Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 1K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
POWERPOINT Giáo án ngữ văn 11 chí phèo chương trình mới được soạn dưới dạng file pptx gồm 60 trang. Các bạn xem và tải giáo án ngữ văn 11 chí phèo về ở dưới.

Nam Cao
CHÍ PHÈO
KHỞI ĐỘNG
Em hãy ghi lại cách hiểu của
em về những từ sau? Nhận
xét ý nghĩa chung của chúng
Tha hóa
Cô lập
Bần cùngMồ côi
Con quỷ
Tha hóa
Cô lập
Bần cùngMồ côi
Con quỷ
Các từ ngữ mang tính
chất châm biếm, thể hiện
sự tột cùng đau khổ của
con người lại xuất hiện ở
một người, bị áp đặt bởi
những định kiến xã hội.
MỤC TIÊU
BÀI HỌC
Học sinh xác định cốt truyện, trật tự kể
chuyện và tác dụng của việc thay đổi trật tự kể
01
Học sinh phân loại được điểm nhìn trần thuật
trong đoạn mở đầu, nhận xét về tương quan, sự
dịch chuyển giữa các điểm nhìn và chỉ ra
những nét đặc sắc trong cách mở đầu.
02
03 Học sinh phân tích diễn biến tâm trạng của
Chí Phèo từ sáng hôm sau gặp Thị Nở cho tới
khi bị Thị Nở từ chối
MỤC TIÊU
BÀI HỌC
04
05
06
Học sinh chỉ ra được thái độ của người kể
đối với Chí Phèo và Thị Nở qua hệ thống
điểm nhìn và lời kể
Học sinh nhận xét về điểm nhìn và giọng
điệu trần thuật ở đoạn kết và phân tích ý
nghĩa cái chết của Chí Phèo
Học sinh so sánh và nhận xét về đoạn kết
của hai truyện Chí Phèo và Vợ nhặt
MỤC TIÊU
BÀI HỌC
07
08
09
Học sinh hệ thống hóa những nét đáng chú ý
trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao ở
phương diện: Người kể chuyện, điểm nhìn và
lời trần thuật
Học sinh vận dụng viết kết nối với đọc về một
chi tiết đặc sắc trong tác phẩm
Học sinh liên hệ đến các vấn đề về lòng yêu
thương, sự sẻ chia, xã hội nửa thực dân phong
kiến áp bức, bất công, cách nhìn nhận và đánh
giá con người,…
HÌNH THÀNH
KIẾN THỨC
MỚI
NHIỆM VỤ
● HS đọc các thông tin về tác giả Nam
Cao và đọc văn bản, trong khi đọc HS hoàn
thành phiếu học tập về tác giả và nội dung
truyện
● Thời gian: 20ph
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Tên thật là Trần Hữu Tri (Bút danh Nam Cao là ghép
tên tổng Cao Đà, huyện Nam Sang)
Theo ông, văn học phải phản ánh hiện thực, phải dựa
trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phải phản ánh nỗi
khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân
Trong sáng tác, ông thường đặt ra các vấn đề xã hội có
ý nghĩa to lớn, thể hiện tính triết lý sâu sắc về con người
Nam Cao (1915 – 1951)
I. Tìm hiểu chung
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ
- Bối cảnh nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945. Nam Cao đã lấy
nguyên mẫu nhân vật từ người
thật, việc thật ở làng quê của
chính ông.
b. Nhan đề
Chí Phèo ban đầu được Nam Cao
đặt tên là “Cái lò gạch cũ”, khi ra
mắt độc giả lần đầu, NXB tự đổi
thành “Đôi lứa xứng đôi”. Sau
này, Nam Cao đặt lại tên là Chí
Phèo.
1
2
3
4
Chí Phèo mồ côi sinh ra ở
cái lò gạch cũ
Lớn lên, Chí làm thuê
cho bá Kiến
Ra tù Chí thay đổi nhân
hình, nhân tính
Vợ bá Kiến dụ dỗ Chí, Bá Kiến
ghen tuông đẩy Chí vào tù
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cốt truyện và trật tự kể chuyện
5Chí gặp Thị Nở, nảy sinh
tình cảm và khát khao làm
người lương thiện
6
Bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo
chìm trong hơi rượu, kết liễu Bá
Kiến và chính mình
4
1
2
3
Chí Phèo mồ côi sinh ra ở
cái lò gạch cũ
Lớn lên, Chí làm thuê
cho bá KiếnRa tù Chí thay đổi nhân
hình, nhân tính
Vợ bá Kiến dụ dỗ Chí, Bá Kiến
ghen tuông đẩy Chí vào tù
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cốt truyện và trật tự kể chuyện
5Chí gặp Thị Nở, nảy sinh
tình cảm và khát khao làm
người lương thiện
6
Bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo
chìm trong hơi rượu, kết liễu Bá
Kiến và chính mình
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cốt truyện và trật tự kể chuyện
Hiện tại
Quá khứ
Hiện tại
- Khơi gợi tò mò, băn khoăn
của người đọc về sự tồn tại của
Chí Phèo
- Khắc đậm chân dung méo
mó, khác lạ của Chí Phèo
Gợi dẫn về quá khứ, vì sao có sự
xuất hiện của một kẻ khác lạ như
Chí? Hắn đã được sinh ra và trở
thành người như hiện tại ra sao?
Liệu có con đường nào khác dành
cho Chí Phèo của hiện tại và tương
lai? Chí Phèo đã tìm lại cuộc đời
mình như thế nào?
NHIỆM VỤ
● HS đọc đoạn mở đầu và thực
hiện bảng theo điểm nhìn trần
thuật và nhận xét
● Hình thức tổ chức: Nhóm đôi,
nhóm lớn hoặc làm cá nhân
● Thời gian: 20ph
II. Đọc hiểu văn bản
2. Đoạn mở đầu theo điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn từ Chí Phèo
Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn từ người kể chuyện Điểm nhìn từ dân làng
Điểm nhìn bên ngoài
II. Đọc hiểu văn bản
2. Đoạn mở đầu theo điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn từ người kể chuyện “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt
đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi
đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn
chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.”
“Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.”
Tiếng chửi theo lớp lang: Chửi trời → Trời đời → Chửi cả làng Vũ Đại.
Tiếng chửi đổng, bất kì ai cũng có thể nghe thấy
Ngưởi kể chuyện dẫn dắt người đọc vào tác phẩm bằng âm thanh xao
động, gây chú ý cao.
Điểm nhìn người kể chuyện tái hiện chân dung méo mó của Chí Phèo
II. Đọc hiểu văn bản
2. Đoạn mở đầu theo điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn từ Chí Phèo
“Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật!
Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào
không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều.
Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn
không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho
hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà
chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái
thằng Chí Phèo?”
II. Đọc hiểu văn bản
2. Đoạn mở đầu theo điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn từ Chí Phèo Khi tiếng chửi của Chí không được đáp lại, hắn tự nhủ trong lòng: Chửi
đứa nào đã đẻ ra thằng Chí Phèo, đứa nào không chửi nhau với hắn để
hắn phí rượu.
Điểm nhìn của Chí cho thấy hắn không hề say thậm chí xác định đúng
đối tượng hắn muốn hướng đến, cho thấy sự bất lực của Chí khi không
thay đổi được số phận, sự cô đơn của Chí khi không có ai giao tiếp với
mình
Tiếng chửi thể hiện sự khát khao giao tiếp, hắn chửi vì không có một ai
trả lời hay đáp lại lời hắn.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Đoạn mở đầu theo điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn từ dân làng Vũ Đại Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ:
“Chắc nó trừ mình ra!”
Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại cho thấy được sự e dè,
thờ ơ và muốn né tránh tiếng chửi của Chí, ai cũng hi
vọng chắc nó trừ mình ra, không cần dây dưa với loại
Chí Phèo .
Thái độ của dân làng đối với Chí. Có thể họ sợ Chí cũng
có thể họ không còn coi Chí là một con người trong xã
hội.
• Tiếng chửi đổng, chửi trời,
chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại
của Chí
• Tạo ấn tượng về một hình hài
méo mó, biến dạng của một
kẻ không giống con người,
khơi gợi sự tò mò, phẫn nộ.
Tiếng chửi có lớp lang, có suy
nghĩ và cảm xúc của Chí. Tiếng
chửi vừa để bộc lộ nỗi niềm
phẫn uất, vừa là mong muốn làm
lại cuộc đời, được công nhận
làm con người. Chí Phèo bị cả
làng Vũ Đại nói riêng, bị xã hội
loài người nói chung kiên quyết
ruồng bỏ, tẩy chay.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Đoạn mở đầu theo điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn bên trong
Nhận xét
+ Từ người kể → Dân làng Vũ Đại → Nhân vật Chí Phèo
(Quan sát → Quan sát và chứng kiến → Nội tâm nhân vật)
+ Từ bên ngoài → bên trong
(Tiếng chửi có lớp lang, gây chú ý → Tiếng lòng của Chí trong
hoàn cảnh tha hóa và bị tẩy chay)
II. Đọc hiểu văn bản
2. Đoạn mở đầu theo điểm nhìn trần thuật
Cách mở đầu độc đáo của Nam Cao
• Độc đáo, đảo trật tự kể gây ấn tượng cho người đọc
• Thể hiện được cái nhìn đa chiều
• Thể hiện được nội tâm sâu thẳm của nhân vật
• Giọng điệu đa thanh
II. Đọc hiểu văn bản
2. Đoạn mở đầu theo điểm nhìn trần thuật
Nhiệm vụ
Vấn đề 2.
Anh Chí
lương thiện
trở thành Chí
Phèo
Vấn đề 3.
Chí Phèo
gặp Thị Nở
và sự hồi
sinh của Chí
Vấn đề 1.
Hình ảnh
anh Chí
lương thiện
Vấn đề 4.
Chí Phèo
bị Thị Nở
từ chối
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo
Vấn đề 1. Hình ảnh anh Chí lương thiện
- Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, suy nghĩ của Chí trong quá
khứ trước khi đi tù trở về? (Hoàn cảnh, công việc, tính cách, ước
mơ) – HS có thể vẽ hoặc tái hiện chân dung nhân vật
- Qua những chi tiết đó em có nhận xét gì về nhân vật Chí Phèo
- Đọc đoạn văn “Hồi ấy hắn hai mươi … chứ yêu đương gì” và
cho biết lời và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ
như thế nào đối với Chí Phèo?
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Anh Chí lương thiện
• Sinh ra mồ côi và lớn lên ở làng quê nghèo
• Khi trưởng thành:
+ Chăm chỉ làm ăn (làm thuê cho nhà Lí Kiến) và có
một ước mơ nhỏ nhoi, bình dị
+ Chí có lòng tự trọng rất cao. Chí Phèo ý thức được
việc bóp chân cho bà Ba là một việc đáng khinh
→ Chí Phèo là một anh thanh niên khỏe mạnh, hiền lành,
có lòng tự trọng, có mục đích sống
→ Thái độ trân trọng của nhà văn
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo
Vấn đề 2. Anh Chí lương thiện trở thành Chí Phèo
- Vì sao Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn
mới từ nhà tù trở về làng? (Sự thay đổi ngoại hình, tính
cách và con người Chí như thế nào?)
- Đọc đoạn “Hắn về hôm trước … Ồ hắn kêu!” và trả lời
câu hỏi người kể chuyện có hoàn toàn miêu tả cảnh Chí
Phèo gây sự với người nhà Bá Kiến chỉ từ điểm nhìn của
mình không? Vì sao?
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo thay đổi
“Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen
mà rất câng câng, hai mặt gườm gườm trông gớm chết. Hắn
mặc quần nái đen với cái áo Tây vàng. Cái ngực phanh đầy
những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm
chùy, cả hai cánh tay cũng thế”.
“Cái mặt hắn không trẻ mà cũng không già; nó không
còn phải là mặt người: nó là mặt một con vật lạ, - nhìn
mặt những con vật có bao giờ biết tuổi? nó vằn dọc vằn
ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo, vết những
mảnh chai của bao nhiêu lần ăn vạ kêu làng.”
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo thay đổi
+ Mất ý thức người: Chí Phèo không ý thức được kẻ
thù độc ác. Bởi Chí Phèo lúc nào cũng triền miên trong
những cơn say. Sau 7,8 năm đi tù về Chí Phèo lại quay
trở lại làm việc cho chính kẻ đã đẩy hắn vào nhà tù, làm
thuê cho kẻ đã đẩy Chí Phèo vào nhà tù
+ Mất đi phẩm giá người và lòng tự trọng trong
cách hành xử: Rạch mặt ăn vạ, chửi dân làng, phá
tan nát hạnh phúc của những người dân lương
thiện.
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo thay đổi
Vì sao Chí Phèo có sự thay đổi như vậy?
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự ghen tuông vô lối của Lý Kiến đã đẩy Chí vào tù
+ Nhà tù thực dân đã biến người trai cày chất phác, hiền lành,
lương thiện thành tên lưu manh nát rượu.
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Những người nông dân cùng quẫn đâm chém, giành giật lẫn
nhau. Bọn địa chủ cường hào như đàn cá tranh mồi
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo
Vấn đề 3. Chí Phèo gặp Thị Nở và sự hồi sinh của Chí
- Sự thay đổi bên trong Chí Phèo bắt đầu từ những cảm giác và ấn tượng gì?
- Điều gì ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình?
- Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩ và hành động nào? - Người
kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của Chí Phèo lúc nhận bát cháo hành của
Thị Nở?
- Nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tích của nhân vật? Vì sao?
- Thái độ của người kể với Chí Phèo và Thị Nở thông qua điểm nhìn và lời kể có gì đặc biệt?
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo gặp Thị Nở và sự hồi sinh của Chí Phèo
Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo được bắt đầu bằng trạng thái tỉnh rượu
Lâu lắm rồi tâm hồn Chí mới vang lên
âm thanh cuộc sống xung quanh: tiếng
chim hót ngoài kia sao vui vẻ quá, tiếng
anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá,
tiếng người đi chợ về,… những âm
thanh ấy ngày nào chả có, vậy mà hôm
nay Chí mới nhận ra.
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo gặp Thị Nở và sự hồi sinh của Chí Phèo
Ý thức tình cảnh của mình trong thực tại
Quá khứ hiện lên đẹp biết bao nhiêu lại
càng giúp Chí Phèo ý thức về tình cảnh
của mình trong thực tại bấy nhiêu. Chí
nhận thức về sự già nua, tình cảnh cô độc
của mình “Hắn đã già, ngoài bốn mươi
tuổi đầu, hắn đã tới con dốc bên kia của
cuộc đời”. Hắn ý thức về sự cô độc còn
khủng khiếp hơn cả sự đói rét ốm đau.
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo gặp Thị Nở và sự hồi sinh của Chí Phèo
Lo lắng cho cuộc sống của bản thân
Nam Cao diễn tả tâm trạng ấy bằng
hàng loạt từ ngữ “Lòng mơ hồ buồn,
buồn thay cho đời, hắn lại nao nao
buồn”… Trong giây phút ấy, Chí
Phèo thực sự đang sống với những
cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ băn
khoăn, lo lắng đời thường nhất của
một con người.
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo gặp Thị Nở và sự hồi sinh của Chí Phèo
Khát khao hoàn lương
Lần đầu tiên sau bao tháng ngày sống trong
bóng tối u mê thì hắn đã thấy “mắt mình
ươn ướt” – giọt nước mắt của con người
Khao khát và hy vọng về một cuộc sống
lương thiện trong Chí mạnh mẽ hơn bao giờ
hết “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn
muốn làm hoà với mọi người biết bao”.
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo gặp Thị Nở và sự hồi sinh của Chí Phèo
Lòng trắc ẩn của Thị Nở
Thị nghĩ: cái thằng liều lĩnh ấy kể ra cũng đáng thương, còn gì đáng
thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình.
Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn,
nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn.
Thị nghĩ: bỏ hắn lúc này thì cũng bạc, dù sao cũng ăn nằm với nhau
như vợ chồng.
Thị nấu cháo cho Chí
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo gặp Thị Nở và sự hồi sinh của Chí Phèo
Cảm xúc của Chí Phèo khi đón nhận bát cháo
Ngạc nhiên vì lần đầu tiên được người ta cho
ăn, ngạc nhiên vì có được sự quan tâm từ
người khác, có được cái ăn mà không phải
cướp bóc, doạ nạt. Rồi mắt hắn “ươn ướt”.
Chí Phèo không còn kinh rượu nhưng cố
uống cho một ít để cho khỏi tốn tiền nhưng
nhất là “để tỉnh táo mà yêu nhau”. Hành
động cố không uống nhiều rượu là hành
động thay đổi mạnh mẽ nhất ở Chí
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo Chí Phèo bị Thị Nở từ chối
Tâm trạng Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt
Đầu tiên trong Chí Phèo là cảm giác
ngạc nhiên, thích chí trước sự giận dữ
của Thị Nở.
Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo hoàn toàn rơi vào tuyệt
vọng
Tâm trí của Chí Phèo lúc này lại bị ám ảnh bởi hơi cháo
hành vì: Thị Nỡ nghe lời bà cô đã từ chối Chí. Chí Phèo
đang trên con đường hoàn lương lại bị đẩy xuống hố sâu
tuyệt vọng. Hắn vừa nhớ thị nhưng cũng vừa hận thị.
II. Đọc hiểu văn bản
3. Nhân vật Chí Phèo
Thái độ của nhà văn với nhân vật
Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với số phận bị đày đọa, lăng
nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương
thiện.
Cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao
động lương thiện.
Thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi
kịch đau thương cho người lao động.
Thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp của người nông dân.
Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần
thuật ở đoạn kết của truyện khi Chí Phèo
tìm đến nhà bá Kiến lần cuối và phản ứng
của dân làng Vũ Đại về cái chết của hai
nhân vật. Phân tích ý nghĩa cái chết của
Chí Phèo
Nhiệm vụ 1
So sánh đoạn kết của
hai truyện ngắn Chí
Phèo và Vợ nhặt
Nhiệm vụ 2
NHIỆM VỤ
HS đọc đoạn kết truyện, lựa chọn nhiệm vụ 1 hoặc 2 để giải quyết vấn đề. Sau
đó sử dụng kĩ thuật BUS STOP để mỗi nhóm tự trình bày nội dung đã tìm hiểu
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
+ Điểm nhìn của người kể chuyện “Trời nắng lắm, nên
đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ dọa giết “nó”, và cứ đi.
Bây giờ đến ngõ nhà cụ Bá. Hắn xông xông đi vào.” “Hắn rút
dao ra xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng
dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa
chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao
giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng
đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn
trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra
tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.”
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
+ Điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại: Cả làng Vũ Ðại
nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có
nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người
nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói
toạc ra: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc!
Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay
người khác đâu”. Mừng nhất là bọn hào lý ở trong làng.
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
+ Điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại: Họ tuôn đến hỏi
thăm, nhưng chính là để nhìn lý Cường bằng những con mắt
thỏa mãn và khiêu khích. Ðội Tảo, không cần kín đáo, nói
toang toang ngay ngoài chợ, trước mặt bao người: “Thằng
bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”.
Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn
nhỏ: “Thằng mọt già ấy chết, anh mình nên ăn mừng”.
Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói:
“Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng
mình cũng chẳng lợi tí gì đâu...”.
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
- Giọng điệu: Tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu
ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở
đời sống, giọng văn hoá đời sống. Ngôn ngữ kể
chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả, vừa là ngôn
ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo
nên một thứ ngôn ngữ đa thanh đặc sắc.
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
“Tao muốn làm người lương thiện”…
“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào
cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?
Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết
không! Chỉ có một cách.. biết không! Chỉ còn một
cách là… cái này! Biết không!...”
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
- Cái chết cũng thể hiện lòng tin của tác
giả vào bản chất lương thiện của người
nông dân lao động sẽ mãi mãi không bao
giờ mất đi.
- Cái chết của Chí Phèo là một cái kết đầy
ám ảnh.
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
Chí Phèo Vợ nhặt
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
Chí Phèo Vợ nhặt
Cái chết của Chí Phèo, Bá Kiến
và hình ảnh cái lò gạch cũ hiện
lên trong tâm trí của thị Nở với
suy nghĩ “Nói dại, nếu mình
chửa, bây giờ hắn chết rồi thì
làm thế nào”?
Trong bữa cơm ngày đói, người
vợ nhặt kể về việc phá kho thóc
Nhật của người dân miền ngược.
Hiện lên trong tâm trí anh Tràng
là hình ảnh đoàn người đói và lá
cờ đỏ.
Giống nhau + Đều mở ra một cuộc đời mới
+ Đều thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.
II. Đọc hiểu văn bản
4. Đoạn kết truyện
Chí Phèo Vợ nhặt
Khác nhau Mở ra bi kịch mới: Nếu Thị Nở có con với
Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại
những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ. Gợi
liên tưởng về cái vòng luẩn quẩn của bi kịch
Chí Phèo: Chí Phèo chết đi nhưng bi kịch
Chí Phèo vẫn còn đó, áp bức, bạo tàn vẫn
còn thì vẫn còn những cảnh đời khốn cùng
như Chí.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ gợi mở
về một tương lai tươi sáng cho tất cả các
nhân vật. Đánh thức một điều gì đó thật mới
mẻ bên trong Tràng. Anh đã bắt đầu bước
gần hơn với con đường cách mạng, bắt đầu
có những nhận thức về hành động của bản
thân.
→ Chỉ có đi theo cách mạng, đứng lên đấu
tranh chống lại cái bạo tàn, áp bức mới có thể
bảo vệ được hạnh phúc và sự bình yên của
những người thân yêu.
NHIỆM VỤ
● HS chia nhóm và tổng hợp thông tin quá
trình đọc và tìm hiểu văn bản và vẽ sơ đồ
tư duy hệ thống hóa đặc sắc trong cách kể
chuyện của Nam Cao trên ba bình diện:
người kể chuyện, điểm nhìn và lời trần
thuật
● Thời gian: 15ph
II. Đọc hiểu văn bản
5. Đặc sắc trong cách kể chuyện của Nam Cao
Người kể chuyện ở ngôi thứ ba –
người kể chuyện toàn tri, thể hiện
cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
Giọng điệu kể đa thanhĐiểm nhìn có sự thay đổi
linh hoạt, luân phiên.
điểm nhìn của người kể
chuyện/ điểm nhìn của
nhân vật; điểm nhìn bên
ngoài và điểm nhìn bên
trong.
Kể truyện linh hoạt tự nhiên
phóng túng mà vẫn nhất
quán, chặt chẽ, đảo lộn
trình tự thời gian, mạch tự
sự có những đoạn hồi
tưởng, liên tưởng tạt ngang,
tưởng như lỏng lẻo mà thực
sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp
dẫn.
Người kể
chuyện
Lời trần thuậtĐiểm nhìn
LUYỆN TẬP
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
● Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình
bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo
hành của thị Nở trong truyện ngắn Chí
Phèo.
THAM KHẢO
Cháo hành vốn là một món ăn bình thường, nếu không nói là xoàng xĩnh, lại được
nấu bởi sự vụng về của người đàn bà thô kệch, xấu xí là Thị Nở thì lại càng tầm
thường đến mức nào. Thế nhưng, đối với Chí Phèo, thứ vật chất tầm thường ấy lại là
một thứ lớn lao, đáng trân trọng. Bởi chính bát cháo hành đã khiến hắn yêu và khao
khát được yêu. Khơi dậy niềm khát vọng sống lên đến cực điểm của Chí lúc này. Bát
cháo hành không còn là bát cháo thông thường mà trở thành bát cháo của tình
thương người và thức tỉnh lương tri con người. Khi đón nhận bát cháo hành từ tay
Thị Nở. Đầu tiên, hắn ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì lần đầu tiên được người ta cho ăn,
ngạc nhiên vì có được sự quan tâm từ người khác, có được cái ăn mà không phải
cướp bóc, doạ nạt. Rồi mắt hắn “ươn ướt”. Có gì đó như là chút ăn năn, hối hận
trong lòng hắn. Hắn khóc vì nhận được tình thương từ người khác, khóc với niềm hi
vọng cái tương lai cô độc kia sẽ không còn nữa, hắn khóc vì hắn tin rằng mình vẫn
còn cơ hội để làm lại cuộc đời. Bát cháo như một động lực thúc đẩy những cảm xúc
vốn đã chết lặng từ lâu trong Chí.
VẬN DỤNG
LIÊN HỆ
Lời bào chữa của CHÍ PHÈO
● LỜI BÀO CHỮA dành cho CHÍ PHÈO với các hình
thức thể hiện:
● Chí Phèo xuấ hiện ở thời hiện đại viết tâm thư thể hiện nỗi
đau đớn của mình trong quá khứ và suy nghĩ của mình về
các định kiến xã hội và mong muốn khát khao được hòa
nhập
● Chí Phèo có cơ hội sống lại và được mở một cuộc họp tại
dân làng để chia sẻ về những nỗi khổ và mong muốn sự
yêu thương đón nhận của dân làng đối với những người có
cùng cảnh ngộ như mình
GỢI Ý
● Định kiến xã hội hà khắc sẽ bào mòn khả năng sinh
sống, tình yêu cuộc sống của con người
● Cần có cái nhìn đa chiều cho Chí Phèo, những cái
nhìn bao dung cho người cùng cảnh ngộ đối với Chí
● Khẳng định chính tình yêu thương của Thị Nở đã
giúp Chí Phèo hồi sinh và con người cần sống trong
tình yêu thương để có thể tìm lại với con người đơn
thuần lương thiện ban đầu
CHIPHEO.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---(P) K11_KNTT_Bài 1. Chí Phèo.pptx
    11.1 MB · Lượt xem: 12
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án dạy học theo chủ đề ngữ văn 11 giáo án dạy ngữ văn lớp 11 giáo án dạy thêm ngữ văn 11 giáo án môn ngữ văn lớp 11 giáo án ngữ cảnh soạn văn 11 giáo án ngữ văn 11 giáo án ngữ văn 11 bài ca ngất ngưởng giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo phần 1 giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo phần 2 giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo tác giả giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo violet giáo án ngữ văn 11 bài chữ người tử tù giáo án ngữ văn 11 bài hai đứa trẻ giáo án ngữ văn 11 bài hai đứa trẻ violet giáo án ngữ văn 11 bài hầu trời giáo án ngữ văn 11 bài lẽ ghét thương giáo án ngữ văn 11 bài sa hành đoản ca giáo án ngữ văn 11 bài tiếng mẹ đẻ giáo án ngữ văn 11 bài tiểu sử tóm tắt giáo án ngữ văn 11 bài tôi yêu em giáo án ngữ văn 11 bài tự tình giáo án ngữ văn 11 bài vội vàng giáo án ngữ văn 11 bài xin lập khoa luật giáo án ngữ văn 11 câu cá mùa thu giáo án ngữ văn 11 chí phèo giáo án ngữ văn 11 chí phèo phần 1 giáo án ngữ văn 11 chí phèo phần 2 giáo án ngữ văn 11 chí phèo phần tác giả giáo án ngữ văn 11 chí phèo phần tác phẩm giáo án ngữ văn 11 chí phèo tác giả giáo án ngữ văn 11 chí phèo tác phẩm giáo án ngữ văn 11 chí phèo tiết 1 giáo án ngữ văn 11 chí phèo tiết 2 giáo án ngữ văn 11 chí phèo tiết 3 giáo án ngữ văn 11 chí phèo tiết 54 giáo án ngữ văn 11 chí phèo violet giáo án ngữ văn 11 chiếu cầu hiền giáo án ngữ văn 11 chiều tối giáo án ngữ văn 11 chữ người tử tù giáo án ngữ văn 11 chuẩn cả năm giáo án ngữ văn 11 filetype pdf giáo án ngữ văn 11 hai đứa trẻ giáo án ngữ văn 11 hạnh phúc của một tang gia giáo án ngữ văn 11 hạnh phúc một tang gia giáo án ngữ văn 11 hầu trời giáo án ngữ văn 11 hk2 giáo án ngữ văn 11 học kì 2 giáo án ngữ văn 11 học kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 11 khái quát văn học việt nam giáo án ngữ văn 11 kì 1 giáo án ngữ văn 11 kì 2 giáo án ngữ văn 11 kịch giáo án ngữ văn 11 lẽ ghét thương giáo án ngữ văn 11 lưu biệt khi xuất dương giáo án ngữ văn 11 luyện tập viết bản tin giáo an ngữ văn 11 mới nhất giáo án ngữ văn 11 một số thể loại văn học giáo án ngữ văn 11 năm 2021 giáo án ngữ văn 11 nam cao giáo án ngữ văn 11 nâng cao giáo án ngữ văn 11 nâng cao tập 1 giáo án ngữ văn 11 ngắn gọn giáo án ngữ văn 11 nghĩa của câu giáo án ngữ văn 11 nghĩa của câu tiếp theo giáo án ngữ văn 11 ngữ cảnh giáo án ngữ văn 11 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 11 phong cách ngôn ngữ báo chí giáo án ngữ văn 11 phỏng vấn và trả lời phỏng vấn giáo án ngữ văn 11 soạn theo 5 bước giáo án ngữ văn 11 tập 1 giáo án ngữ văn 11 tập 2 giáo án ngữ văn 11 theo 5 bước giáo án ngữ văn 11 theo 5 bước mới giáo án ngữ văn 11 thương vợ giáo án ngữ văn 11 tiểu sử tóm tắt giáo án ngữ văn 11 tình yêu và thù hận giáo án ngữ văn 11 tôi yêu em giáo án ngữ văn 11 từ ấy giáo án ngữ văn 11 tự tình giáo án ngữ văn 11 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc giáo án ngữ văn 11 vào phủ chúa trịnh giáo án ngữ văn 11 vietjack giáo án ngữ văn 11 vĩnh biệt cửu trùng đài giáo án ngữ văn 11 vĩnh biệt cửu trùng đài violet giáo án ngữ văn 11 vịnh khoa thi hương giáo án ngữ văn 11 violet giáo án ngữ văn 11 vội vàng giáo án ngữ văn 11 xin lập khoa luật giáo án ngữ văn 11 đây thôn vĩ dạ giáo án ngữ văn lớp 11 giáo án ngữ văn lớp 11 bài chí phèo giáo án ngữ văn lớp 11 bài chiều tối giáo án ngữ văn lớp 11 bài tôi yêu em giáo án ngữ văn lớp 11 bài tự tình giáo án ngữ văn lớp 11 chí phèo giáo án ngữ văn lớp 11 thương vợ giáo án điện tử ngữ văn 11 chí phèo soạn giáo án ngữ văn 11 soạn giáo án ngữ văn 11 bài ca ngất ngưởng soạn giáo án ngữ văn 11 bài hai đứa trẻ soạn giáo án ngữ văn 11 bài tôi yêu em
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,152
    Bài viết
    37,621
    Thành viên
    139,840
    Thành viên mới nhất
    linggiedz14_57

    Thành viên Online

    Top