- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN Đổi mới phương pháp nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh để qua đó giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh lớp chủ nhiệm được soạn dưới dạng file word gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Khoản 2, điều 28 luật giáo dục có nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Theo tâm ký học, nhân cách được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động, bằng hoạt động của chính chủ thể. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa người với tự nhiên, với xã hội, với người khác và với chính mình. Chính trong hoạt động, con người bộc lộ được tiềm năng của mình, thể hiện được khả năng hiểu biết, những kỹ năng cơ bản mà họ đã rèn luyện được bằng vốn kinh nghiệm sống.
Đối với học sinh, tính tích cực hoạt động là một trong những yêu cầu không thể thiếu được của quá trình học tập và rèn luyện của các em. Tham gia vào hoạt động của tập thể là cách tốt nhất để học sinh được rèn luyện đạo đức, lối sống, tính tích cực, chính vì vậy nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, tạo cho mọi học sinh có cơ hội rèn luyện tính tích cực cho bản thân mình.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, giáo dục của nhà trường. Việc hình thành, phát triển những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh củng cố, phát triển đạt hiệu quả thiết thực khi nó có điều kiện thực hành, rèn luyện thông qua các hoạt động cụ thể, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo.
Chính vì những lý do đó, với vai trò là chủ tịch công đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp, nhiều năm gắn bó với hoạt động đoàn thể, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đúng nội dung, có sự đổi mới phương pháp nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh để qua đó giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh lớp chủ nhiệm.
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên.
2.1.2. Chức năng đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau:
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoản 2, điều 28 luật giáo dục có nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Theo tâm ký học, nhân cách được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động, bằng hoạt động của chính chủ thể. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa người với tự nhiên, với xã hội, với người khác và với chính mình. Chính trong hoạt động, con người bộc lộ được tiềm năng của mình, thể hiện được khả năng hiểu biết, những kỹ năng cơ bản mà họ đã rèn luyện được bằng vốn kinh nghiệm sống.
Đối với học sinh, tính tích cực hoạt động là một trong những yêu cầu không thể thiếu được của quá trình học tập và rèn luyện của các em. Tham gia vào hoạt động của tập thể là cách tốt nhất để học sinh được rèn luyện đạo đức, lối sống, tính tích cực, chính vì vậy nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, tạo cho mọi học sinh có cơ hội rèn luyện tính tích cực cho bản thân mình.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, giáo dục của nhà trường. Việc hình thành, phát triển những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh củng cố, phát triển đạt hiệu quả thiết thực khi nó có điều kiện thực hành, rèn luyện thông qua các hoạt động cụ thể, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo.
Chính vì những lý do đó, với vai trò là chủ tịch công đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp, nhiều năm gắn bó với hoạt động đoàn thể, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đúng nội dung, có sự đổi mới phương pháp nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh để qua đó giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh lớp chủ nhiệm.
PHẦN 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên.
2.1.2. Chức năng đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: