- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa tiếng Anh được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Môn ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, là một trong những môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là môn học không thể thiếu trong học vấn phổ thông.
Hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội nói riêng và của toàn thế giới nói chung, bộ môn tiếng Anh có một vị trí quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi học sinh giúp các em có điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật. Để giúp các em có thể áp dụng những kiến thức đã học ở trường một cách có hiệu quả, các cấp giáo dục đã liên tục tổ chức các buổi học chuyên đề, các đợt thao giảng các cấp,… xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
Hiện nay, mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông là hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản về sử dụng tiếng phục vụ thiết thực bậc học cao hơn cũng như ứng dụng trong công việc sau khi ra trường. Do vậy việc chú trọng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm mục đích giúp học sinh làm chủ một ngôn ngữ.
Trước khi áp dụng chương trình sách giáo khoa đổi mới, kỹ năng viết là một trong những kỹ năng được thực hành nhiều hơn cả. Tuy vậy, do yêu cầu cao và được cung cấp thêm một số kỹ năng viết mới trong chương trình sách giáo khoa hiện nay nên học sinh và ngay cả giáo viên cũng cảm thấy kỹ năng truyền thống này không dễ hoàn thành. Điều này không chỉ là thách thức với học sinh có mức học khá mà còn là lý do để giáo viên không ngừng tìm tòi, tự nâng cao khả năng của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu của những bài dạy viết.
Đặc biệt một trong những kỹ năng viết làm cho nhiều giáo viên lúng túng, đa phần học sinh không hào hứng là miêu tả biểu đồ. Thực tế, số bài viết liên quan đến miêu tả biểu đồ trong chương trình SGK không nhiều, học sinh ít có cơ hội dược học và tiếp xúc với với dạng bài viết theo phong cách viết này. Do vậy, khi gặp dạng bài này học sinh từ việc tự ti do không đủ lượng kiến thức cơ bản đến việc ngại học cách viết và một số học sinh không thực hiện việc viết bài.
II. KẾT LUẬN:
Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc viết biểu đồ, tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy viết biểu đồ. Cùng với những kinh nghiệm đúc rút trong quá trình giảng dạy tôi đã xõy dựng cho mình một số phương pháp dạy viết biểu đồ.
Khi áp dụng các phương pháp này vào các tiết dạy viết biểu đồ tôi nhận thấy học sinh tớch cực tham gia và có khả năng miêu tả biểu đồ. Đó cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa tiếng Anh”. Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau đây:
Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các kinh nghiệm mà bản thân đã tìm hiểu vào thực tế giảng dạy.
Phương pháp so sánh, tổng hợp: sau khi đã áp dụng đề tài vào thực tế tôi tiến hành phân tích kết quả đạt được và đem so sánh với cách tiến hành cũ để rút ra những kinh nghiệm có ích cho bản thân.
I. NHỮNG LƯU Ý KHI MIÊU TẢ BIỂU ĐỒ:
- Việc đầu tiên trước khi miêu tả biểu đồ giáo viên phải chắc chắn rằng học sinh hiểu được các thuật ngữ ghi trên biểu đồ, tên biểu đồ, nội dung được trình bày trong biểu đồ. Xu hướng chung của biểu đồ là gì? Các thông số trên biểu đồ có quan hệ gì với nhau? Xác định rõ thời gian được miêu tả trong biểu đồ: biểu đồ miêu tả các sự kiện trong quá khứ, ở hiện tại, hay dự đoán tương lai.
- Đọc kỹ yêu cầu của bài miêu tả biểu đồ: mục đích của bài miêu tả biểu đồ là gì, cần làm bật lên điều gì trong bài miêu tả( tập trung vào từ khóa trong đề bài). Từ việc xác định được mục đích viết ta sẽ định hướng những ý căn bản nhất để viết. Không mô tả tất cả mọi chi tiết có trong bảng hoặc biểu đồ, tập trung mô tả chiều hướng, sự tăng hay giảm, các điểm biến động trên biểu đồ.
- Chú ý ngữ pháp, đặc biệt là thì của động từ. Thông thường ta sử dụng thì Quá khứ đơn (nếu mốc thời gian được cho trong quá khứ), thì Hiện tại hoàn thành (với các từ như since, recently), …
- Sử dụng văn phong chính thống, hợp lí và vốn từ vựng chuyên dụng để
mô tả các biểu đồ.
- Đưa ra đáng giá khách quan và mô tả những gì có trong biểu đồ. Không cho các ví dụ mang tính đời tư hoặc nhận xét mang tính chủ quan. Không viết về những suy nghĩ của cá nhân, không dùng đại từ nhân xưng như: chúng ta – we, us; tôi – me, my, I; bạn – you, your…
Ví dụ: Không viết “As we can see from the chart,………..”
Thay vì vậy ta có thể viết: “As it can be seen from the chart………”
- Một bài viết miêu tả biểu đồ có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Sử dụng các số liệu cụ thể để bài vết có tính thuyết phục cao.
III. HỆ THỐNG TỪ VỰNG, CẤU TRÚC THƯỜNG GẶP:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH THPT MIÊU TẢ BIỂU ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH”
ĐỀ TÀI:
“KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH THPT MIÊU TẢ BIỂU ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Môn ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, là một trong những môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là môn học không thể thiếu trong học vấn phổ thông.
Hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội nói riêng và của toàn thế giới nói chung, bộ môn tiếng Anh có một vị trí quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi học sinh giúp các em có điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật. Để giúp các em có thể áp dụng những kiến thức đã học ở trường một cách có hiệu quả, các cấp giáo dục đã liên tục tổ chức các buổi học chuyên đề, các đợt thao giảng các cấp,… xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
Hiện nay, mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông là hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản về sử dụng tiếng phục vụ thiết thực bậc học cao hơn cũng như ứng dụng trong công việc sau khi ra trường. Do vậy việc chú trọng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm mục đích giúp học sinh làm chủ một ngôn ngữ.
Trước khi áp dụng chương trình sách giáo khoa đổi mới, kỹ năng viết là một trong những kỹ năng được thực hành nhiều hơn cả. Tuy vậy, do yêu cầu cao và được cung cấp thêm một số kỹ năng viết mới trong chương trình sách giáo khoa hiện nay nên học sinh và ngay cả giáo viên cũng cảm thấy kỹ năng truyền thống này không dễ hoàn thành. Điều này không chỉ là thách thức với học sinh có mức học khá mà còn là lý do để giáo viên không ngừng tìm tòi, tự nâng cao khả năng của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu của những bài dạy viết.
Đặc biệt một trong những kỹ năng viết làm cho nhiều giáo viên lúng túng, đa phần học sinh không hào hứng là miêu tả biểu đồ. Thực tế, số bài viết liên quan đến miêu tả biểu đồ trong chương trình SGK không nhiều, học sinh ít có cơ hội dược học và tiếp xúc với với dạng bài viết theo phong cách viết này. Do vậy, khi gặp dạng bài này học sinh từ việc tự ti do không đủ lượng kiến thức cơ bản đến việc ngại học cách viết và một số học sinh không thực hiện việc viết bài.
II. KẾT LUẬN:
Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc viết biểu đồ, tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy viết biểu đồ. Cùng với những kinh nghiệm đúc rút trong quá trình giảng dạy tôi đã xõy dựng cho mình một số phương pháp dạy viết biểu đồ.
Khi áp dụng các phương pháp này vào các tiết dạy viết biểu đồ tôi nhận thấy học sinh tớch cực tham gia và có khả năng miêu tả biểu đồ. Đó cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa tiếng Anh”. Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau đây:
Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các kinh nghiệm mà bản thân đã tìm hiểu vào thực tế giảng dạy.
Phương pháp so sánh, tổng hợp: sau khi đã áp dụng đề tài vào thực tế tôi tiến hành phân tích kết quả đạt được và đem so sánh với cách tiến hành cũ để rút ra những kinh nghiệm có ích cho bản thân.
PHẦN II: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIỂU ĐỒ:
I. NHỮNG LƯU Ý KHI MIÊU TẢ BIỂU ĐỒ:
- Việc đầu tiên trước khi miêu tả biểu đồ giáo viên phải chắc chắn rằng học sinh hiểu được các thuật ngữ ghi trên biểu đồ, tên biểu đồ, nội dung được trình bày trong biểu đồ. Xu hướng chung của biểu đồ là gì? Các thông số trên biểu đồ có quan hệ gì với nhau? Xác định rõ thời gian được miêu tả trong biểu đồ: biểu đồ miêu tả các sự kiện trong quá khứ, ở hiện tại, hay dự đoán tương lai.
- Đọc kỹ yêu cầu của bài miêu tả biểu đồ: mục đích của bài miêu tả biểu đồ là gì, cần làm bật lên điều gì trong bài miêu tả( tập trung vào từ khóa trong đề bài). Từ việc xác định được mục đích viết ta sẽ định hướng những ý căn bản nhất để viết. Không mô tả tất cả mọi chi tiết có trong bảng hoặc biểu đồ, tập trung mô tả chiều hướng, sự tăng hay giảm, các điểm biến động trên biểu đồ.
- Chú ý ngữ pháp, đặc biệt là thì của động từ. Thông thường ta sử dụng thì Quá khứ đơn (nếu mốc thời gian được cho trong quá khứ), thì Hiện tại hoàn thành (với các từ như since, recently), …
- Sử dụng văn phong chính thống, hợp lí và vốn từ vựng chuyên dụng để
mô tả các biểu đồ.
- Đưa ra đáng giá khách quan và mô tả những gì có trong biểu đồ. Không cho các ví dụ mang tính đời tư hoặc nhận xét mang tính chủ quan. Không viết về những suy nghĩ của cá nhân, không dùng đại từ nhân xưng như: chúng ta – we, us; tôi – me, my, I; bạn – you, your…
Ví dụ: Không viết “As we can see from the chart,………..”
Thay vì vậy ta có thể viết: “As it can be seen from the chart………”
- Một bài viết miêu tả biểu đồ có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Sử dụng các số liệu cụ thể để bài vết có tính thuyết phục cao.
III. HỆ THỐNG TỪ VỰNG, CẤU TRÚC THƯỜNG GẶP: