Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,996
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC YẾU TỐ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MỘT TIẾT HỌC ÂM NHẠC TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MÔN: ÂM NHẠC








Người thực hiện: Nguyễn Tấn Tài

Giáo viên bộ môn: Âm nhạc

Trường Tiểu học Ngãi Hùng​





Chuyên đề:

CÁC YẾU TỐ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH

TRONG MỘT TIẾT HỌC ÂM NHẠC TIỂU HỌC

***

Lý do chọn đề tài

Để giảng dạy một tiết lên lớp dạy và học có hiệu quả thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ phía giáo viên như việc chuẩn bị giáo án, nội dung kiến thức, các dụng cụ cần thiết cho tiết dạy, tấm lý của người giáo viên khi dạy tiết học đó, các thông tin xã hội cần thiết, và một số kinh nghiệm giảng dạy tự rèn hay học hỏi từ đồng nghiệp,… Về học sinh thì có sự chuẩn bị bài cũ ở nhà, xem trước bài mới, tư thế ngồi học, thời điểm học và phương pháp học tập, ý thức tự giác của học sinh,… Một tiết học sinh động, đạt hiệu quả, gây hứng thú trong tiết học và những tiết học sau là rất quan trọng, nó sẽ giúp học sinh chủ động khi học kiến thức mới, nhớ bài lâu hơn, không khí lớp vui vẻ không gây căng thẳng và áp lực cho học sinh, tạo một môi trường dạy và học đạt hiệu quả như mong muốn. Thời gian qua, với một tiết dạy lên lớp tôi thường theo một khuôn khổ sách vở và chưa biến chuyển theo tình hình thực tế tại lớp học. Như thế đã vô tình làm cho tiết học âm nhạc trở nên nặng nề và tạo nên tâm trạng không tốt trong học tập của học sinh. Tất cả những vấn đề trên chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.

Nội dung

Một số biện pháp giải quyết vấn đề


Để giải quyết những vấn đề trên, người giáo viên cần phải biết vận dụng các biện pháp cụ thể như sau:

Xác định thể loại bài dạy:

Trong bộ môn âm nhạc việc dạy và học có sự móc xích với nhau từ bài mới đến bài ôn tập và những tiết học nhạc lý căn bản hay kể chuyện âm nhạc thì mỗi tiết học có những hình thức tổ chức đặc thù riêng như:

+ Tiết dạy bài mới: Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh minh họa, nhạc nền cho bài mới hay giáo viên tự đàn và hát mẫu. Tập hát theo lối móc xích từng câu. Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. Giáo viên chia từng nhóm thực hiện và nhận xét tuyên dương từng nhóm. Ngoài ra, giáo viên tổ chức cho học sinh hát với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca hay tốp ca, giúp cho học sinh tự tin và chủ động hơn.

+ Tiết ôn tập bài hát:

Ở lớp 1, 2, 3 thì tiết ôn tập bài cũ có thể cho học sinh hát lại với các hình thức và gõ đệm theo bài hát. Ngoài ra, tạo điều kiện chia nhóm chia tổ để học sinh tìm những động tác phụ họa cho bài hát và giáo viên gợi ý những động tác chính để học sinh có định hướng khi tìm động tác

Vd: Bài Cùng múa hát dưới trăng – lớp 3

“ Mặt trăng tròn nhô lên

Tỏa sáng xanh khu rừng”​

Động tác thứ nhất: 2 tay đưa lên thành vòng tròn, nhún chân vào phách mạnh rồi nghiêng sang trái, sang phải theo câu hát.

“Thỏ mẹ và thỏ con

Nắm tay cùng vui hát”​

Động tác thứ 2: Tay phải (hoặc tay trái) chỉ vào khoảng không như giới thiệu từng con vật theo câu hát.

“Hươu nai sóc đến xem

Xin mời vào nhảy cùng”​

Động tác thứ 3: Vẫy tay trái hoặc 2 tay như mời bạn đến nhảy múa để phụ họa.

“La la lá la lá la

Cùng múa hát dưới trăng

La la lá la lá la

Cùng múa hát dưới trăng”​

Động tác thứ tư: “La la lá la lá la” gõ theo tiết tấu lời ca. “Cùng múa hát dưới trăng” thực hiện giống động tác thứ nhất, 2 tay đưa lên thành hình tròn.



Tiết Kể chuyện âm nhạc, Giới thiệu một số hình nốt nhạc hay Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc:

Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hát lại một số bài hát đã học để học sinh nhớ lại bài. Việc kể chuyện âm nhạc giáo viên cần chuẩn bị một đoạn nhạc để làm nền trong khi kể (hay đọc truyện), học sinh sẽ thích hơn và chú ý hơn.

Giới thiệu hình nốt nhạc thì cần có những ví dụ về âm thanh và trường độ như: nốt trắng (2 phách) thì giáo viên có thể đàn một nốt bất kỳ với âm sắc kéo dài 2 phách (nên sử dụng âm sắc có trường độ như Brass, Flute, strings,…không nên sử dụng âm sắc bộ gõ hay piano vì như thế học sinh không nghe được độ dài của âm thanh). Hoặc dùng thanh phách để thể hiện như nốt trắng 2 phách thì gõ phách 2 lần. Các hình nốt còn lại như nốt đen, móc đơn, móc đôi tương tự.

Giới thiệu nhạc cụ dân tộc như đàn bầu ( hay gọi đàn độc huyền), đàn nguyệt (hay gọi đàn kìm), đàn tranh( hay gọi đàn thập lục) thì giáo viên cần cho xem tranh ảnh từng loại đàn và giới thiệu một vài nét về cấu tạo của đàn. Như đàn bầu có 1 dây, cần đàn, 1 bầu và thùng đàn; đàn nguyệt có 2 dây và thùng đàn tròn giống mặt trăng; đàn tranh có 16 dây và thùng đàn. Giáo viên có thể đàn mẫu hay nghe băng đĩa ứng với từng nhạc cụ để học sinh nghe âm sắc của từng loại đàn.

Ở lớp 4, 5 thì tiết ôn tập thường là tiết học Tập đọc nhạc: Đây là môi trường đầu tiên giúp cho học sinh làm quen với các ký hiệu nhạc, tên nốt nhạc, về cao độ và trường độ nốt nhạc.

Luyện tập cao độ ở những nốt nhạc cơ bản của bài tập đọc nhạc, giáo viên đàn cao độ và đọc chuẩn để học sinh nghe và thực hiện theo.

Luyện tập tiết tấu ở âm hình tiết tấu của tập đọc nhạc hay mô-tif, giáo viên nên gõ bằng thanh phách với âm hình tiết tấu của bài hoặc chọn những học sinh khá giỏi hoặc có năng khiếu gõ mẫu để cho các bạn xem.

Vào bài TĐN, giáo viên nên hát mẫu tên nốt và lời ca vài lần, để học sinh tự dò tên nốt thật chậm đến nhanh. Giáo viên tập từng câu (thường chỉ 2 câu nhạc). Giáo viên có thể chia nhóm hát đối đáp một bên hát tên nốt và một bên hát lời ca.

1670305505696.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM ---SKKN TH Gây hứng thú cho HS.doc
    474.5 KB · Lượt tải : 8
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm 4 5 tuổi âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 3 đến 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 8 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc trẻ 24 36 tháng sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non đề tài âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm về âm nhạc mầm non
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top