Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,996
Điểm
113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh NĂM 2021 - 2022 MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.


Di chúc của Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết.

“Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không! Dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Muốn vậy phải qua cả một quá trình lâu dài và có sự kết hợp của nhiều ngành, nhiều bộ phận có liên quan. Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường đặc biệt là cấp THCS. Hơn nữa giáo viên là người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.

Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Giáo dục các em bằng tấm lòng “yêu nghề mến trẻ”. Từ đó có thể hướng dẫn các em đi theo con đường đúng đắn. Khi đó nề nếp cũng như việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Sau này các em sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Trong nhiều năm chủ nhiệm tôi rút ra rằng để có được điều đó thì đầu tiên phải xây dựng một tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, yêu thương cùng giúp đỡ lân nhau tiến bộ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT”

2. Mục đích nghiên cứu.


Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :

- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.

- Nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.

3. Thời gian và địa điểm.

- Thời gian nghiên cứu: năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020

- Vấn đề nghiên cứu trên nhóm đối tượng là học sinh lớp 8A3 ở năm học 2018-2019 và lớp 6A1 ở năm học 2019-2020 tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ long– Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh.

4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.

Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nề nếp lối sống, tinh thần đoàn kết yêu thương nhau trong đó tôi nhấn mạnh tới việc đổi mới các tiết sinh hoạt lớp và hoạt động trải nghiệm thực tế trong nhà trường. Hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những hoạt động tập thể, đổi mới giờ sinh hoạt lớp và trải nghiệm thực tế đang được lưu tâm nhiều.

II. PHẦN NỘI DUNG

1. Chương I: Tổng quan

1.1. Cơ sở lý luận:

Như chúng ta đã biết trong nghề học nhất là làm công tác chủ nhiệm lớp là người trực tiếp giảng dạy, tổ chức hoạt động cho học sinh trong một thời gian ngắn là khó khăn bước đầu của người giáo viên. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm gần gũi với học sinh, nhiệt tình trong công tác mới, luôn đổi mới để hoàn thành tốt công việc của mình.

Một tập thể lớp muốn trở thành một tập thể xuất sắc trước hết các thành viên trong lớp phải tạo thành một khối đoàn kết, yêu thương chia sẻ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Để làm được điều đó vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng trong việc xây dựng, gắn kết các thành viên trong tập thể lớp.

- Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện.

- Người giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường.


- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức các hoạt động gắn kết các thành viên trong lớp với nhau thông qua các giờ học, các buổi sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa, trải nghiệm thực tế...


Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết.

1728661857789.png


ĐÃ UPDATE BẢN CHUẨN!
 

DOWNLOAD FILE

  • MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT.docx
    2 MB · Lượt tải : 0
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi cấp thcs sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi cấp thcs violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi cấp tình sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thpt sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi violet sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm giỏi
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top