Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,341
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA GIỜ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9 NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

TRƯỜNG THCS .................

––––––––––––––––––––––––















SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

QUA GIỜ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9”






Môn: Ngữ văn

Cấp học: Trung học cơ sở

Tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ

Đơn vị công tác: Trường THCS .................

– Hà Nội

Chức vụ: Giáo viên









NĂM HỌC: 2022-2023


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1. Nghị quyết 29 – NQ/TW đã đặt ra vấn đề cho toàn ngành giáo dục là “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, xã hội chủ nghĩa vầ hội nhập quốc tế”. Bản nghị quyết này đã nhấn mạnh: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá cuối học kì, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”. Chương trình hoạt động của chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 đã được chỉ rõ trong hội nghị TW 8 khóa XI thông qua ngày 09/11/2013 trong phần nhiệm vụ và giải pháp: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong chương trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học: đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.”
  • 2. Vậy thế nào là đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh? Công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cần có những đổi mới như thế nào để đạt được muc tiêu đổi mới căn bản theo hướng đó?
  • Để giảng dạy có hiệu quả, hình thành năng lực, phẩm chất của người học, mỗi cán bộ giáo viên cần hiểu rõ về đánh giá: đánh giá để phát triển học tập, đánh giá như là quá trình học và đánh giá kết quả học tập.
  • Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá vì sự tiến bộ của người học là kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân. Đánh giá như là một quá trình học cho phép học sinh phản ánh ra những suy nghĩ và tự đánh giá sự tiến bộ của mình theo mục tiêu học tập cá nhân. Đánh giá như là hoạt động học tập đòi hỏi giáo viên phải chỉ dẫn cho học sinh cách thức đánh giá thế nào, học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá, giúp các em hình thành năng lực tụ đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học của từng học sinh. Đánh giá về kết quả học tập là cách giáo viên sử dụng chứng cứ để xác nhận kết quả học tập của học sinh theo mục và tiêu chuẩn.
  • 3. Trong các môn học ở trường phổ thông, Ngữ Văn là một bộ môn quan trọng, một môn chìa khóa để học sinh có thể mở những cánh cửa cuộc sống. Vì thông qua môn học, học sinh không chỉ hiểu biết cái hay cái đẹp của những tác phẩm nghệ thuật mà còn rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, viết và kĩ năng ứng xử. Đây là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, câu nói của Macxim Grorki “Văn học là nhân học” đã khẳng định vị trí của môn học này.
  • 4. Nhiều năm nay, việc dạy và học Văn đã có sự thay đổi. Việc ra đề mở đã giúp học sinh đỡ phải học thuộc lòng và phát huy được năng lực trí tuệ, đạo đức, biết vận dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu. Thực tế, nhiều học sinh vẫn phải học văn mẫu, dùng văn mẫu để viết văn thật trong các kì kiểm tra, kì thi. Bởi vì việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Văn nói riêng ở trường phổ thông chưa phát triển được năng lực học sinh. Các bài kiểm tra, thi cử thường thiên về kiểm tra ghi nhớ máy móc, tái hiện kiến thức làm theo, chép lại. Học tác phẩm nào thi tác phẩm đó, chưa đánh giá đúng sự sử dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp học và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung phương pháp day học.Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh sẽ giải quyết được vấn đề này.
  • 5. Theo các nhà nghiên cứu, năng lực chuyên biệt của môn Ngữ Văn bao gồm năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực cảm thụ thẩm mĩ. Trong đó năng lực giao tiếp có nghe, nói, đọc, viết. Năng lực cảm thụ gồm: nhận ra được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm Văn học, biết cảm nhận, rung động trước cái đẹp, biết cảm, hiểu những giá trị của bản thân, từ đó có suy nghĩ, có những hành vi theo cái đẹp, cái thiện. Để đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá, các thầy cô giáo cần phải chú ý tới ba đặc trưng sau:
  • Đặc trưng thứ nhất là đánh giá phát triển: Đánh giá phát triển giúp người dạy và người học nhận ra được hiệu quả của hoạt động giảng dạy cũng như hiệu quả tiếp thu. Từ đó chỉ ra những việc cần tiếp tục thực hiện để phát triển năng lực của người học theo mục tiêu đã đề ra.
  • Đặc trưng thứ hai là đánh giá thực tiễn đó là đề cao mục đích xem xét các năng lực mà người học cần có trong bối cảnh thực tế. Nó đòi hỏi người học phải biết ứng dụng các kĩ năng và kiến thức được trang bị trong nhà trường để có thể tạo ra một sản phẩm hay vận dụng những kiến thức, kĩ năng này để giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống (ngoài trường học).
  • Đặc trưng thứ ba là đánh giá sáng tạo: Đánh giá sáng tạo thường được sử dụng nhằm tạo động cơ cho người học, giúp họ có trách nhiệm hơn đối với việc học của chính mình. Nó cũng khiến cho việc kiểm tra, đánh giá trở thành một bộ phận thường trực của kinh nghiệm học tập và gắn chặt với những hoạt động thực tiễn, cho phép nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo của học sinh.
  • Bên cạnh đó, khi dạy những bài đọc hiểu văn bản, giáo viên cũng phải chú trọng một số yêu cầu cơ bản sau đây:
  • Thứ nhất, cần chú trọng tới việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh chứ không phải chỉ là kiến thức hay kĩ năng đọc hiểu. Điều này có nghĩa với những kiến thức, kĩ năng đọc hiểu được cung cấp, học sinh sẽ vận dụng như thế nào để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống.Các câu hỏi đánh giá vì vậy cần tính đến môi trường tồn tại thực hoặc giả định nhưng phải có lí, phải chấp nhận được. Các văn bản/ngữ liệu dùng để đọc hiểu có thể là những văn bản quen thuộc, đã được học cũng có thể là những văn bản mới để học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức kĩ năng đọc hiểu của bản thân để xử lí các yêu cầu cụ thể của câu hỏi.
  • Thứ hai, cần chú trọng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người đọc hạn chế tối đa những câu hỏi chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần hay sự ghi nhớ máy móc. Giáo viên nên đầu tư để xây dựng được kiểu câu hỏi mà học sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và biết cách lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, từ đó kích thích các em phát triển tư duy phản biện, học sinh có cơ hội vận dụng những trải nghiệm của bản thân để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Điều này vừa có tác dụng khuyến khích học sinh chủ động tích lũy kinh nghiệm sống, vừa giúp cho môn Ngữ văn gần hơn, gắn bó hơn với cuộc đời.
  • Thứ ba, cần chú trọng tới tính đa dạng của các kiểu loại văn bản được dùng làm ngữ liệu để kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh.
  • Qua việc tiếp thu chuyên đề do sở Giáo dục Đào tạo, Phòng Giáo dục Đào tạo tổ chức, từ việc triển khai chuyên đề: “Dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” ở tổ chuyên môn, tôi đã chọn đề tài: “Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua giờ đọc hiểu ngữ văn 9” để nghiên cứu và thực hiện.Tuy nhiên trong bài viết này tôi chỉ tập trung trình bày qua tiết học cụ thể, phần văn học nước ngoài. Đó là bài “Bố của Xi-mông” của tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng trong chương trình ngữ văn lớp 9.

  • Thời gian : Học kì II năm 2021-2022
  • Phạm vi : Lớp 9D


  • PHẦN HAI: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  • I. Khảo sát
  • 1. Trong chương trình, văn bản “Bố của Xi-mông” được dạy ở học kì II, Ngữ văn 9 tập 2.
  • 2. Sách giáo khoa Văn 9 tập 2, trang 139 nêu kết quả cần đạt của bài là: “Qua đoạn trích truyện “Bố của Xi-mông”, tìm hiểu diễn biến tâm trạng các nhân vật dưới ngòi bút của nhà văn và rút ra bài học về lòng thương yêu con người”.
  • 3. Sách giáo viên nêu mục tiêu cần đạt: “Giúp học sinh hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
  • 4. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu:
  • + Mục tiêu cần đạt:Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của cá nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.
  • + Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
  • Kiến thức: Nỗi khổ của một em bé không có bố và những ước mơ, khao khát của em
  • Kĩ năng:
  • Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại tự sự.
  • Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.
  • Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
  • 5.Câu hỏi đọc- hiểu văn bản trong sách giáo khoa yêu cầu học sinh như sau:
  • Câu 1: Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi thất vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường và nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.
  • Câu 2: Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?
  • Câu 3: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.
  • Câu 4: Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đạp với Xi-mông.
  • Như vậy, có thể nói tất cả yêu cầu đối với học sinh là nghiêng về đọc hiểu, chủ yếu rèn năng lực cảm thụ giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học mà ít chú ý đến rèn luyện kĩ năng nói, năng lực phát triển suy nghĩ bản thân và đặc biệt là năng lực thực hành trong cuộc sống.
Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy như sau: Năm học 2021-2022


Lớp​

Sĩ số​
Số HS không biết cách làm bài (1-> 4 điểm)​
Số HS biết cách làm bài ở mức trung bình-khá (5->7điểm)​
Số HS làm bài tốt
(8-9 điểm)​
SL​
%​
SL​
%​
SL​
%​
9D​
45​
30​
66,7​
15​
33,3​
0​
0​
  • Rút kinh nghiệm và sau khi tiếp thu việc đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tôi giảng bài này theo hướng mới.
  • II. Giải pháp
  • Phần 1: Chuẩn bị cho bài giảng: tôi tiến hành những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị của học sinh
  • Học sinh chuẩn bị 1 tài liệu giới thiệu tác giả Mô-pa-xăng
  • Học sinh chuẩn bị 1 bản tóm tắt toàn bộ truyện ngắn để nói trước lớp (không đọc).
  • Soạn bài kĩ ở nhà theo câu hỏi sách giáo khoa.
  • Chuẩn bị của giáo viên:
  • Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm.
  • Đọc kĩ đoạn trích trong sách giáo khoa.
  • Chuẩn bị một số thông tin có thực:
  • + Một số hình ảnh người ăn xin.
  • + Một số hình ảnh những đứa trẻ tật nguyền…
  • Soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh (cụ thể ở phần sau).
  • Chuẩn bị câu hỏi kiểm tra.
Bước 2: Thực hành giảng dạy (theo giáo án đã chuẩn bị) (Có phụ lục đính kèm)

Phần 2: Xây dựng các bước trong kiểm tra đánh giá

Bước 1: Xác định mục tiêu


Cần phân tích được mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá. Đó là các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.

VD : Ở bài Bố của Xi mông thì học sinh xác định mục tiêu như sau:

a. Các năng lực chung:


- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục lòng vị tha, đức hi sinh, lòng khát khao hạnh phúc.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

– Cần xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất và năng lực của học sinh;

– Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần phải có để thu thập được thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu thập được.

Bước 3: Thực hiện

– Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay phiếu đánh giá theo các tiêu chí đã định trước.

– Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình

Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả

– Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo phương pháp định tính, định lượng…

– Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.

Bước 5: Phản hồi

– Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa ra cho học sinh.

– Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở Bước 4, giáo viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về năng lực, phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.

– Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có thể là bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm chất, năng lực đạt được, …

– Cũng từ việc thu được kết quả đánh giá của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh, từ đó sử dụng các phương pháp, ý tưởng để điều chỉnh hoạt động dạy học học, giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh một cách tối đa.

Có thể thấy, thông qua quy trình 05 bước, sẽ giúp học sinh phát huy một cách tối đa năng lực của bản thân; thông qua phương pháp này có thể rèn luyện cho học sinh đức tính tự giác trong học tập, giúp học sinh phản ứng nhanh trong mọi tình huống; đồng thời góp phần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể kiểm soát, quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra theo định hướng đã định sẵn.

– Tuy nhiên, bên cạnh đó, giáo viên cần phải biết cách cân đối trong việc học cho học sinh, tránh trường hợp áp dụng quy trình một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học, sẽ làm cho học sinh bị mất một lượng lớn kiến thức cần có, từ đó làm mất tính cân bằng trong hệ thống kiến thức của học sinh.

Phần 3: Một số phương diện đổi mới trong kiểm tra, đánh giá.

1. Đổi mới hình thức đánh giá:

a) Kiểm tra miệng:


+ Thời gian kiểm tra: Hướng dẫn GV không nhất thiết phải kiểm tra đầu tiết học mà có thể kiểm tra trong cả quá trình dạy học ở trên lớp. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là bỏ bước kiểm tra bài cũ ở phần đầu tiết học. Bước này có những tác dụng tích cực trong quá trình dạy học.

+ Nội dung kiểm tra: Không nhất thiết là kiểm tra kiến thức cũ của bài học trước mà cần có sự tích hợp với nội dung bài mới. Cần chú ý đa dạng hóa các loại câu hỏi với nhiều cấp độ khác nhau (nhận biết, thông hiểu, vận dụng)

b) Kiểm tra viết:

Kiểm tra viết thường dùng hai hình thức là trắc nghiệm khách quan và tự luận. Hình thức trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm và những hạn chế nhất định nên tổ chỉ đạo giáo viên chỉ dùng hình thức này để kiểm tra khi đã bảo đảm những yêu cầu cơ bản nhằm khắc phục những nhược điểm của
1708579789950.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ...doc
    371.5 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    kho sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt một số sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt sáng kiến kinh nghiệm của văn phòng sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn văn học sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm môn anh văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn anh văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 11 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 8 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 hay sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 10 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 11 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn violet sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn văn sáng kiến kinh nghiệm môn văn 12 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 2019 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 6 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 7 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 8 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn văn học sáng kiến kinh nghiệm môn văn học mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn văn lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn văn trung học cơ sở sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 8 violet sáng kiến kinh nghiệm văn sáng kiến kinh nghiệm văn phòng sáng kiến kinh nghiệm văn thpt thư viện sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 8 viết sáng kiến kinh nghiệm môn văn
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,329
    Bài viết
    37,798
    Thành viên
    140,438
    Thành viên mới nhất
    Thuytrangnek

    Thành viên Online

    Top