Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ DUY TRÌ SĨ SỐ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Trong những năm gần đây nghành giáo dục trong cả nước nói chung , nghành giáo dục đào tạo tỉnh Đồng Nai nói riêng trong đó có trường TH-THCS-THPT LÊ QUÝ ĐÔN luôn trăn trở về tình trạng học sinh nghỉ học nửa chừng , hiện tượng học sinh nghỉ học như vậy đã làm ảnh hưởng lớn tới việc duy trì sĩ số của nhà trường và ảnh hưởng tới công tác phổ cập giáo dục của tỉnh Đồng Nai .Qua ba năm làm công tác chủ nhiệm ở trường Lê Quý Đôn và qua tìm hiểu ở đồng nghiệp bản thân tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng học sinh nghỉ học , bên cạnh đó tôi cũng đã tìm ra cho mình những giải pháp tương đối có hiệu quả . Kết quả là trong 4 năm học vừa qua tôi đã ngăn chặn và thuyết phục được một số học sinh có ý định nghỉ học trở lại trường và có tiến bộ trong học tập .Trong phạm vi chuyên đề này tôi mạnh dạn được chia sẻ cùng đồng nghiệp , rất mong các bạn đóng góp thêm để chuyên đề này khả thi hơn .
II. NGUYÊN NHÂN – GIẢI PHÁP:
Qua tổng kết nguyên nhân từ những đối tượng nghỉ học phần nhiều rơi vào những đối tượng là học sinh cá biệt , học sinh học yếu và học sinh có hoàn cảnh khó khăn … Có rất nhiềù lý do dẫn tới học sinh nghỉ học nhưng bản thân tôi xét thấy có ba yếu tố chính chúng ta cần quan tâm và giải quyết …
1. Yếu tố Gia đình :
a. Thuận lợi :
- Nhìn chung đa số phụ huynh khi đã tin tưởng gởi con em vào trường đã thể hiện được vai trò , trách nhiệm làm cha , làm mẹ , có tinh thần đóng góp mang tính chất xây dựng , cộng tác với nhà trường trong các biện pháp giáo dục con em họ .
b. Khó khăn : ( đây cũng là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng học sinh bỏ học hàng năm )
- Một số ít phụ huynh học sinh còn bàn quang trước việc học tập của con em mình , có nhiều trường hợp coi việc dạy dỗ con em họ là trách nhiệm của nhà trường , có tư tưởng khoán trắng cho thầy cô giáo, không nhiệt tình cộng tác với nhà trường trong giáo dục các em , con em của những phụ huynh trên nắm bắt tư tưởng của cha mẹ mình nên thường xuyên nghỉ học vặt không có lý do chính đáng , thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp , khi giáo viên chủ nhiệm có biện pháp mạnh thì có ý định bỏ học .
- Nhiều phụ huynh lo làm ăn nên cũng không có thời gian chăm lo cho việc học tập của con cái họ , việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục các em không thường xuyên và không kịp thời , khi họ tỉnh ngộ thì mọi việc gần như đã muộn .
- Có nhiều phụ huynh có nghề nghiệp đặc thù như làm công nhân thường xuyên phải tăng ca , nhất là ca đêm , thời gian này là thời gian các em ở nhà cần sự bảo ban , dạy dỗ của cha mẹ nhưng không có người quản lý nên các em tự do chơi bời , bỏ bê việc học tập , sa đà vào một số trò chơi có sự thu hút mãnh liệt như : chơi Gam , điện tử … lực học giảm sút dần , càng ngày các em học càng yếu hơn ,cảm giác thua kém so với bạn bè cùng lớp , các em chán nản và bỏ học .
- Có nhiều học sinh học tốt nhưng gặp khó khăn về kinh tế nên mỗi khi tới tháng đóng tiền học phí – bán trú các em đóng không đúng quy định , mặc cảm nên phụ huynh cho con em họ nghỉ .
- Không ít những học sinh có điều kiện về kinh tế nhưng vẫn bỏ học vì Bố mẹ không hạnh phúc như : ly thân , ly dị …mỗi người có cuộc sống riêng nên con cái họ phải gởi cho ông , bà , chú bác nuôi dưỡng , các em không có chỗ dựa về mặt tinh thần nên khi gặp khó khăn trong học tập , trong cuộc sống các em chán nản rồi bỏ học .
Trong những năm gần đây nghành giáo dục trong cả nước nói chung , nghành giáo dục đào tạo tỉnh Đồng Nai nói riêng trong đó có trường TH-THCS-THPT LÊ QUÝ ĐÔN luôn trăn trở về tình trạng học sinh nghỉ học nửa chừng , hiện tượng học sinh nghỉ học như vậy đã làm ảnh hưởng lớn tới việc duy trì sĩ số của nhà trường và ảnh hưởng tới công tác phổ cập giáo dục của tỉnh Đồng Nai .Qua ba năm làm công tác chủ nhiệm ở trường Lê Quý Đôn và qua tìm hiểu ở đồng nghiệp bản thân tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng học sinh nghỉ học , bên cạnh đó tôi cũng đã tìm ra cho mình những giải pháp tương đối có hiệu quả . Kết quả là trong 4 năm học vừa qua tôi đã ngăn chặn và thuyết phục được một số học sinh có ý định nghỉ học trở lại trường và có tiến bộ trong học tập .Trong phạm vi chuyên đề này tôi mạnh dạn được chia sẻ cùng đồng nghiệp , rất mong các bạn đóng góp thêm để chuyên đề này khả thi hơn .
II. NGUYÊN NHÂN – GIẢI PHÁP:
Qua tổng kết nguyên nhân từ những đối tượng nghỉ học phần nhiều rơi vào những đối tượng là học sinh cá biệt , học sinh học yếu và học sinh có hoàn cảnh khó khăn … Có rất nhiềù lý do dẫn tới học sinh nghỉ học nhưng bản thân tôi xét thấy có ba yếu tố chính chúng ta cần quan tâm và giải quyết …
1. Yếu tố Gia đình :
a. Thuận lợi :
- Nhìn chung đa số phụ huynh khi đã tin tưởng gởi con em vào trường đã thể hiện được vai trò , trách nhiệm làm cha , làm mẹ , có tinh thần đóng góp mang tính chất xây dựng , cộng tác với nhà trường trong các biện pháp giáo dục con em họ .
b. Khó khăn : ( đây cũng là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng học sinh bỏ học hàng năm )
- Một số ít phụ huynh học sinh còn bàn quang trước việc học tập của con em mình , có nhiều trường hợp coi việc dạy dỗ con em họ là trách nhiệm của nhà trường , có tư tưởng khoán trắng cho thầy cô giáo, không nhiệt tình cộng tác với nhà trường trong giáo dục các em , con em của những phụ huynh trên nắm bắt tư tưởng của cha mẹ mình nên thường xuyên nghỉ học vặt không có lý do chính đáng , thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp , khi giáo viên chủ nhiệm có biện pháp mạnh thì có ý định bỏ học .
- Nhiều phụ huynh lo làm ăn nên cũng không có thời gian chăm lo cho việc học tập của con cái họ , việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục các em không thường xuyên và không kịp thời , khi họ tỉnh ngộ thì mọi việc gần như đã muộn .
- Có nhiều phụ huynh có nghề nghiệp đặc thù như làm công nhân thường xuyên phải tăng ca , nhất là ca đêm , thời gian này là thời gian các em ở nhà cần sự bảo ban , dạy dỗ của cha mẹ nhưng không có người quản lý nên các em tự do chơi bời , bỏ bê việc học tập , sa đà vào một số trò chơi có sự thu hút mãnh liệt như : chơi Gam , điện tử … lực học giảm sút dần , càng ngày các em học càng yếu hơn ,cảm giác thua kém so với bạn bè cùng lớp , các em chán nản và bỏ học .
- Có nhiều học sinh học tốt nhưng gặp khó khăn về kinh tế nên mỗi khi tới tháng đóng tiền học phí – bán trú các em đóng không đúng quy định , mặc cảm nên phụ huynh cho con em họ nghỉ .
- Không ít những học sinh có điều kiện về kinh tế nhưng vẫn bỏ học vì Bố mẹ không hạnh phúc như : ly thân , ly dị …mỗi người có cuộc sống riêng nên con cái họ phải gởi cho ông , bà , chú bác nuôi dưỡng , các em không có chỗ dựa về mặt tinh thần nên khi gặp khó khăn trong học tập , trong cuộc sống các em chán nản rồi bỏ học .