Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN VĂN

yopoteam

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
29/1/21
Bài viết
191
Điểm
18
tác giả
Biện pháp: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI KHOẢNG 200 CHỮ CHO HỌC SINH LỚP 9 năm 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 28 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Trong xu thế đổi mới việc dạy và học Ngữ Văn nói chung, cụ thể là đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau một thời gian tiến hành thí điểm, từ năm học 2002 - 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào sử dụng bộ Sách giáo khoa mới có nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu và tình hình phát triển chung của xã hội hiện tại. Đồng thời, kiểu bài làm văn nghị luận xã hội đã được đưa vào chương trình Ngữ Văn ở bậc Trung học cơ sở .
Nghị luận xã hội là kiểu bài lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THCS, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ.
Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi vào THPT môn Ngữ văn những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 200- 400 chữ. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học(nhận thức và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội .
Bài văn( đoạn văn) nghị luận xã hội(NLXH) nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn
chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận.
Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thế nhưng, thực tế cho thấy kết quả dạy và học bộ môn vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Nhiều thí sinh dự thi các kì thi quan trọng (như thi đầu vào cấp 3) vẫn chưa thể diễn đạt được những gì mình muốn mà chủ yếu rập khuôn theo những bài mẫu, nhớ và chép theo bài mẫu nên mục tiêu dạy viết văn NLXH chưa đạt được. Từ những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một đoạn văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ thực trạng của việc làm đoạn văn NLXH ở trường THCS hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm đoạn văn NLXH của các em, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ cho học sinh lớp 9
Tôi tiến hành đề tài này với hai mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được những phương pháp và kĩ năng cơ bản để làm tốt một đoạn văn nghị luận xã hội trong các kì thi.
Thứ hai: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội giúp học sinh nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình; cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS T.....
1. Ưu điểm
1.1. Giáo viên dạy:
Trường THCS Trần Nguyên Hãn vốn là một trong những ngôi trường có bề dày thành tích trong dạy và học. Chính vì vậy, nhà trường luôn được các cấp, các ban ngành quan tâm tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, về các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy. Hiện nay, giáo án giảng dạy không chỉ là


tài sản riêng của mỗi cá nhân như trước đây mà nay đã trở thành sản phẩm chung của nhóm, tổ chuyên môn luôn có sự góp ý bổ sung của tập thể nên chất lượng “tinh” hơn.
1.2. Về phía học sinh:
Đến lớp 9, đa số các em đã xác định được mục đích của việc học, có ý chí phấn đấu để đỗ được vào THPT với số điểm cao nhất, nhiều em có ý thức ôn học tốt, tích cực tìm tòi các dạng bài nghị luận, có ý thức tự bổ sung kiến thức, say mê trước mỗi đề văn mà giáo viên giao cho.
Các em đã được tiếp xúc và làm quen với dạng văn nghị luận từ lớp 7. Và không chỉ học trên lớp, trong sách vở mà các em có thể trao đổi, tham khảo với nhau trên các diễn đàn văn học, các trang Web…Có thể tham khảo những đoạn văn nghị luận đạt kết quả cao trong các kì thi của các địa phương.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1 : Về phía giáo viên:

Trong những năm gần đây, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào THPT và đề thi học sinh giỏi đều có câu nghị luận xã hội ( chiếm 20% đến 30% tổng điểm của cả đề), về cơ bản giáo viên đã nắm các bước viết và đặc điểm của thể loại này. Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế, do tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra gần ba năm nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh.
Với thời lượng các tiết lí thuyết chỉ đủ để giáo viên giới thiệu khái niệm, kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách đơn giản nhất chứ chưa thể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn được.
2.2: Về phía học sinh:
Do thời lượng chương trình Ngữ văn THCS dành cho mảng văn NLXH rất ít, chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng để hoàn thiện một bài văn chứ chưa có phần dành cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho việc viết một đoạn văn nghị luận xã hội. Chính sự vênh lệch giữa bài học với bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh như thế đã gây khó khăn không nhỏ đối với cả người dạy và người học.


Tuổi đời, sự trải nghệm của các em học sinh lớp 9 là chưa nhiều nên sự đánh giá, nhìn nhận các vấn đề còn hạn chế. Do đó, kết quả vận dụng chưa cao. Đa phần các em thường ngợp trước các vấn đề xã hội, hiểu lơ mơ, viết hời hợt, lan man, không nắm được luận điểm. Không có những trăn trở sâu sắc; không có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Đôi khi viết theo tính chất cảm hứng, không nắm vững qui trình làm bài. Gặp phải đề lắt léo hay vấn đề nghị luận ẩn sau câu chữ, hình ảnh ...là không xác định được vấn đề và không làm được bài.
Nhiều em chưa biết thâu tóm vấn đề nghị luận, chưa nắm được các đặc điểm cũng như các thao tác để viết một đoạn văn NLXH; nhiều em còn lơ mơ, hời hợt giữa đoạn văn và bài văn; giữa đoạn văn NLXH về tư tưởng và đoạn văn NLXH về hiện tượng đời sống xã hội.
II. BIỆN PHÁP:
1.Hướng dẫn học sinh nắm được bản chất của văn nghị luận đặc biệt là nghị luận xã hội.

Trước hết, giáo viên phải cho học sinh ôn lại để hiểu được bản chất và đặc điểm của bài văn nghị luận. Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Văn nghị luận được viết ra nhằm giúp cho người đọc, người nghe tin, tán thưởng và hiểu để cùng đồng hành với người viết .
Sau đó, giảng giải cho học sinh hiểu được đặc điểm của văn nghị luận xã hội: Nghị luận xã hội thực chất là trình bày quan điểm thái độ của mình về một vấn đề xã hội nào đó(như về vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường...) được nêu ở phần đề bài bằng hình thức bình và bàn luận mở rộng. Từ đó đưa ra bài học cho bản thân, nhận thức được điều gì đó sau khi bàn luận và tự nêu được hành động hoặc đề xuất biện pháp góp phần làm cho vấn đề bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

1713237860702.png


2. Hướng dẫn học sinh nhận diện và phân biệt được hai dạng bài nghị luận xã hội thường gặp trong cấu trúc đề thi :
Khi cầm đề trên tay, học sinh cần xác định dạng đề, nó là hiện tượng sự kiện hay là tư tưởng đạo lí, nhiều khi ranh giới để xác định rất mong manh thậm chí đan xen lẫn nhau, chưa tách bạch được rõ ràng. Để học sinh xác định được đề thuộc dạng tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống xã hội thì cần hiểu khái niệm và đặc điểm của từng dạng bài như sau:
Dạng 1: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống…của con người. Các vấn đề thường gặp là:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em, tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương...
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội có ý nghĩa đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ. Ví dụ: Sự việc, hiện tượng đáng khen như tấm gương học sinh nghèo vượt khó hay các cuộc vận động giúp đỡ đồng bào bão lụt…Sự việc hiện tượng đáng chê, đáng suy nghĩ như: bàn về việc học tập: học tủ, học vẹt hay tiêu cực trong thi cử, vấn đề ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông…
* Lưu ý:
Khắc sâu để học sinh nắm được kiến thức của từng dạng bài là hết sức quan trọng để các em vận dụng tốt trong quá trình làm bài cụ thể. Trong thực tế một số đông học sinh hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa dạng đề bài nghị luận về tư tưởng đạo lý và dạng đề bài nghị luận về hiện tượng đời sống. Cách nhận diện đơn giản là ở đề bài bàn về sự việc hiện tượng đời sống xã hội thường xuất hiện ở sự việc, sự kiện mang tính thời sự cao và yêu cầu học sinh bàn luận trực tiếp về chính những sự việc, sự kiện đã được đề cập.

 

DOWNLOAD FILE

  • Biện pháp RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI KHOẢNG 200 CHỮ CHO HỌC SINH LỚP 9 năm 20...docx
    2.3 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sách lớp 9 online sách ôn lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm 9 sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9 sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng hsg hóa 9 sáng kiến kinh nghiệm cấp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm 9 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 9 violet sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 9 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm dạy thơ hiện đại lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt 9 sáng kiến kinh nghiệm dạy văn nghị luận lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm elearning sáng kiến kinh nghiệm gdcd 9 sáng kiến kinh nghiệm giải bài tập sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa học 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 9 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 9 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm lớp nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm mn sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa 8 9 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 9 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 hay sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh 9 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục 9 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm môn toán 9 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý 9 violet sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 violet sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh 9 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm tin học 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm tin 9 sáng kiến kinh nghiệm tin học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm toán sáng kiến kinh nghiệm toán 8 9 sáng kiến kinh nghiệm toán 9 sáng kiến kinh nghiệm toán 9 căn bậc hai sáng kiến kinh nghiệm toán 9 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 9 violet 2018 sáng kiến kinh nghiệm toán 9 violet 2019 sáng kiến kinh nghiệm toán cấp 3 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 9 violet sáng kiến kinh nghiệm văn 9 sáng kiến kinh nghiệm vật lý 9 sáng kiến kinh nghiệm vật lý 9 thcs violet sáng kiến kinh nghiệm về sáng kiến kinh nghiệm đại số 9 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 9 sáng kiến lớp 1 sáng kiến lớp 2 sáng kiến lớp 3 sáng kiến lớp 5 sáng kiến lớp 9 sáng kiến lớp học hạnh phúc đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,935
    Thành viên mới nhất
    Nguyễn Thúy 88

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top