- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
II.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mỗi chúng ta từ khi mới cất tiếng khóc chào đời đã được đắm chìm vào trong thế giới Âm nhạc tuyệt diệu, đó là những lời ru ngọt ngào của Bà, của Mẹ, của Chị … Và cứ thế âm nhạc luôn song hành, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi con người, thậm chí đến khi ta mất đi những thanh âm nỉ non réo rắt vẫn luôn theo ta, đưa tiễn ta đi về cõi vĩnh hằng.Thật vậy quả là không sai khi người ta nói “Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người” nói chung và trẻ em nói riêng . Trẻ em được tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Âm nhạc bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như: giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh và đặc biệt qua hoạt động phụ họa giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết, cảm nhận sâu sắc hơn về bài hát đã học, mang lại cảm giác, xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. Giúp cho các em tự tin trước tập thể đồng thời phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát kết hợp vận động phụ họa, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc. Tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy số giáo viên được đào tạo chuyên ngành chưa nhiều. Nằm trong địa hình vùng sâu, vùng xa của Huyện,của Tỉnh nên lực lượng giáo viên Âm nhạc chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm được đưa ra phụ trách môn âm nhạc ( Cụ thể toàn huyện Dầu Tiếng có 18 trườngTH nhưng chỉ có 3 giáo viên âm nhạc được đào tạo chính quy)
nên chưa có cơ hội để nghiên cứu, tìm tòi,những phương pháp mới mà dạy theo những thói quen trước đây nên chưa, hoặc không chú trọng đến kỹ năng rèn hát cho các em và đặc biệt gặp rất nhiều khó khăn khi hướng dẫn các em hát kết hợp vận động phụ họa.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc tại địa phương.Với mong muốn tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoải mái và yêu thích môn học, tôi đã chọn đề tài “Áp dụng một số kỹ năng vào giảng dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu Học” .Hi vọng với chút kinh nghiệm nhỏ của bản thân sẽ giúp quý thầy cô, quý đồng nghiệp phần nào trong việc soạn giảng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách của các em.
-Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
-Khích lệ học sinh tự tin, hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu.
IV. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nêu trên, bản thân tôi đã xác định được những nhiệm vụ cần nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
- Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan đến bộ môn Âm nhạc.
- Tìm hiểu tâm sinh lý học sinh Tiểu Học.
- Tìm hiểu thực trạng học tập môn Âm nhạc của học sinh, tình hình thực tế giảng dạy môn Âm Nhạc tại địa phương.
- Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết cảm nhận những giai điệu, những hình ảnh đẹp trong bài hát bằng nhiều hình thức, yêu thích môn âm nhạc ở Tiểu Học.
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
II.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mỗi chúng ta từ khi mới cất tiếng khóc chào đời đã được đắm chìm vào trong thế giới Âm nhạc tuyệt diệu, đó là những lời ru ngọt ngào của Bà, của Mẹ, của Chị … Và cứ thế âm nhạc luôn song hành, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi con người, thậm chí đến khi ta mất đi những thanh âm nỉ non réo rắt vẫn luôn theo ta, đưa tiễn ta đi về cõi vĩnh hằng.Thật vậy quả là không sai khi người ta nói “Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người” nói chung và trẻ em nói riêng . Trẻ em được tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Âm nhạc bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như: giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh và đặc biệt qua hoạt động phụ họa giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết, cảm nhận sâu sắc hơn về bài hát đã học, mang lại cảm giác, xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. Giúp cho các em tự tin trước tập thể đồng thời phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát kết hợp vận động phụ họa, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc. Tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy số giáo viên được đào tạo chuyên ngành chưa nhiều. Nằm trong địa hình vùng sâu, vùng xa của Huyện,của Tỉnh nên lực lượng giáo viên Âm nhạc chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm được đưa ra phụ trách môn âm nhạc ( Cụ thể toàn huyện Dầu Tiếng có 18 trườngTH nhưng chỉ có 3 giáo viên âm nhạc được đào tạo chính quy)
nên chưa có cơ hội để nghiên cứu, tìm tòi,những phương pháp mới mà dạy theo những thói quen trước đây nên chưa, hoặc không chú trọng đến kỹ năng rèn hát cho các em và đặc biệt gặp rất nhiều khó khăn khi hướng dẫn các em hát kết hợp vận động phụ họa.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc tại địa phương.Với mong muốn tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoải mái và yêu thích môn học, tôi đã chọn đề tài “Áp dụng một số kỹ năng vào giảng dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu Học” .Hi vọng với chút kinh nghiệm nhỏ của bản thân sẽ giúp quý thầy cô, quý đồng nghiệp phần nào trong việc soạn giảng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách của các em.
-Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
-Khích lệ học sinh tự tin, hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu.
IV. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nêu trên, bản thân tôi đã xác định được những nhiệm vụ cần nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
- Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan đến bộ môn Âm nhạc.
- Tìm hiểu tâm sinh lý học sinh Tiểu Học.
- Tìm hiểu thực trạng học tập môn Âm nhạc của học sinh, tình hình thực tế giảng dạy môn Âm Nhạc tại địa phương.
- Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết cảm nhận những giai điệu, những hình ảnh đẹp trong bài hát bằng nhiều hình thức, yêu thích môn âm nhạc ở Tiểu Học.