- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
POWERPOINT Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian lớp 10 ( WORD + PPT)
POWERPOINT Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian lớp 10 ( WORD + PPT) được soạn dưới dạng file word + pptx gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tiết 1: Khởi động + Giới thiệu chung + Tìm hiểu một số khái niệm
Tiết 2: Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Tiết 3+4: Thu thập và xử lí thông tin về đề tài, vấn đề nghiên cứu
Tiết 5+6: Cách triển khai báo cáo theo từng loại đề tài.
Tiết 7: Thực hành viết theo quy trình (HS cần làm việc thêm ở nhà trong các tuần 6-8 để đảm bảo hoàn thành)
Tiết 8: Hướng dẫn thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề của VHDG
Tiết 9: Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian
Tiết 10: Đánh giá, rút kinh nghiệm, tổng kết về chuyên đề
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, học sinh sẽ:
1. Kiến thức
- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
- Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.
- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề đọc hiểu và viết về văn học dân gian.
- Biết thuyết trình về một vấn đề văn học dân gian.
2. Năng lực
Sau bài học này, học sinh sẽ:
3. Phẩm chất
- Thật thà, trung thực trong việc lắng nghe, ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác và góp ý với sản phẩm của bạn, tích cực tham gia hoạt động trong tiết học,…
- Biết yêu quý cái đẹp trong nghệ thuật, trân trọng những sáng tạo của bản thân và của người khác trong quá trình thực hành
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, bài giảng PPT, phiếu học tập và các tài liệu tham khảo.
- Hình thức tổ chức: hình thức làm việc trên lớp theo nhóm, làm việc cá nhân.
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập, những đồ dùng cần thiết cho hoạt động
- Chuẩn bị khác: HS chuẩn bị trước theo nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
XEM THÊM:
POWERPOINT Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian lớp 10 ( WORD + PPT) được soạn dưới dạng file word + pptx gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Thời gian thực hiện: 10 tiết (5 tiết tập nghiên cứu một vấn đề, 2 tiết hướng dẫn viết báo cáo trình bày, 3 tiết trình bày)
Tiết 1: Khởi động + Giới thiệu chung + Tìm hiểu một số khái niệm
Tiết 2: Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Tiết 3+4: Thu thập và xử lí thông tin về đề tài, vấn đề nghiên cứu
Tiết 5+6: Cách triển khai báo cáo theo từng loại đề tài.
Tiết 7: Thực hành viết theo quy trình (HS cần làm việc thêm ở nhà trong các tuần 6-8 để đảm bảo hoàn thành)
Tiết 8: Hướng dẫn thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề của VHDG
Tiết 9: Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian
Tiết 10: Đánh giá, rút kinh nghiệm, tổng kết về chuyên đề
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, học sinh sẽ:
1. Kiến thức
- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
- Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.
- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề đọc hiểu và viết về văn học dân gian.
- Biết thuyết trình về một vấn đề văn học dân gian.
2. Năng lực
Sau bài học này, học sinh sẽ:
Năng lực chung | Năng lực đặc thù |
NL giao tiếp, hợp tác: 100% biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp 75% biết phối hợp với bạn cùng nhóm, thực hiện công việc nhóm nhỏ; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân - NL tự chủ và tự học: 80% biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập | - 100% HS được phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, viết bài giới thiệu trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết - 60-70% HS thực hành đọc, viết, giới thiệu về một vấn đề văn học dân gian. |
- Thật thà, trung thực trong việc lắng nghe, ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác và góp ý với sản phẩm của bạn, tích cực tham gia hoạt động trong tiết học,…
- Biết yêu quý cái đẹp trong nghệ thuật, trân trọng những sáng tạo của bản thân và của người khác trong quá trình thực hành
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, bài giảng PPT, phiếu học tập và các tài liệu tham khảo.
- Hình thức tổ chức: hình thức làm việc trên lớp theo nhóm, làm việc cá nhân.
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập, những đồ dùng cần thiết cho hoạt động
- Chuẩn bị khác: HS chuẩn bị trước theo nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 2. Tổ chức hoạt động | |
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Thời gian: 10 phút- Mục tiêu: + 100% HS có tâm thế hứng thú, sẵn sàng tiếp cận bài học, kích hoạt tri thức nền về văn học dân gian + 90% HS có năng lực giao tiếp tiếng Việt - Nội dung: tri thức nền về VHDG. - Sản phẩm: học sinh trả lời tốt các câu hỏi phần khởi động - Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra 5 hình ảnh, HS quan sát và cho biết những chi tiết, nhân vật này xuất hiện trong những tác phẩm văn học dân gian nào? (Ảnh 1: Cây khế) (Ảnh 2: Tấm Cám) (Ảnh 3: Thạch Sanh) (Ảnh 4: Sọ Dừa) (Ảnh 4: Ca dao tát nước đầu đình) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả HS báo cáo kết quả nhiệm vụ 1. Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận - HS khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận: Văn học dân gian là kho tàng nghệ thuật đa dạng và phong phú trong văn học, văn hoá của mỗi dân tộc. Ở đó có bao điều sâu sắc, thú vị cần được tìm hiểu như: hiện tượng các thể loại có sự giao thoa, chồng lấn nhau; một chỉ tiết trong tác phẩm có giá trị gợi mở nhiều ý nghĩa; những hình tượng nhân vật tạo nhiều hiệu ứng trong người đọc; những công thức lặp đi lặp lại ở nhiều tác phẩm; những chỉ tiết diễn xướng trong lễ hội dân gian có liên quan đến tác phẩm;... Đó đều là những vấn đề nghiên cứu trong tiếp nhận văn học dân gian. Chuyên đề này giúp bạn tập nghiên cứu, viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu những vấn đề như thế trong văn học dân gian. | KHỞI ĐỘNG - HS có sự liên hệ hiểu biết cá nhân với chuyện đề học tập. - HS có định hướng học tập, hình dung được sản phẩm học tập cần làm. - HS sẵn sàng làm việc theo nhóm học tập |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |
NỘI DUNG 1: TRI THỨC NGỮ VĂN - Thời gian: 30’- Mục tiêu: + 100% HS có kiến thức tổng quát về văn học dân gian; nghiên cứu và báo cáo về một vấn đề văn học dân gian + 90% HS có năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác + 90% HS chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập - Nội dung: tổng quan về VHDG; nghiên cứu, báo cáo về 1 vấn đề VHDG. - Sản phẩm: phiếu đọc tập thơ/truyện/tiểu thuyết của các nhóm và bảng kiểm kĩ năng đọc - Tổ chức thực hiện: | |
HOẠT ĐỘNG ĐUỔI HÌNH BẮT TRI THỨC Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: TỪ KHOÁ ƠI MỞ RA GV hướng dẫn HS đọc thông tin phần TRI THỨC TỔNG QUÁT trong sách chuyên đề học tập (tr4, 5) và gạch chân dưới những từ khoá. - Nhiệm vụ 2: GV tổ chức trò chơi SIÊU TRÍ TUỆ để củng cố kiến thức về Văn học dân gian (15’) + GV mời một vài thành viên đọc thông tin và diễn tả lại những từ khoá về VHDG bằng hành động/ ngôn ngữ (nhưng không được nói ra từ khoá) các thành viên còn lại đoán thông tin. + Thông tin: Ngôn từ, nhân dân lao động, truyền miệng, múa rối, diễn xướng, dị bản, bài học. + Thời gian: 3’ đội nào thể hiện được đầy đủ thông tin nhất về vấn đề đội mình tìm hiểu sẽ giành chiến thắng. Nhiệm vụ 3: THỬ THÁCH MỘT NGÀY LÀM THƠ Nhóm 1+ 2: Tổng hợp kiến thức phần Văn học dân gian bằng một bài vè hoặc thơ lục bát. Nhóm 3+ 4: Tổng hợp kiến thức phần Đề tài, vấn đề nghiên cứu; Báo cáo nghiên cứu; yêu cầu của một báo cáo nghiên cứu bằng một bài vè hoặc thơ lục bát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận - HS khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận | I. Văn học dân gian 1. Khái niệm – Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động từ thuở xa xưa và vẫn tiếp tục đến ngày hôm nay. 2. Đặc điểm – Phương thức lưu truyền: truyền miệng (truyền khẩu) bằng văn xuôi, văn vần hoặc bằng những loại hình văn hoá khác có yếu tố văn học. – Chức năng: lưu giữ và truyền lại những tri thức cuộc sống, bài học nhân sinh, thể hiện quan điểm thẩm mĩ mang tính cộng đồng. – Phân loại: + Tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè,.. + Trữ tình dân gian: ca dao, dân ca,.. + Sân khấu dân gian: chèo cổ, tuồng đồ, múa rối,.. – Tính chất: + Tính nguyên hợp + Tính tập thể + Tính truyền miệng + Tính diễn xướng + Tính dị bản II. Đề tài, vấn đề nghiên cứu – Vấn đề: là một điều gì đó cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết. – Vấn đề văn học dân gian có thể là những sự kiện chưa rõ, những chi tiết có nhiều cách hiểu, những công thức mang nhiều ý nghĩa, những nhân vật mang nhiều tranh luận,.. trong các tác phẩm hoặc các thể loại văn học dân gian cần được làm rõ. – Lưu ý: + Lựa chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu phù hợp, vừa sức, hỗ trợ học sinh thể hiện năng lực ở nhiều phương diện. + Có phương pháp nghiên cứu hiệu quả, khoa học. III. Báo cáo nghiên cứu – Báo cáo nghiên cứu là loại văn bản trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá sâu về một vấn đề xã hội hoặc văn học và những kiến giải riêng của người viết về vấn đề nghiên cứu đó trên cơ sở các thông tin phong phú thu thập được. IV. Yêu cầu của một báo cáo nghiên cứu – Nêu được đề tài nghiên cứu và vấn đề được đặt ra trong báo cáo. – Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ và thông tin xác thực. – Khai thác được các nguồn tham khảo tin cậy; sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có. – Thể hiện được kiến giải riêng của người viết bằng ngôn ngữ khoa học, khách quan. – Tóm tắt được các ý chính đã triển khai để đưa vào phần kết của báo cáo, đồng thời cần gợi ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. – Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo. – Cấu trúc đầy đủ, rõ ràng. |
XEM THÊM: