- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
POWERPOINT Chuyên đề 2 sân khấu hóa tác phẩm văn học kết nối tri thức LỚP 10 được soạn dưới dạng file word, pptx gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Chuyên đề 2
CHUYÊN ĐỀ 2: SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC
(Số tiết: 15 tiết)
MỤC TIÊU CHUNG CHUYÊN ĐỀ 2:
- Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học.
- Biết cách tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học.
- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn.
- Nhận biết được ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ sân khấu.
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học, các hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học, ý nghĩa của hoạt động sân khấu hóa văn học.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân, biết làm chủ bản thân để có hành vi phù hợp trong quá trình làm việc nhóm; biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập của mình và tự tập luyện diễn xuất...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết cách thảo luận, đề xuất ý tưởng và hợp tác với nhau trong quá trình học tập và thực hành diễn xuất.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh biết sáng tạo trong việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, tập dượt và biểu diễn, sáng tạo và trình bày các tác phẩm của mình dưới những hình thức đa dạng khác như video, clip, audio…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thẩm mỹ: học sinh hứng thú và xúc động trước những hình ảnh, hình tượng cao đẹp về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua các tác phẩm văn học được chuyển thể sân khấu khấu hóa.
- Năng lực ngôn ngữ: học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu.
- Biết cách đọc hiểu và phân tích một kịch bản sân khấu.
- Biết cách tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học.
- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn
- Thể hiện được cảm xúc và đánh giá của bản thân về kịch bản sân khấu, diễn xuất…
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho học sinh qua các tác phẩm văn học và kịch bản sân khấu như lối sống thật thà, chất phác, trung thực, không gian dối; sự đồng cảm với những số phận quanh ta và khát vọng sống trong mỗi con người…
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm trong làm việc nhóm và hoạt động diễn xuất sân khấu…
- Bồi dưỡng lòng yêu nước: yêu thiên nhiên, yêu con người…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án chuyên đề
- Phiếu học tập, phương án đánh giá
- Văn bản truyện: "Nói dối như Cuội", "Sự tích chú Cuội cung trăng"
- MV âm nhạc: "Tấm Cám truyện chưa kể"
- Vở diễn "Lời nói dối cuối cùng" – Lưu Quang Vũ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị chuyên đề của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Huy động kiến thức của học sinh về tác phẩm văn học "Tấm Cám” , "Thằng bờm có cái quạt mo", “Tắt đèn” “Vợ chồng A Phủ”, “Thầy bói xem voi” và tạo không khí sôi nổi, hứng khởi trước khi vào học chuyên đề.
b. Nội dung:
Học sinh quan sát tranh, xem video và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên để dẫn dắt vào chuyên đề.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên nêu yêu cầu: Điểm tên tác phẩm văn học qua các bức tranh sau?; Hình thức nghệ thuật đã được áp dụng với những tác phẩm văn học này?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh xem tranh trả lời cá nhân
B3: Báo cáo kết quả
Hs trả lời, nếu sai giáo viên mời bạn khác
B4: Kết luận, nhận định
Giáo viên kết luận và khích lệ tinh thần học sinh, chiếu mv “Tấm Cám truyện chưa kể”:
- Như vậy, có nhiều hình thức sân khấu hóa một tác phẩm văn học, có thể là ngâm thơ, diễn kịch, nhạc kịch, vũ đạo …. Và sau đây cô trò ta cùng thưởng thức một đoạn video ngắn trong mv âm nhạc “Tấm Cám truyện chưa kể”.
Trên đây là một ví dụ minh họa cho sự sinh động, hấp dẫn khi một tác phẩm văn học được sân khấu hóa. Chuyên đề “Sân khấu hóa tác phẩm văn học hôm nay” sẽ giúp các em hiểu một cách đầy đủ hơn thế nào là sân khấu hóa và làm thế nào để có thể sân khấu hóa một tác phẩm văn học thật ấn tượng, đặc sắc.
- GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Thầy cô download file tại mục đính kèm!
Chuyên đề 2
CHUYÊN ĐỀ 2: SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC
(Số tiết: 15 tiết)
MỤC TIÊU CHUNG CHUYÊN ĐỀ 2:
- Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học.
- Biết cách tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học.
- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn.
- Nhận biết được ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ sân khấu.
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC TỔNG QUÁT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học, các hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học, ý nghĩa của hoạt động sân khấu hóa văn học.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân, biết làm chủ bản thân để có hành vi phù hợp trong quá trình làm việc nhóm; biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập của mình và tự tập luyện diễn xuất...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết cách thảo luận, đề xuất ý tưởng và hợp tác với nhau trong quá trình học tập và thực hành diễn xuất.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh biết sáng tạo trong việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, tập dượt và biểu diễn, sáng tạo và trình bày các tác phẩm của mình dưới những hình thức đa dạng khác như video, clip, audio…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thẩm mỹ: học sinh hứng thú và xúc động trước những hình ảnh, hình tượng cao đẹp về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua các tác phẩm văn học được chuyển thể sân khấu khấu hóa.
- Năng lực ngôn ngữ: học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu.
- Biết cách đọc hiểu và phân tích một kịch bản sân khấu.
- Biết cách tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học.
- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn
- Thể hiện được cảm xúc và đánh giá của bản thân về kịch bản sân khấu, diễn xuất…
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho học sinh qua các tác phẩm văn học và kịch bản sân khấu như lối sống thật thà, chất phác, trung thực, không gian dối; sự đồng cảm với những số phận quanh ta và khát vọng sống trong mỗi con người…
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm trong làm việc nhóm và hoạt động diễn xuất sân khấu…
- Bồi dưỡng lòng yêu nước: yêu thiên nhiên, yêu con người…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án chuyên đề
- Phiếu học tập, phương án đánh giá
- Văn bản truyện: "Nói dối như Cuội", "Sự tích chú Cuội cung trăng"
- MV âm nhạc: "Tấm Cám truyện chưa kể"
- Vở diễn "Lời nói dối cuối cùng" – Lưu Quang Vũ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị chuyên đề của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Huy động kiến thức của học sinh về tác phẩm văn học "Tấm Cám” , "Thằng bờm có cái quạt mo", “Tắt đèn” “Vợ chồng A Phủ”, “Thầy bói xem voi” và tạo không khí sôi nổi, hứng khởi trước khi vào học chuyên đề.
b. Nội dung:
Học sinh quan sát tranh, xem video và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên để dẫn dắt vào chuyên đề.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên nêu yêu cầu: Điểm tên tác phẩm văn học qua các bức tranh sau?; Hình thức nghệ thuật đã được áp dụng với những tác phẩm văn học này?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh xem tranh trả lời cá nhân
B3: Báo cáo kết quả
Hs trả lời, nếu sai giáo viên mời bạn khác
B4: Kết luận, nhận định
Giáo viên kết luận và khích lệ tinh thần học sinh, chiếu mv “Tấm Cám truyện chưa kể”:
- Như vậy, có nhiều hình thức sân khấu hóa một tác phẩm văn học, có thể là ngâm thơ, diễn kịch, nhạc kịch, vũ đạo …. Và sau đây cô trò ta cùng thưởng thức một đoạn video ngắn trong mv âm nhạc “Tấm Cám truyện chưa kể”.
Trên đây là một ví dụ minh họa cho sự sinh động, hấp dẫn khi một tác phẩm văn học được sân khấu hóa. Chuyên đề “Sân khấu hóa tác phẩm văn học hôm nay” sẽ giúp các em hiểu một cách đầy đủ hơn thế nào là sân khấu hóa và làm thế nào để có thể sân khấu hóa một tác phẩm văn học thật ấn tượng, đặc sắc.
- GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. GV: Yêu cầu 2 bàn lập thành một nhóm, các nhóm cùng đọc phần Tri thức tổng quát trong SGKCĐ tóm tắt lại bằng sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS: Các nhóm trao đổi, thảo luận. - GV: hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả. - GV: mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - HS: lắng nghe, phát biểu ý kiến nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | 1. Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì? a. “Sân khấu”: + Là không gian được thiết kế một cách đặc biệt để dành cho hoạt động trình diễn. Sân khấu vừa là không gian dành cho các diễn viên, những người đóng vai trò trực quan hóa thế giới hình tượng của văn bản ngôn từ, vừa là không gian dành cho khán giả thưởng thức phần trình diễn. + Hiểu theo nghĩa linh hoạt, sân khấu còn là không gian tạm thời, được thiết lập tùy thời điểm ở một vị trí thích hợp nào đó, phục vụ cho nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của một loại khán giả nhất định. b. Sân khấu hóa một tác phẩm văn học: + Là hoạt động chuyển thể một tác phẩm văn học để đem biểu diễn dưới hình thức một vở kịch, vở chèo, vở cải lương, vở tuồng hay một tiết mục thuộc các loại hình nghệ thuật khác như múa, múa rối, nhạc kịch… + Theo nghĩa rộng: Sân khấu hóa tác phẩm văn học còn bao gồm các hoạt động trình diễn như ngâm thơ, biểu diễn ca khúc hay vũ đạo lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học. Hiện nay, tác phẩm văn học được sân khấu hóa, còn có thể có đời sống trên những nền tảng đa phương tiện như clip video, Webdrama. 2. Các hình thức sân khấu hoá một tác phẩm văn học. Có 2 hình thức: - Sân khấu hóa để minh họa tác phẩm văn học. - Sân khấu hóa để phóng tác tác phẩm văn học. 3. Ý nghĩa của hoạt động sân khấu hóa: - Sân khấu hóa tác phẩm văn học chính là hoạt động mở rộng đời sống của tác phẩm văn học, làm cho tác phẩm văn học được sống trong hình thức một loại hình nghệ thuật khác, có thể hiện hữu trong một không gian, thời gian khác. - Sân khấu hóa một tác phẩm văn học có thể phát huy năng lực sáng tạo và rèn luyện khả năng làm việc tập thể, tạo ra những hình thức học tập gắn liền với vui chơi cho học sinh, từ đó có thể góp phần vừa tích lũy tri thức, vừa hình thành kĩ năng, vừa rèn luyện phẩm chất cho hs. |
Thầy cô download file tại mục đính kèm!
DOWNLOAD FILE
- YOPOVN.COM----Chuyên đề 2 - PP sp nộp P1 - Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn hoc..pptx68.8 MB · Lượt tải : 1
- YOPOVN.COM----Chuyên đề 2 - SP Nộp phần TTKQ.pptx72 MB · Lượt tải : 1
- YOPOVN.COM---Chuyên đề 2 Văn 10.zip1.3 MB · Lượt tải : 1
- YOPOVN.COM----Tấm Cám truyện chưa kể đã cắt - Dùng cho phần Khởi động T1 - CĐ2.mp468.5 MB
- YOPOVN.COM----Chuyên đề 2 - PP sp nộp P1 - Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn hoc..pptx68.8 MB · Lượt tải : 1
Sửa lần cuối: