm.
Thay đổi kịch bản sẽ thay đổi đánh giá về nhân vật, thông điệp của tác giả.
+ Bên cạnh đó cần có sự Sáng tạo………
Diễn cho ra chất của nhân vật, khắc họa hình tượng nhân vật, hình tượng cái tôi trữ tình
- Khi sân khấu hóa phải đảm bảo yêu cầu ngôn ngữ sân khấu, đảm
- Khi sân khấu hóa phải đảm bảo yêu cầu tính thẩm mỹ, tính giáo dục và tâm lý lứa tuổi vì:
+ ngôn ngữ TPVH có tính thẩm mỹ, tính hình tượng nên khi chuyển thể ngôn ngữ sân khấu cũng cần đảm bảo tính thẩm mỹ.
+ TPVH thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc. Khi chuyển thể sang sân khấu, cũng cần chuyển tải thông điệp của nhà văn để định hướng giáo dục
3. Một số hình thức sân khấu hóa TPVH
-
Có 2 hình thức sân khấu hóa:

- Sự khác biệt tiểu phẩm và hoạt cảnh:



Tiểu phẩm Hoạt cảnh
- trọn vẹn (1 vở, 1 màn, 1 cảnh
- cần có sân khấu, không gian, thời gian biểu diễn
- phù hợp với tác phẩm tự sự: truyện, tiểu thuyết…
- minh họa ngắn
- không cần sân khấu và không gian biểu diễn
- phù hợp với tác phẩm trữ tình



- Lựa chọn hình thức sân khấu hóa phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ mục đích, yêu cầu của hoạt động học tập

+ thể loại tác phẩm văn học

+ điều kiện cơ sở vật chất, và thời gian thực hiện hoạt động


3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động
:
Hs củng cố kiến thức về hình thức sân khấu hóa tác phẩm
b. Nội dung thực hiện:
-
Hs đọc văn bản truyện Lão Hạc và xem phần diễn xuất của 2 thí sinh Trường Sân khấu Điện Ảnh khi dựng hoạt cảnh sân khấu hóa truyện Lão Hạc
- Hs làm việc cặp đôi vào giấy note, trả lời 4 câu hỏi kiểm tra củng cố kiến thức về hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học. Sau đó trao đổi, chấm chéo.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Trong 2 phút đọc văn bản trích từ truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
2 phút tiếp theo xem video sân khấu hóa từ đoạn trích vừa đọc
5 phút thảo luận 4 câu hỏi vào giấy note:
+ Video trên là tiểu phẩm hay hoạt cảnh
+ Nội dung video có bám sát với văn bản truyện không?
+ Trong 2 diễn viên, diễn viên nào có diễn xuất chưa được tốt? Vì sao?
+ Tại sao việc sân khấu hóa cần ưu tiên vào các văn bản tác phẩm có trong chương trình lớp/cấp đang học ?
- 2 phút chấm chéo
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hs đọc văn bản sgk/31 – 32 và xem video, thực hành trả lời câu hỏi theo cặp nhóm.
..\Downloads\video-1618291477.mp4
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Đại diện HS trình bày phần bài làm của nhóm mình. Cặp khác phản biện, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
1. Video trên là hoạt cảnh vì chỉ dựng một cảnh ngắn trong tác phẩm Lão Hạc
2. Nội dung video có bám sát văn bản gốc.
3. Diễn viên đóng ông giáo kỹ thuật diễn xuất chưa tốt: chỉ thoại/ không diễn tả hết cảm xúc nhân vật Lão Hạc.
4. Ưu tiên các văn bản có trong chương trình lớp học, cấp học khi sân khấu hóa vì:
- Sân khấu hóa nhằm đem đến một cách tiếp cận khác đối với tác phẩm văn học. Qua đó hỗ trợ củng cố khắc sâu kiến thức về nhân vật. HS sẽ thấu hiểu nhân vật tạo điều kiện thuận lợi để học sinh viết luận hay thể hiện quan điểm, đánh giá về nhân vật
- Các tác phẩm trong cấp học, chương trình học thì hs đã qua đọc hiểu văn bản trên lớp nên sẽ gần gũi hơn, thuận tiện để chuyển thế

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động
:
Hs củng cố kiến thức về mục tiêu, yêu cầu và hình thức sân khấu hóa TPVH
b. Nội dung thực hiện:
-
HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”
- mỗi nhóm có một khay thẻ hoàn thiện sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học
- sau thời gian hoàn thành sơ đồ tư duy, các nhóm treo nội dung sản phẩm và gv chọn nhóm nhanh nhất trình bày.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
-
Lớp chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm có 3 phút hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học. Hết thời gian, các nhóm treo bảng sơ đồ tư
- 2 phút: nhóm nhanh nhất đại diện trình bày

2. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
-
Hs làm việc nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Đại diện HS trình bày phần bài làm của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo



TIẾT 3: I. THẾ NÀO LÀ SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC

(TIẾP)

3. NHỮNG KHÍA CẠNH CẦN KHAI THÁC TỪ TPVH TRONG VIỆC SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC


TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
:
- hs xác định được vấn đề tiếp cận của giờ học
- tạo sự hứng khởi.
b. Nội dung thực hiện:
Trò chơi Giải mã hình ảnh, 6 câu hỏi, trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ hiện ra 1 phần của bức tranh. Học sinh đi tìm từ khóa
Hai đội chơi lần lượt trả lời. Nếu trả lời sai, cơ hội dành cho nhóm khác. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Giả mã hình ảnh trong:
+ 2 câu hỏi đầu tiên, trả lời đúng được 10 điểm;
+ đến câu 3,4 được 8 điểm;
+ câu 5,6 được 6 điểm
Thư ký ghi điểm cho mỗi đội
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
6 câu hỏi:


Đây là một đề tài phổ biến trong văn học Việt Nam: đề tài ….. …. …
Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau: … .. đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng, khi về bủng beo
Làng … … là quê hương của nhà văn Nam Cao.
Đây là một loại thú cưng được nhiều gia đình chọn nuôi: con …
Tác giả của truyện ngắn “Làng” là … …
Điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau: “ …. thì thử lửa thử than/ Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
2 đội chơi lần lượt chọn câu hỏi và giải mã hình ảnh
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Hs đưa đáp án và giải mã hình ảnh
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
- Bức tranh Lão Hạc trò chuyện với cậu Vàng
- Từ khóa: Lão Hạc
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu hoạt động
-
Hs xác định 5 yếu tố lợi thế từ tác phẩm văn học khi tiến hành sân khấu hóa
- Hs phân tích được 1 đặc điểm/1 lợi thế từ tpvh cụ thể
b. Nội dung thực thiện
- hs làm việc nhóm ở nhà
- lên lớp hs trình bày dưới các hình thức khác nhau: Sơ đồ tư duy, thuyết trình bằng Powerpoint.
- gv lựa chọn
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Em hãy tạo lập bảng biểu, sơ đồ hóa kiến thức những lợi thế của tác phẩm văn học khi sân khấu hóa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà, thuyết trình tại lớp
Nhóm khác nhận xét bài thuyết trình của nhóm bạn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS đặt ra câu hỏi cho nhóm bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt kiến thức.
5 lợi thế của tác phẩm văn học khi tiến hành sân khấu hóa TPVH:
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – PHÂN TÍCH LỢI THẾ KHI SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM TRUYỆN
a. Mục tiêu hoạt động
:
- Hs vận dụng lý thuyết về lợi thế của tpvh khi chuyển thể để áp dụng chuyển thế văn bản truyện
- Hs làm việc nhóm để củng cố kiến thức
b. Nội dung thực hiện:
Thể lệ:
Trong 5 phút đầu: làm việc cá nhân theo bảng biểu
Trong 3 phút tiếp theo, chia sẻ trong nhóm
Trong 5 phút tiếp theo thống nhất đáp án
Trong 2 phút tiếp, chuyển bài cho nhóm bên cạnh chữa bằng bút đỏ.
5 phút cuối, 1 nhóm lên trình bày.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Có 4 nhóm
Hs nhớ lại văn bản Chiến thắng Mtao – Mxây
-
Hoàn thành mẫu phiếu học tập
Văn bản “Chiến thằng Mtao Mxây” (trích Sử thi Đăm Săn)
Nội dung Các yêu tố truyện Ý nghĩa khi SKH
Bối cảnh
(when, where)
Nhân vật chính là ai?
(who)
Diễn biến (events)
Lời người kể chuyện

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
-
HS làm việc cá nhân, chia sẻ trong nhóm và thống nhất đáp án
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm
Hs đánh giá, nhận xét phần làm việc của nhóm khác
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt kiến thức

Văn bản “Chiến thằng Mtao Mxây” (trích Sử thi Đăm Săn)
Nội dung Các yêu tố truyện Ý nghĩa khi SKH
Bối cảnh
(when, where)
- Thời đại mẫu hệ
- Không gian cộng đồng thị tộc
Tạo dựng bối cảnh sân khấu, thiết kế, lựa chọn trang phục, ngôn ngữ phù hợp
Nhân vật chính là ai?
(who)
Đăm Săn: ngoại hình, lời nói, hành động
Hóa trang, chuẩn bị đạo cụ biểu diễn phù hợp
Diễn biến
(events)
- ĐS bị cướp vợ
- Đăm Săn khiêu chiến
- Đăm Săn và Mtao Mxây múa khiên
- ĐS giết chết Mtao Mxây
- Đòi vợ, đòi danh dự
Tạo tình huống kịch tính qua các cảnh, lớp, lời thoại của nhân vật
Lời người kể chuyện
Nhà Mao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng….
Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao gió như bão
Hỗ trợ tạo dựng chỉ dẫn sân khấu, chuyển lớp, cảnh.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG – PHÂN TÍCH LỢI THẾ KHI SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM THƠ
a. Mục tiêu
- hs tự thực hành phân tích lợi thế khi sân khấu hóa tác phẩm thơ/trữ tình
b. Nội dung thực hiện
Hs làm việc cặp theo kỹ thuật Think – pair – share
3 phút theo dõi video bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu
Các câu hỏi chạy liên tiếp. Trả lời nhanh 4 câu hỏi vào
giấy note, mỗi câu 20 giây
2 phút chấm chéo dựa trên đáp án . Mỗi ý đúng 1 điểm
4 phút GV chốt
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu được chuyển thể theo hình thức …. …
Ngoài lời bài thơ được thể hiện, yếu tố nào làm nên điểm nhấn cho đoạn video trên là gì?
Có thể sân khấu hóa bài thơ Bầm ơi bằng hình thức khác nào?
Em thử lý giải ngắn gọn tại sao lại chọn những hình thức đó để sân khấu hóa bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Hs trả lời câu hỏi vào giấy note và trao đổi châm chéo
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Hs chấm chéo và công bố điểm số
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt
Đáp án
Ngâm thơ
tranh cát động/ nền nhạc
Đọc thơ trên nền nhạc/ Hát văn
Thơ giàu nhịp điệu/ giàu tính nhạc
5. HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ
a. Mục tiêu hoạt động:
- Hs
khái quát hóa nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện
- Hs về nhà vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học. (dùng canva, vẽ tay, cắt dán)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hs lắng nghe và về vẽ sơ đồ tư duy
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình vào tiết học sau hoặc báo cáo cho cán sự môn Văn của lớp để thống kê, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
Sơ đồ tư duy của học sinh










TIẾT 4: SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC (TIẾP)

4. NGÔN NGỮ VÀ HÌNH THỨC CỦA KỊCH BẢN SÂN KHẤU



TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
:
- ôn lại kiến thức bài học cũ
- tạo sự hứng khởi để dẫn dắt học sinh vào kiến thức mới.
b. Nội dung thực hiện:
- Khởi động: trò chơi 20s
- Kiểm tra kiến thức của 2 tiết học trước: những lợi thế của TPVH khi sân khấu hóa.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Cùng với cốt truyện, … … là một trong hai yếu tố chính để xây dựng kịch bản văn học
Không gian, thời gian trong tác phẩm văn học tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ dẫn … … trên sân khấu.
Biên kịch, đạo diễn hình dung và đưa ra các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, đạo cụ, lời thoại và hành động của nhân vật trên sân khấu dựa vào lời … … …
Với thơ có thể sân khấu hóa với hình thức đọc thơ, … … trên nền nhạc, kết hợp với hình ảnh minh họa.
Tác phẩm tự sự và kịch có câu chuyện, sự kiện, những mâu thuẫn,… … rất giàu kịch tính. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sân khấu hóa.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh trả lời nhanh vào phiếu cá nhân
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ đáp án với bạn – chấm chéo
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
1. Nhân vật
2. Bối cảnh
3. Người kể chuyện
4. Ngâm thơ
5. Xung đột
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu hoạt động
-
HS phân tích bản mẫu và xác định được các đặc điểm về hình thức và ngôn ngữ của kịch bản sân khấu
b. Nội dung thực thiện
- 6 nhóm nghiên cứu ngữ liệu sgk và thực hành theo phiếu học tập số 1. 2 nhóm chung 1 nội dung, đại diện nhóm chung nội dung sẽ chia sẻ, nhóm khác bổ sung.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nhóm 1+2: văn bản 4.1

- Nhóm 3+4: văn bản 4.2

- Nhóm 5+6: văn bản 4.3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs làm việc nhóm
Hs thống nhất ý kiến điền kết quả thống nhất vào phiếu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày kết quả thảo luận trên lớp
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt kiến thức về hình thức và ngôn ngữ kịch bản văn học
1. Hình thức kịch bản văn học
- Mỗi vở diễn có tên hồi, cảnh, lớp
- Tên nhân vật đặt ở lề trái, viết in hoa kèm theo lời nhân vật
- Có chỉ dẫn sân khấu đặt trong ngoặc đơn, in nghiêng
2. Ngôn ngữ kịch bản văn học
- Toàn bộ là lời của nhân vật
- Chủ yếu thể hiện lời thoại (độc thoại, đối thoại) và chỉ dẫn sân khấu.
2. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động
:
- HS so sánh, phân tích và chỉ ra được sự khác biệt giữa hình thức, ngôn ngữ kịch bản văn học với hình thức, ngôn ngữ của văn bản truyện, thơ, ký
b. Nội dung thực hiện:
- hs làm việc theo cặp đôi
+ làm việc cá nhân vào phiếu học tập số 2
+ trao đổi phiếu với bạn bên cạnh
+ chấm chéo, nhận xét
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
NỘI DUNG KỊCH BẢN “NGHÊU, SÒ, ỐC, HẾN”VĂN BẢN “TỰ TÌNH”
(BÀI 2)
HÌNH THỨC
NGÔN NGỮ
NHẬN XÉT
Em hãy hoàn thành phiếu học tập và

rút ra sự khác biệt giữa hình thức, ngôn ngữ kịch bản văn học và hình thức, ngôn ngữ của văn bản truyện, thơ, ký
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hs đọc văn bản, làm việc cá nhân trên phiếu và trao đổi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ và báo cáo phần bài làm
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức
Gợi ý đáp án phiếu học tập số 2
NỘI DUNG KỊCH BẢN “NGHÊU, SÒ, ỐC, HẾN”VĂN BẢN “TỰ TÌNH”
(BÀI 2)
HÌNH THỨC Có tên lớp của từng vở diễn
Tên nhân vật được in hoa và có lời thoại đi kèm
Có chỉ dẫn bối cảnh và diễn xuất
- Thể thơ song thất lục bát
Không có chú thích lượt lời của nhân vật
NGÔN NGỮ - thể hiện qua hành động va lời thoại của nhân vật
- Chỉ dẫn sân khấu tạo bối cảnh để diễn viên thể hiện đúng hành động, cảm xúc của nhân vật
Ngôn ngữ gợi tả: người đọc hình dung tưởng tượng diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình, bối cảnh nhân vật xuất hiện
NHẬN XÉTChi tiết cho từng hành động, lời thoại
Tập trung vào hành động
Tập trung vào ngôn ngữ thể hiện
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động
:
- HS sưu tầm, giới thiệu một vài đoạn trích kịch bản văn học chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong chương trình sách giáo khoa
- Kiểm tra những thu nhận được bài học gì từ lý thuyết của chuyên đề sân khấu hóa.
b. Nội dung thực hiện:
-
Hs giới thiệu sản phẩm sưu tầm được
- HS chia sẻ những bài học thu nhận được
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Em hãy chia sẻ kịch bản văn học được chuyển thể từ tác phẩm văn học trong nhà trường?
- Em thu nhận được bài học gì từ lý thuyết của chuyên đề sân khấu hóa?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
-
hs chia sẻ kịch bản sưu tầm
- hs rút ra bài học kinh nghiệm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Đại diện HS trình bày , chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
1. Hs chia sẻ kịch bản sưu tầm được
2. Gợi ý bài học kinh nghiệm được rút tỉa:
- Sân khấu hóa làm đa dạng hình thức tiếp cận cho TPVH
- Sân khấu hóa không đơn thuần là đọc to lời thoại mà cần đến sự hỗ trợ của kỹ thuật diễn xuất, ánh sáng, đạo cụ, âm thanh
- Kịch bản càng chi tiết về lời thoại nhân vật, chỉ dẫn sân khấu, chỉ dẫn diễn xuất thì việc sân khấu hóa càng thuận lợi


TIẾT 5: SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC (TIẾP)

II. QUY TRÌNH SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC





TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu hoạt động
:
Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
GV chuẩn bị câu hỏi khởi động yêu cầu dự đoán của học sinh và sử dụng kỹ thuật Think-Pair-Share
Với tiêu đề của mục II.Quy trình sân khấu hóa TPVH, em dự đoán gì về nội dung của phần này?
HS dự đoán cá nhân vào giấy note, chia sẻ với bạn bên cạnh. Nhận xét, chấm chéo.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Với tiêu đề của mục II.Quy trình sân khấu hóa TPVH, em dự đoán gì về nội dung của phần này?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh trả lời nhanh vào phiếu cá nhân – chia sẻ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ, đánh giá đáp án của bạn.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài học
Hs có thể trả lời:
- Tên tiêu đề cho ta biết bài học sẽ chỉ ra các bước tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học
+ chọn văn bản
+ hình thành kịch bản
+ tập diễn
+ diễn xuất
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu hoạt động

Hs nắm vững quy trình sân khấu hóa để vận dụng thực hành
b. Nội dung thực thiện
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kỹ thuật mảnh ghép
5 phút: nhóm bốc thăm thảo luận về một bước trong quy trình sân khấu hóa TPVH
6 phút tạo nhóm mới, chia sẻ nội dung vòng 1. tạo thành 1 vòng
tròn liên tục để hoàn thành kiến thức.
- 5 phút cuối 1 nhóm lên báo cáo
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Các nhóm bốc thăm nội dung tìm hiểu quy trình sân khấu hóa:
1. Nghiên cứu tác phẩm, chọn hình thức SKH
2. Biên kịch
3. Đạo diễn
4. Biểu diễn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt kiến thức cơ bản
Quy trình sân khấu hóa TPVH:


1. Nghiên cứu tác phẩm, chọn hình thức sân khấu hóa

- ưu tiên chọn tác phẩm trong sgk Ngữ văn 10
- Chọn 1 hoặc 1 nhóm TPVH và hình thức phù hợp
2. Biên kịch
- Đọc kỹ văn bản, hiểu đúng nội dung tư tưởng, thông điệp TPVH
- Biên soạn kịch bản: (hoạt cảnh, tiểu phẩm, phân vai, đạo cụ, chỉ dẫn bối cảnh…)
3. Đạo diễn
- Chọn diễn viên, đạo cụ, trang phục, sân khấu…
- Chỉ đạo luyện tập, biểu diễn
- Biên tập hậu kỳ
4. Biểu diễn
- Diễn viên hiểu tác phẩm, nghiên cứu diễn xuất, thuộc lời thoại…
- Hóa thân nhân vật
- Sử dụng kỹ thuật diễn xuất để nhập vai cảm xúc
- Tuân thủ chỉ đạo của đạo diễn.
2. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động
:
- Củng cố kiến thức về quy trình sân khấu hóa với những lưu ý cụ thể cho biên kịch và đạo diễn
b. Nội dung thực hiện:
So sánh công việc của biên kịch và đạo diễn
- 3 phút làm việc cá nhân
- 2 phút chia sẻ với bạn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
-
Hs làm việc theo cặp nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm của bạn bắt cặp và nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản.
So sánh công việc Biên kịch và Đạo diễn:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động:
b. Nội dung thực hiện
-
Hs làm việc cá nhân
- Theo dõi clip phóng viên phỏng vấn nghệ sĩ Xuân Bắc trong 3 phút
Note lại những thông tin mà em cho là quan trọng về yêu cầu đối với diễn viên
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Em hãy theo dõi clip phóng viên phỏng vấn nghệ sĩ Xuân Bắc, sau đó note lại những thông tin mà em cho là quan trọng về yêu cầu đối với diễn viên hiện nay?
Chia sẻ về một thông tin mà em cho là quan trọng nhất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hs nghe và thực hiện ghi chú
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình và chia sẻ về thông tin cho là quan trọng nhất.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại thông tin quan trọng.
Yêu cầu đối với người dễn viên:
Không ngừng trau dồi,
Học tập để có nền tảng kiến thức
Lắng nghe
Chuyên nghiệp trong giao tiếp với báo chí

CHUYÊN ĐỀ 2 - PHẦN II

THỰC HÀNH SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC

  • I. MỤC TIÊU
  • Giúp học sinh:
  • 1. Kiến thức: HS củng cố, khắc sâu nội dung ý nghĩa của những tác phẩn văn học đã học qua hình thức sân khấu hóa.
  • - Nghiên cứu, lựa chọn các tác phẩm văn học có thể chuyển thể và hình thức sân khấu hóa phù hợp với tác phẩm ấy, ưu tiên những tác phẩm có trong SGK Ngữ văn lớp 10. ( GV có thể gợi ý HS biên soạn kịch bản văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học vào tiết học:
  • + Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi
  • + Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
  • + Đất nước - Nguyễn Đình Thi
  • + Lính đảo hát tình ca trên đảo - Trần Đăng Khoa
  • + Rama buộc tội - Sử thi Ấn Độ )
  • 2. Năng lực:
  • - Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề bằng tư duy sáng tạo.
  • - Rèn luyện, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học, làm biên kịch, làm đạo diễn, diễn viên, khám phá năng lực nghề nghiệp của bản thân.
  • 3. Phẩm chất, thái độ:
  • - Rèn luyện phẩm chất tự tin, tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm tập thể.
  • - Bồi dưỡng tình yêu văn học, nghệ thuật.
  • II. CHUẨN BỊ
  • - GV: Sgk, sgv chuyên đề, máy chiếu, kế hoạch dạy học chuyên đề.
  • - HS: Sgk, giấy bút, tìm hiểu các tác phẩm có thể sân khấu hóa, các vật dụng có thể dùng làm đạo cụ…
  • III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • TIẾT …..-…..
  • 1. TRƯỚC GIỜ HỌC
  • GV hướng dẫn HS:
  • HS biên soạn kịch bản văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học vào tiết học, có thể chọn lựa văn bản:
  • + Rama buộc tội - Trích sử thi Ramayana - Sử thi Ấn Độ
  • - Xác định hình thức hoạt cảnh: đọc/ngâm thơ trên nền nhạc; minh họa ảnh chân dung; tư liệu hay video clip;...
  • - Xác định những thiết bị và dụng cụ cần cho việc xây dựng hoạt cảnh:
  • + Trang phục
  • + Cờ, trống, băng rôn
  • + Tranh ảnh, vi deo, máy chiếu...
  • 2. TRONG GIỜ HỌC
  • Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
  • 1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời, qua đó, nêu nhiệm vụ học tập.
  • 1.2. Nội dung: Phát vấn về các khâu đoạn trong SKH tác phẩm văn học
  • 1.3. Sản phẩm: Thấy được sự quan trong và cần thiết của các khâu trong hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học, từ đó tạo tâm thế để xây dựng hoạt cảnh cho một tác phẩm văn học có thể sân khấu hóa trong SGK hoặc một tác phẩm bất kì.
  • 1.4. Tổ chức thực hiện:
  • Câu hỏi: Qua phần lí thuyết, em hiểu quy trình sân khấu hóa một văn bản văn học cần trải qua mấy khâu? Trong đó khâu nào là khó nhất và quan trọng nhất? Tại sao?
  • HS huy động kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
  • Trả lời:
  • + 3 khâu: Biên kịch, đạo diễn, diễn
  • + Khâu quan trọng và khó nhất: Hs có thể trả lời theo nhiều quan điểm
  • à Chúng ta cùng bắt tay vào thực hành để trả lời câu hỏi trên.
  • Hoạt động 2: THỰC HÀNH
  • 2.1. Mục tiêu: HS biết cách xây dựng hoạt cảnh những tác phẩm văn học có thể sân khấu hóa.
  • 2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ vănChuẩn bị vào việc xây dựng hoạt cảnh của văn bản lựa chọn.
  • 2.3. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành và đại diện thuyết trình giữa các tổ/nhóm.
  • 2.4. Tổ chức thực hiện:
  • Thao tác 1. Biên soạn kịch bản.
    • Hoạt động của GV và HS
    • Dự kiến sản phẩm
    • Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm.
    • -Yêu cầu mỗi nhóm tự bầu: 1 nhóm trưởng, 1 thư kí
    • - Mỗi nhóm chọn 1 văn bản có trong sách giáo khoa để biên kịch thành tiểu phẩm/ hoạt cảnh.
    • Nhóm…Văn bản chuyển thể…
    • STT
    • Tên thành viên
    • Nhiệm vụ
    • Bước 2: Hãy cho biết các em dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn văn bản biên kịch?
    • Tiêu chí lựa chọn:
    • + Đoạn truyện, kịch giàu kịch tính.
    • + Đoạn thơ: ngôn ngữ gợi cảm, giàu tính nhạc, cho phép xác định được nhân vật trữ tình, các bối cảnh có thể tái hiện trong không gian lớp học.
    • Bước 3:
    • - Theo em trong quá trình biên kịch, chúng ta có nhất thiết phải giữ nguyên tất cả các lời thoại và lời dẫn? Nếu thay đổi, nhà biên kịch cần đảm bảo những yêu cầu gì? Hãy dựa vào nguyên tắc trên để xác lập sơ bộ ý tưởng cho kịch bản mà nhóm mình đã chọn.
    - Hs thảo luận theo nhóm, thư kí ghi chép.
    • Những yếu tố bắt buộc giữ lại
    • Những yếu tố có thể thay đổi
    • Những yếu tố có thể bổ sung
    • Các nhân vật chính và đặc điểm phẩm chất, tính cách, tâm trạng của nhân vật chính.
    • Nội dung tư tưởng của văn bản gốc.
    • Những lời thoại then chốt.
    - Các nhân vật phụ.
    -Trình tự, diễn biến của lời thoại.
    - Những phần không cốt lõi của lời thoại.
    • - Chỉ dẫn bối cảnh sân khấu.
    • - Chỉ dẫn ngôn ngữ hình thể, giọng điệu lời thoại.
    • Bước 4:
    • Dựa trên ý tưởng sơ bộ, HS cụ thể hóa thành kịch bản sân khấu dưới dạng văn bản viết
    • 4 sản phẩm kịch bản
    • Bước 5:
    • - Đại diện nhóm đọc, trình bày kịch bản trước lớp
    • - Các nhóm khác nghe và góp ý
    Sản phẩm: Kịch bản được chuyển thể từ một phần của đoạn trích “Ra-ma buộc tội” (Trích sử thi Ramayana - Ấn Độ): LỜI BUỘC TỘI
    Các cảnh chuyển thể, lời thoại, nhân vật:
    Cảnh 1:
    Tại kinh thành, trước cổng lâu đài, Rama dẫn Xita cùng anh em bạn hữu trở về ( Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na…)

    - Rama: (nét mặt đăm chiêu, bước đi dứt khoát, đột ngột dừng trước cổng tòa lâu đài, quay phắt lại nói lớn) Hỡi phu nhân cao quý, hỡi tất cả các anh em bằng hữu! Ta có một điều trọng đại cần tuyên bố.
    - Xita: (cúi đầu cung kính) Dạ, thưa phu quân!
    - Đám đông: (đồng thanh) Dạ, bẩm hoàng tử trưởng!
    - Rama: (bước lại gần một bước, nhìn thẳng vào Xita) Xita! Trước đây nàng là vợ ta. Chính nàng trước kia đã tình nguyện từ bỏ cuộc sống nhung lụa ở lâu đài, bước ra khỏi cánh cổng này để chịu lưu đày cùng ta. Ta vô cùng trân trọng nàng vì điều đó và ta đã làm tất cả những gì tốt nhất ta có thể để đền đáp tấm lòng nàng, hẳn nàng còn nhớ rõ ?
    - Xita : (tiến lại gần Rama thêm một bước nhưng lại khiến Rama lùi lại, vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc, lời nói dịu dàng) Dạ ! Tình yêu của chàng, ân huệ của chàng, thiếp xin khắc cốt ghi tâm. Thiếp…
    - Rama : (vội vã ngắt lời) Nhưng hôm nay, ta không ưng có nàng nữa, và nàng cũng không thể cùng ta bước chân vào lâu đài này nữa. Nàng hãy đi đi, muốn đi đâu tùy nàng ! (nhìn mọi người, nói bằng giọng to và rõ ràng) Từ hôm nay, ta tuyên bố phu nhân đây không còn là vợ ta !
    - Xita : (bàng hoàng thảng thốt) Kìa ! Phu quân !
    - Đám đông : (nhìn nhau kinh ngạc, đồng thanh) Thưa ngài ! Là sao ạ ?
    Cảnh 2:
    - Rama :
    Các ngươi còn cần một lời giải thích ư ? (Bước lại gần nhìn thẳng vào mắt Xita, vẻ mặt lạnh lùng, giọng nói kiên quyết). Thì đây, ta nói cho nàng hay : Ta không ưng nàng nữa, ta không cần có nàng trong cuộc đời ta nữa !
    - Xita : (ôm ngực, đau đớn, ánh mắt nhìn thẳng Rama dò xét) Phu quân ! Xin người đừng trêu đùa thiếp như vậy. Tình yêu của phu quân dành cho thần thiếp, thiếp biết, chưa bao giờ thay đổi. Và vì yêu thiếp, phu quân đã phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm, cần sự trợ giúp của bao nhiêu anh em, để cứu được thiếp khỏi tên bắt cóc Ravana, rồi đưa thiếp về đây. Vậy có lí do gì mà phu quân lại thử thách thiếp bằng những lời tàn nhẫn thế ?
    - Rama : (mỉm cười chua xót, xoay người quay lưng lại phía Xita) Nàng nhầm rồi ! Ta cứu nàng không phải vì tình yêu với nàng. Ta cứu nàng vì lòng tự trọng của ta, vì danh dự của gia tộc ta.
    - Xita : (đau xót, ánh mắt nhìn Rama như cầu khẩn) Không ! Chàng nói dối ! Rama…
    - Rama : (kiên quyết) Hãy gọi ta là Ngài, là hoàng tử Rama ! Và nàng hãy nghe đây : Ravana bắt cóc nàng khi nàng đang là vợ ta. Tức là hắn đã lăng nhục ta. Việc ta đánh hắn, cứu nàng về chính là để trả thù kẻ đã lăng nhục ta. Đó là điều một người anh hùng như ta, ai cũng nhất định sẽ làm.
    - Xita : (vui mừng) Vâng ! Và chàng đã trả được mối thù. Hạn lưu đày của chúng ta cũng đã hết. Thiếp vô cùng hạnh phúc khi được trở về bên chàng !
    - Rama : (quay ngoắt lại) Nàng nghĩ ta có thể nhận nàng về ư ? Trong khi nàng đã từng lưu lại rất lâu trong nhà hắn ? Đôi mắt hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng như nhìn con mồi một cách thèm khát ! Nàng vẫn hi vọng ư ? Không ! Không thể nào !
    - Xita : (than) Trời ! (gục xuống nức nở)
    Cảnh 3:
    - Đám đông:
    (vội chạy tới nâng Xita dậy)
    - Hanuman: Kìa huynh trưởng! Ngài lẽ nào để cơn ghen tuông làm cho lú lẫn đến vậy? Chúng ta đều biết phu nhân đã kiên cường và chung thủy như thế nào trong suốt thời gian bị giam cầm tại động quỷ vương! Chúng ta đều biết….
    - Rama: (cướp lời) Ta không ghen tuông! Ta không tầm thường mà phải ghen tuông với kẻ thù của mình. Ta không nhận lại người phụ nữ này, vì điều đó sẽ làm ô uế danh dự, uy tín của ta và gia tộc.
    - Lacmana: (lại gần Rama, nhìn thẳng vào mắt Rama) Nhưng em muốn hỏi anh một điều: Anh còn yêu chị Xita không?
    - Rama: (bước vài bước, quay về hướng ngược lại, né tránh ánh nhìn của em và vợ, vẻ mặt căng thẳng, hai bàn tay nắm chặt, giọng dõng dạc) Điều đó không còn quan trọng nữa. Không điều gì quan trọng bằng danh dự của gia đình ta. Đừng thuyết phục ta. Vô ích.
    - Xita: (một lần nữa gục xuống, nức nở đầy cay đắng)

    HẾT​
    Thao tác 2. Thực hành đạo diễn.
    • Hoạt động của GV-HS
    • Sản phẩm dự kiến
    • Bước 1:
    • Tìm đạo diễn chính của nhóm. Có thể theo các cách: xung phong, hoặc nhóm đề cử
    • Bước 2: GV hướng dẫn đạo diễn và các thành viên nhóm lập bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
    • Bước 3:Đạo diễn tiến hành triển khai thực hiện nhiệm vụ, các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến, cùng đạo diễn để cụ thể hóa những điều cần chuẩn bị cho việc biểu diễn kịch bản vào cột 2 bảng bên
    • Bảng phân công và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
    • Nhóm:
    • Họ và tên
    • Nhiệm vụ cụ thể
    • Đánh giá (từ 1* - 5*)
    • ……
    • Đạo diễn chính
    • Vẽ, trang trí sân khấu
    • Chuẩn bị trang phục, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng
    • Diễn viên, vai…
    • Diễn viên, vai….
    Thao tác 3. Thực hành luyện tập biểu diễn.
    Bước 1:
    HS tự luyện tập theo nhóm, kết hợp trên lớp và ngoài giờ trên lớp, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn và góp ý của các thành viên nhóm cùng GV (nếu cần) ( khoảng 3-5 tiết.)
    Bước 2: Khi kết thúc thời gian luyện tập, mỗi nhóm sẽ công khai tự đánh giá lẫn nhau về kết quả thực hiện nhiệm vụ (ở cả 3 khâu: biên kịch, góp ý tưởng, thực hiện nhiệm vụ được giao chuẩn bị cho biểu diễn). Mức độ đánh giá (được tổ nhóm thống nhất) từ 1* -5* (khoảng nửa tiết)
    Bước 3: Thực hành biểu diễn: 4 nhóm bốc thăm thứ tự biểu diễn tổng thời gian cho biểu diễn là 2 tiết.
    Bước 4: Đánh giá sau biểu diễn
    Cách 1:
    + Thực hiện hình thức biểu quyết đánh giá chéo giữa các nhóm.
    + Xếp thứ từ 1- 4.
    Cách 2: Đánh giá cho điểm các nhóm theo từng tiêu chí ở bảng dưới đây:
    • Tiêu chí
    • TB
    • Khá
    • Tốt
    • Nội dung tư tưởng kịch bản trung thành với VB văn học
    • Ngôn ngữ và hình thức thể hiện phù hợp với kịch bản sân khấu
    • Đạo diễn và công tác chuẩn bị biểu diễn
    • Sự thể hiện của diễn viên trên sân khấu
    • Tổng
    Ghi chú: Mức TB = 1*, Khá =3*, Tốt = 5*
    Thao tác 4: Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
    Bước 1:
    GV nhận xét về ý thức làm việc của từng nhóm, của cả lớp
    Bước 2: GV tổng hợp kết quả đánh giá từ phía học sinh – lấy kết quả đến từng học sinh theo nguyên tắc cộng số * được đánh giá chung của nhóm với số * nhóm đánh giá nội bộ cho từng cá nhân, kết quả cuối cùng quy đổi thành điểm số ( Mỗi * = 2 điểm)
    Bước 3: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần khởi động – rút ra những cảm xúc/ kinh nghiệm/ bài học cho quá trình sân khấu hóa dựa trên sự trải nghiệm của bản thân.
    Bước 4: Thực hiện hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm
    Hoạt động 3: VẬN DỤNG - MỞ RỘNG (Ở nhà)
    3.1. Mục tiêu: HS rèn luyện thêm cách sân khấu hóa một hoạt cảnh về Lính đảo hát tình ca trên đảo - Trần Đăng Khoa
    3.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ vănChuẩn bị vào việc xây dựng hoạt cảnh của văn bản lựa chọn.
    3.3. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành và video biểu diễn.
    3.4. Tổ chức thực hiện:
    Hoạt động của GV - HS
    Sản phẩm dự kiến
    + Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
    GV chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm hoàn thành phiếu học tập ở nhà
    + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    HS hoàn thành Phiếu học tập và luyện tập ở nhà.
    - HS lập kế hoạch theo bảng trên, và tham khảo bảng kiểm trước khi biểu diện và sau khi biểu diễn ở Hoạt động 2 Thực hành sân khấu hóa.
    + Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    Các nhóm quay video gửi vào nhóm chung
    + Bước 4: Kết luận, nhận định
    Giáo viên đánh giá, nhận xét.
    Phân công​
    Người thực hiện​
    Thời hạn​
    Nhận xét​
    Biên kịch​
    Đạo diễn​
    Diễn viên, dẫn chương trình​
    Âm thanh, ánh sáng​
    Hóa trang, đạo cụ​
    Quay video
    3. SAU GIỜ HỌC
    - HS xem các video sân khấu hóa tác phẩm văn học, luyện tập biểu diễn hoạt cảnh từ các tác phẩm khác.
    - Chuẩn bị chuyên đề tiếp theo.

    TIẾT .…..-……
    1. TRƯỚC GIỜ HỌC
    GV có thể gợi ý HS biên soạn kịch bản văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học vào tiết học:
    + Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi
    - Xác định hình thức hoạt cảnh: đọc/ngâm thơ trên nền nhạc; minh họa ảnh chân dung; tư liệu hay video clip;...
    - Xác định những thiết bị và dụng cụ cần cho việc xây dựng hoạt cảnh:
    + Trang phục
    + Cờ, trống, băng rôn
    + Tranh ảnh, vi deo, máy chiếu...
    2. TRONG GIỜ HỌC
    Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề

    1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời, qua đó, nêu nhiệm vụ học tập.
    1.2. Nội dung: Trò chơi Đi tìm đồng đội. HS huy động kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
    1.3. Sản phẩm: Thấy được sự khác biệt giữa 2 hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học đó là tiểu phẩm và hoạt cảnh, từ đó tạo tâm thế để xây dựng hoạt cảnh cho một tác phẩm văn học có thể sân khấu hóa trong SGK hoặc một tác phẩm bất kì.
    1.4. Tổ chức thực hiện:
    Hoạt động của GV và HS
    Sản phẩm cần đạt
    - Trò chơi: Đi tìm đồng đội. Thông thường khi tham gia một trò chơi nhóm, chúng ta thường được chia đội và biết trước các thành viên trong đội. Trò chơi hôm nay sẽ khác với điều thông thường mà cô vừa nói. Chúng ta sẽ dựa trên những từ khóa có trong tay để tìm đồng đội của mình đã bị “lạc trôi” vì một lí do nào đó. Khi tìm thấy đồng đội của mình cũng có nghĩa là chúng ta sẽ nhận ra một đơn vị kiến thức rất quan trọng trước khi bắt đầu buổi học hôm nay. Nào, các em đã sẵn sàng chưa? Bạn nào muốn tham gia trò chơi này nào?
    - Thể lệ:
    + GV mời 6 HS lên bục giảng tham gia trò chơi. Mỗi HS sẽ được bốc thăm 1 bông hoa có ghi từ khóa và không để các bạn còn lại biết được.
    + GV thông báo cách chơi: Trong vòng 15 giây sau khi GV hô hiệu lệnh bắt đầu mỗi học sinh sẽ cầm hình tròn/bông hoa/ngôi sao có ghi từ khóa dán vào vị trí thích hợp trên bảng phụ mà GV đã treo sẵn trên bảng để tìm đúng đội của mình. Sau 15 giây, đội nào tìm đúng, đủ đồng đội của mình và dùng lời văn của mình trình bày được đơn vị kiến thức cần được giải mã qua trò chơi sẽ giành chiến thắng. Đội chiến thắng sẽ được bốc thăm phần thưởng từ Hộp quà may mắn.
    + Các bông hoa ghi các từ khóa:

    rộng
    ộng
    ngắn
    dài
    hẹp
    một phần​
    toàn bộ​







    + Bảng phụ GV chuẩn bị để làm nổi bật những đặc trưng của 2 hình thức phổ biến của sân khấu hóa tác phẩm văn học đó là tiểu phẩm và hoạt cảnh.

    Tiêu chí
    Hoạt cảnh
    Tiểu phẩm
    Thời gian
    Không gian
    Dung lượng đoạn trích/ tác phẩm
    Bài trình bày sản phẩm theo yêu cầu của GV (bằng miệng hoặc kết hợp các phương tiện hỗ trợ).









    Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề (thực hành)

    2.1. Mục tiêu: HS biết cách xây dựng hoạt cảnh những tác phẩm văn học có thể sân khấu hóa.
    2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ vănChuẩn bị vào việc xây dựng hoạt cảnh của văn bản lựa chọn.
    2.3. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành và đại diện thuyết trình giữa các tổ/nhóm.
    2.4. Tổ chức thực hiện:

    Hoạt động của GV
    Hoạt động của HS - Sản phẩm cần đạt
    I. Thực hành biên soạn kịch bản
    - Mục tiêu hoạt động: HS biết cách biên soạn kịch bản hoạt cảnh một đoạn văn trong bài Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.
    - Nội dung thực hiện: HS thực hành xây dựng hoạt cảnh 1 đoạn văn phù hợp trong bài Bình Ngô đại cáo.
    + Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
    GV chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm hoàn thành phiếu học tập. Thời gian làm việc nhóm là 7- 10 phút.
    + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    HS hoàn thành Phiếu học tập sau:

    Bình Ngô đại cáo- Tên hoạt cảnh Hào khí Việt Nam
    Đoạn văn lựa chọn để dựng hoạt cảnhThời lượngHình ảnh hoặc video clipMô tả nội dung hoạt cảnh
    ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
    + Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    Đại diện các nhóm trình bày trong vòng 5 phút. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
    + Bước 4: Kết luận, nhận định
    Giáo viên đánh giá, nhận xét chốt lại vấn đề.
    HS mô tả các yêu cầu cụ thể về thời lượng, thiết bị, dụng cụ… cho việc dựng hoạt cảnh, mô tả nội dung hoạt cảnh.

    Ví dụ:

    + Hoạt cảnh Hào khí Việt Nam qua đoạn văn “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa… Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” trong bài Bình Ngô đại cáo.

    + Thời lượng: 5- 7 phút

    + Hình ảnh hoặc video clip: bài hát Dòng máu Lạc Hồng; hình ảnh Lê Lợi,

    + Mô tả nội dung hoạt cảnh: 1 HS hóa thân thành Lê Lợi đọc đoạn văn “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa… Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” trên nền minh họa là nhạc không lời bài hát Dòng máu Lạc Hồng và hình ảnh Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn. Một số HS hóa thân thành nhân vật quần chúng, tướng sĩ để thấy rằng cuộc khời nghĩa Lam Sơn là cuộc khời nghĩa có tính chất nhân dân.
    II. Thực hành đạo diễn
    - Mục tiêu hoạt động: HS biết cách đạo diễn một hoạt cảnh trong bài Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.
    - Nội dung thực hiện: HS thực hành đạo diễn một hoạt cảnh trong bài Bình Ngô đại cáo.
    + Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
    GV cho HS đọc mục 2 (Thực hành đạo diễn) trong SGK để HS hiểu công việc đạo diễn qua ví dụ cụ thể. Sau đó, GV chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm hoàn thành phiếu học tập. Thời gian làm việc nhóm là 15 phút.
    + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    HS hoàn thành Phiếu học tập sau:

    Bình Ngô đại cáo- Tên hoạt cảnh Hào khí Việt Nam
    Bài trí sân khấuTrình tự phân cảnh và các hoạt độngPhân vaiSửa cử chỉ, nét mặt, lời thoại cho diễn viên
    ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    + Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    Đại diện các nhóm trình bày trong vòng 10 phút. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
    + Bước 4: Kết luận, nhận định
    Giáo viên đánh giá, nhận xét chốt lại vấn đề.

    HS nêu ý tưởng tổ chức biểu diễn, thể hiện kịch bản trên sân khấu với các hướng dẫn về bối cảnh, trang phục, nhân vật, đạo cụ, phân màn/ cảnh và những lưu ý về cách thức thể hiện hành động, tâm trạng, lời thoại…
    Ví dụ, từ kịch bản Hào khí Việt Nam ở phần trên, có thể nêu lên một số yêu cầu cho việc chuyển thể từ kịch bản lên sân khấu như sau:
    a) Bài trí sân khấu
    - Hình ảnh chủ tướng Lê Lợi, tác phẩm Bình Ngô đại cáo với tư tưởng xuyên suốt tác phẩm “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
    - Hình ảnh chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, trang phục cổ xưa phù hợp, cờ khởi nghĩa, trống…
    - Nhạc không lời của bài hát Dòng máu Lạc Hồng và bài hát Hào khí Việt Nam
    b) Trình tự phân cảnh và các hoạt động
    - Cảnh 1:

    + Chiếu hình ảnh chủ tướng Lê Lợi, tác phẩm Bình Ngô đại cáo với tư tưởng xuyên suốt tác phẩm “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.



    + Lời người dẫn: Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược toàn thắng. Đây là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc với tư tưởng nền tảng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Trong đó, nổi bật lên hình ảnh chủ tướng Lê Lợi, người được coi là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    - Cảnh 2:
    + Chiếu hình ảnh Lê Lợi:



    + Chủ tướng Lê Lợi xuất hiện đi lại trên sân khấu
    + Trên nền nhạc không lời bài Dòng máu Lạc Hồng (chọn đoạn nhạc phù hợp: hào hùng)
    https://zingmp3.vn/bai-hat/Dong-mau-Lac-hong-Beat-Beat/IW9ODZ6B.html
    + Lê Lợi đọc vang đoạn văn “Ta đây… Chính lúc quân thù đang mạnh” kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt vừa hào sảng vừa nung nấu, trăn trở.

    - Cảnh 3:
    + Lời người dẫn: Đó là nỗi lòng của một con người luôn ái quốc ưu dân khiến ta nhớ đến sự trăn trở của Trần Quốc Tuấn khi xưa:“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
    + Lời người dẫn: Nhưng tâm lớn, chí lớn mà tình thế ngặt nghèo.
    + Lê Lợi xuất hiện trên nền nhạc trầm lắng của Dòng máu Lạc Hồng đọc đoạn “Lại ngặt vì: Tuấn kiệt như sao buổi sớm… thường chăm chăm còn dành phía tả” kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt trăn trở…

    - Cảnh 4:

    + Chiếu hình ảnh chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân:


    + Lời người dẫn: Vượt qua tất cả những khó khăn buổi đầu: quân giặc thế cường, nhân tài vắng bóng, lương thực thiếu thốn, địa hình hiểm trở…, chủ tướng Lê Lợi đã tập hợp nghĩa quân, dùng sách lược phù hợp để lật ngược tình thế.
    + Lê Lợi đọc vang đoạn “Trời thử lòng trao cho mệnh lớn… Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”.
    + Trình chiếu video bài hát Hào khí Việt Nam
    + Diễn cảnh tập hợp nghĩa quân, cờ, trống nổi lên.
    + Khép lại hoạt cảnh (có xếp đội hình) và giơ cao băng rôn ghi tên hoạt cảnh Hào khí Việt Nam
    c) Phân vai

    - 1 HS dẫn dắt
    - 1 HS đóng vai Lê Lợi
    - Các HS còn lại trong nhóm sẽ vào vai tướng sĩ, quần chúng
    d) Sửa cử chỉ, nét mặt, lời thoại cho diễn viên
    - Cần phù hợp, linh hoạt theo mỗi cảnh và nội dung văn bản.
    III. Thực hành luyện tập biểu diễn
    - Mục tiêu hoạt động: HS thực hành biểu diễn một hoạt cảnh trong bài Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.
    - Nội dung thực hiện: HS thực hành biểu diễn một hoạt cảnh trong bài Bình Ngô đại cáo.
    + Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
    GV chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm nghiên cứu kịch bản, tập dượt theo hướng dẫn của đạo diễn, liên hệ với những hiểu biết trải nghiệm của cá nhân để có những sang tạo về việc thể hiện nhân vật trong kịch bản mà mình được phân công.
    + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    * HS trao đổi về cách diễn, các lưu ý về trang phục, đạo cụ, nhân vật
    * Tập luyện
    + Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    * Biểu diễn
    * Các nhóm còn lại xem, trao đổi, nhận xét, bổ sung.
    + Bước 4: Kết luận, nhận định
    Giáo viên đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.









    - HS giới thiệu kịch bản và ý tưởng đạo diễn về hoạt cảnh.
    - HS biểu diễn hoạt cảnh
    Lưu ý:
    - Trước khi biểu diễn, GV hướng dẫn HS rà soát lại các thao tác, công việc cần chuẩn bị, có thể dưới dạng 1 bảng kiểm, tham khảo gợi ý sau:

    STTCông việcNgười thực hiệnĐã hoàn thành
    1Dẫn CT
    2Diễn xuất
    3Âm thanh (micro, nhạc nền, loa, máy tính, máy chiếu…)
    4Hóa trang (trang phục, trang điểm)
    5Đạo cụ

    - Sau khi biểu diễn, GV hướng dẫn HS trong lớp đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất cải tiến, có thể tham khảo gợi ý sau:

    STTNội dungNhận xétĐề xuất cải tiến
    1Kịch bản
    2Diễn xuất
    3Âm thanh
    Hoạt động 3: Vận dụng - Mở rộng (Ở nhà)
    3.1. Mục tiêu: HS rèn luyện thêm cách xây dựng hoạt cảnh những tác phẩm văn học có thể sân khấu hóa.
    3.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ vănChuẩn bị vào việc xây dựng hoạt cảnh của văn bản lựa chọn.
    3.3. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành và video biểu diễn.
    3.4. Tổ chức thực hiện:
    IV. Vận dụng - Mở rộng
    Hoạt động của GV Hoạt động của Hs - Sản phẩm cần đạt
    - Mục tiêu hoạt động: HS rèn luyện thêm cách sân khấu hóa một hoạt cảnh về thơ trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi
    - Nội dung thực hiện: HS thực hành xây dựng hoạt cảnh 1 đoạn văn phù hợp trong bài Đất nước.
    + Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
    GV chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm hoàn thành phiếu học tập ở nhà
    + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    HS hoàn thành Phiếu học tập và luyện tập ở nhà.
    + Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    Các nhóm quay video gửi vào nhóm chung
    + Bước 4: Kết luận, nhận định
    Giáo viên đánh giá, nhận xét.

    Tham khảo Phụ lục 1: Sân khấu hóa Đất nước của Nguyễn Đình Thi qua hoạt cảnh Ngày trở về.
    Phân côngNgười thực hiệnThời hạnNhận xét
    Biên kịch
    Đạo diễn
    Diễn viên, dẫn chương trình
    Âm thanh, ánh sáng
    Hóa trang, đạo cụ
    Quay video

    - HS lập kế hoạch theo bảng trên, và tham khảo bảng kiểm trước khi biểu diện và sau khi biểu diễn ở Hoạt động 2 Thực hành sân khấu hóa.
    3. SAU GIỜ HỌC
    - HS xem các video sân khấu hóa tác phẩm văn học, luyện tập biểu diễn hoạt cảnh từ các tác phẩm khác.
    - Chuẩn bị chuyên đề tiếp theo.

    THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: HOẠT CẢNH NGÀY TRỞ VỀ
    1. Xây dựng ý tưởng cho kịch bản: Hoạt cảnh cho bài thơ Đất nước của NĐT

    - Thống nhất hình thức chuyển thể.
    + Lựa chọn nguyên tác chuyển thể hoặc chọn hình thức sát nguyên tác, hoặc ko sát.
    + Đặt tên cho sp: Ngày trở về
    - Thống nhất kịch bản chuyển thể:
    Nhân vật:
    Người dẫn chuyện 1
    Người lính 1,2,3,4
    Mẹ 1
    Vợ, người yêu 2
    Con 1
    Nhân vật phụ: 3: cầm bảng hiệu, đeo băng rôn, phát tờ truyền đơn, tung lá vàng…
    Phụ trang, hóa trang: Quân phục, súng đồ chơi, trang phục, bảng khẩu hiệu, lá vàng…

    2. Đạo diễn hoạt cảnh NGÀY TRỞ VỀ
    Phân cảnh, lời thoại, diễn:
    Cảnh 1:
    Tiếng loa đài phát thanh râm ran các ngõ phố Hà Nội, thông báo tình hình quốc gia, lời của cô phát thanh viên: Sau khi giành được độc lập, dân tộc Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra ba nhiệm vụ chính là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Việt Nam đứng trước thách thức cực kỳ nghiêm trọng, thực dân Pháp dã tâm trở lại xâm lược nước ta. Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 năm 1945 các lực lượng mang danh nghĩa là quân đồng minh vào Việt Nam giải giáp quân Nhật nhưng đều có chung mục đích chống phá cách mạng Việt Nam. Sự có mặt đồng thời của hơn 30 vạn quân gồm quân Trung Hoa dân quốc ở phía Bắc, quân Anh ở phía Nam cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước đã đặt Việt Nam vào một tình thế hiểm nguy. Cần thiết lúc này, toàn dân tộc chung sức đồng lòng, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
    Người dẫn: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thúc giục trai tráng lên đường đi chiến đấu.

    Cảnh 2: Lời người dẫn: Sáng sớm mùa thu lạnh, phố phường HN xao xác heo may, lá vàng rơi, cảnh mẹ tiễn con, vợ tiễn chồng, con ôm hôn cha tạm biệt trước khi tiến vào đoàn quân chinh chiến.
    Nhân vật mẹ, vợ: thêm vài câu dặn dò, từ biệt: Đi mạnh giỏi nhé con, lập chiến công về mẹ vui… Mình đi nhé, ở nhà đã có em lo… Chào bố đi con….
    Người yêu: tiếng sụt sịt, tiếng khóc nhẹ, giọng nghẹn ngào…

    Cảnh 3: Lời người dẫn: Tâm trạng của người lính ra đi với quyết tâm: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Nhưng không sao giấu được sự vấn vương trong ánh mắt khi từ biệt người thân, phố phường…
    Đọc diễn cảm: Sáng mát trong… thu đã xa
    Người lính: diễn theo tâm trạng đoạn thơ.
    Cảnh 4: Chiến trường: tiếng súng nổ, bom rơi (lấy theo âm thanh loa míc); đồng đội cùng chiến đấu
    Nhân vật lính: diễn cảnh chiến đấu: cầm súng, nhắm bắn quân thù, hô bắn, chạy đi chạy lại các kiểu cho phù hợp…


    Cảnh 5
    : Lời người dẫn: Cảnh chiến khu, tự do, trong tư thế làm chủ
    Lời dẫn: Đọc đoạn thơ: Mùa thu nay khác rồi… phù sa
    Người lính tập dượt đội hình đội ngũ, nghỉ giải lao đón thư nhà (diễn tập, nói cười rôm rả)


    Cảnh 6
    : Cảnh sáng màu thu, phố phường HN tấp nập, hào hứng, người thân cầm hoa, cờ, khẩu hiệu…. tâm trạng hồi hộp vui mừng đón đoàn quân trở về
    Bật nhạc bài hát: Khi đoàn quân tiến về…giải phóng thủ đô
    Nhân vật: Lính đi theo đội hình, chào, tươi cười…
    Các nhân vật: Gặp gỡ người thân, đoàn tụ.

    Cảnh kết: Nhân vật lính xếp hàng giơ cao lá cờ Tổ quốc, hô vang: nước VN độc lập muôn năm. Chủ tịch HCM muôn năm
    Lời người dẫn: Đọc câu thơ: Nước chúng ta, nước những người không bao giờ khuất
    Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
    Lòng ta bát ngát ánh bình minh
    Vâng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đất nước của mỗi chúng ta đã vượt qua chiều dài thời gian, vượt lên chiều sâu không gian, để hội tụ truyền thống đấu tranh anh dũng của những lớp người quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai. Cùng với nhiều truyền thống tốt đẹp khác, tinh thần bất khuất của dân tộc hợp thành tiếng nói bền bỉ, liên tục, tiếp sức cho muôn đời sau
    Tập hợp diễn viên, cúi chào khán giả.
    3. Diễn
    4. Phiếu đánh giá hoạt động
    (Tích lựa chọn)
    Phiếu 1: Cá nhân tự đánh giá/ đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm
    Ghi họ tên thành viên: …
    - Có những đóng góp quan trọng cho nhóm
    - Có đóng góp có ý nghĩa cho nhóm
    - Có đóng góp nhỏ cho nhóm
    - Không có đóng góp cho nhóm
    - Gây cản trở hoạt động của nhóm
    Phiếu 2: Cá nhân đánh giá: Tinh thần làm việc nhóm
    - Các thành viên làm việc với nhau rất tốt.
    - Mọi thành viên đều làm việc tích cực.
    - Tinh thần học tập nghiêm túc, hiệu quả.
    - Các thành viên làm việc với nhau tốt.
    - Mọi thành viên đều có tinh thần hợp tác.
    - Mọi thành viên đều tham gia làm việc.
    - Phần lớn thời gian làm việc với nhau tốt.
    - Nhiều lúc các thành viên không tập trung.
    - Tinh thần làm việc và hiêu quả công việc không cao.
    - Không có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm.
    - Cá thành viên thiếu tôn trọng nhau.
    - Tinh thần làm việc và hiệu quả công việc không cao.
    Phiếu 3: Nhóm trưởng đánh giá: Hiệu quả làm việc nhóm
    - Cả nhóm nhanh chóng tìm được giải pháp cho công việc chung.
    - Các thành viên đều đưa ra được nhiều phương pháp phương án làm việc độc đáo, hiệu quả.
    - Có lúc tìm ra được giải pháp hiệu quả, có lúc gặp bế tắc.
    - Các thành viên đều đưa ra được nhiều phương pháp, phương án làm việc khác nhau có giá trị.
    - Có cố gắng tìm các giải pháp hiệu quả nhưng chưa được.
    - Các thành viên đều đưa ra được nhiều phương pháp, phương án làm việc hiệu quả nhưng chưa đạt.
    - Nhóm không có ý thức tìm các giải pháp làm việc hiệu quả.
    - Các thành viên không có ý thức đưa ra phương pháp, phương án làm việc hiệu quả.

1682402053848.png


PASS GIẢI NÉN: yopoVN.com

THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---CHUYÊN ĐỀ 2 LÝ THUYẾT SÂN KHẤU HÓA TPVH (Tiết 1 - 5).zip
    134.5 MB · Lượt tải : 2
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    10 chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 7 bài giảng chuyên sâu các chuyên đề văn 10 11 các chuyên đề ngữ văn 10 các kiến thức văn học lớp 10 các kiến thức văn lớp 10 các kiến thức văn thi vào 10 chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 10 chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 10 cơ bản chuẩn kiến thức kĩ năng văn 10 chuẩn kiến thức văn 10 chuyên đề 10 xây dựng văn hóa nhà trường chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 10 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 10 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 10 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 10 pdf chuyên đề chuyên sâu ngữ văn 10 chuyên đề chuyên sâu văn 10 chuyên đề lí luận văn học 10 chuyên đề ngữ văn 10 chuyên đề ngữ văn lớp 10 chuyên đề ôn thi vào 10 môn ngữ văn chuyên đề ôn thi vào 10 môn văn chuyên đề ôn vào 10 môn văn chuyên đề văn 10 chuyên đề văn học dân gian lớp 10 chuyên đề văn học trung đại lớp 10 chuyên đề văn lớp 10 chuyên đề văn thi vào 10 chuyên đề văn thuyết minh lớp 10 chuyên đề văn tự sự lớp 10 giáo án chuyên đề ngữ văn 10 giáo án dạy chuyên đề ngữ văn 10 hệ thống kiến thức văn học lớp 10 kiểm tra trắc nghiệm môn ngữ văn 10 kiến thức anh văn lớp 10 kiến thức anh văn thi vào lớp 10 kiến thức cơ bản anh văn lớp 10 kiến thức cơ bản văn 10 kiến thức ngữ văn 10 kiến thức ngữ văn thi vào 10 kiến thức ôn thi vào 10 môn văn kiến thức ôn thi vào lớp 10 môn văn kiến thức quan trọng văn 10 kiến thức thi vào 10 môn văn kiến thức thi vào lớp 10 môn văn kiến thức trọng tâm văn 10 kiến thức trọng tâm văn 10 học kì 2 kiến thức trọng tâm văn thi vào 10 kiến thức văn 10 kiến thức văn 10 chương trình mới kiến thức văn 12 kiến thức văn hoá xã hội kiến thức văn học lớp 10 kiến thức văn lớp 10 kiến thức văn thi vào 10 kiến thức văn thi vào lớp 10 kiến thức về word kiến thức word 2010 kiến thức zippo kiến thức đọc hiểu ngữ văn 10 làm chủ kiến thức ngữ văn 10 làm trắc nghiệm văn 10 ôn tập văn 10 học kì 2 sách chuẩn kiến thức kĩ năng văn 10 tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 tóm tắt kiến thức văn 10 tóm tắt kiến thức văn 9 thi vào 10 tổng hợp kiến thức ngữ văn 10 học kì 1 tổng hợp kiến thức ngữ văn 10 học kì 2 tổng hợp kiến thức văn 10 tổng hợp kiến thức văn 10 11 12 tổng hợp kiến thức văn 10 kì 2 tổng hợp kiến thức văn 9 ôn vào 10 tổng hợp kiến thức văn 9 thi vào 10 pdf tổng hợp kiến thức văn thi vào 10 trắc nghiệm anh văn 10 trắc nghiệm anh văn 10 giữa kì 1 trắc nghiệm anh văn 10 thí điểm trắc nghiệm anh văn 10 unit 1 trắc nghiệm anh văn 10 unit 1 2 3 trắc nghiệm anh văn 10 unit 10 trắc nghiệm anh văn 10 unit 14 trắc nghiệm anh văn 10 unit 2 trắc nghiệm anh văn 10 unit 9 trắc nghiệm anh văn 11 unit 10 trắc nghiệm anh văn lớp 10 trắc nghiệm môn anh văn lớp 10 trắc nghiệm ngữ văn 10 trắc nghiệm ngữ văn 10 bài phú sông bạch đằng trắc nghiệm ngữ văn 10 học kì 1 trắc nghiệm ngữ văn 10 học kì 2 trắc nghiệm ngữ văn 10 tấm cám trắc nghiệm anh văn 10 unit 12 trắc nghiệm ngữ văn lớp 10 trắc nghiệm ngữ văn lớp 10 tập 1 trắc nghiệm ngữ văn thi vào 10 trắc nghiệm tin 10 soạn thảo văn bản trắc nghiệm tin 10 định dạng văn bản trắc nghiệm văn 10 trắc nghiệm văn 10 an dương vương trắc nghiệm văn 10 bài 1 trắc nghiệm văn 10 bài bình ngô đại cáo trắc nghiệm văn 10 bài cảnh ngày hè trắc nghiệm văn 10 bài chiến thắng mtao mxay trắc nghiệm văn 10 bài nhàn trắc nghiệm văn 10 bài phú sông bạch đằng trắc nghiệm văn 10 bài tấm cám trắc nghiệm văn 10 bài tỏ lòng trắc nghiệm văn 10 bài trao duyên trắc nghiệm văn 10 ca dao hài hước trắc nghiệm văn 10 ca dao than thân trắc nghiệm văn 10 cảm xúc mùa thu trắc nghiệm văn 10 cảnh ngày hè trắc nghiệm văn 10 chí khí anh hùng trắc nghiệm văn 10 chiến thắng mtao mxay trắc nghiệm văn 10 có đáp án trắc nghiệm văn 10 cuối kì 1 trắc nghiệm văn 10 giữa học kì 1 trắc nghiệm văn 10 hk1 trắc nghiệm văn 10 khái quát văn học dân gian trắc nghiệm văn 10 khái quát văn học việt nam trắc nghiệm văn 10 kì 1 trắc nghiệm văn 10 nhàn trắc nghiệm văn 10 nhưng nó phải bằng hai mày trắc nghiệm văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trắc nghiệm văn 10 tấm cám trắc nghiệm văn 10 tỏ lòng trắc nghiệm văn 10 vietjack trắc nghiệm văn học dân gian 10 trắc nghiệm văn học dân gian lớp 10 trắc nghiệm văn học lớp 10 trắc nghiệm văn lớp 10 trắc nghiệm văn thi vào 10 trắc nghiệm văn vào 10 đề chuyên văn lớp 10 đồng nai đề chuyên văn tuyển sinh lớp 10 đề chuyên văn vào 10 đề chuyên văn vào 10 đồng nai đề chuyên văn vào lớp 10 đề thi chuyên ngữ văn lớp 10 đề thi chuyên văn 10 đề thi chuyên văn lớp 10 an giang đề thi chuyên văn lớp 10 bắc giang đề thi chuyên văn lớp 10 bắc ninh đề thi chuyên văn lớp 10 bình phước đề thi chuyên văn lớp 10 bình định đề thi chuyên văn lớp 10 có đáp án đề thi chuyên văn lớp 10 gia lai đề thi chuyên văn lớp 10 hà nội đề thi chuyên văn lớp 10 hà nội 2019 đề thi chuyên văn lớp 10 hà tĩnh đề thi chuyên văn lớp 10 nghệ an đề thi chuyên văn lớp 10 ninh thuận đề thi chuyên văn lớp 10 phú yên đề thi chuyên văn lớp 10 quảng nam đề thi chuyên văn lớp 10 quảng ninh đề thi chuyên văn lớp 10 quốc học huế đề thi chuyên văn vào 10 hà nội đề thi chuyên văn vào 10 năm 2020 đề thi chuyên văn vào lớp 10 có đáp án đề thi chuyên văn vào lớp 10 quốc học huế đề thi chuyên đề văn lớp 10 đề thi chuyên đề văn lớp 10 lần 1 đề thi ngữ văn chuyên vào lớp 10 đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi trắc nghiệm môn văn 10 đề thi văn 10 giữa kì 1 đề thi văn 10 giữa kì 2 đề văn vào 10 chuyên sư phạm đề văn vào 10 chuyên sư phạm 2019 đọc tích lũy kiến thức ngữ văn 10 nâng cao
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top