- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,997
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp được soạn dưới dạng file word gồm 3 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết, phần lớn giáo viên Tiểu học đều phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Đó là trách nhiệm nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức vinh quang và nặng nề. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Một mặt, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống sư phạm diễn ra hàng ngày một cách tốt nhất. Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm lớp lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm đóng rất nhiều vai trò cùng một lúc: vừa là người thầy, vừa là người cha, người mẹ, người chị và có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Làm được điều đó người giáo viên chủ nhiệm mới có thể định hướng cho các em phát triển một cách toàn diện và đúng đắn.
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của học sinh và đặc biệt là sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp cao hơn và đó cũng là nền móng cho sự phát triển sau này của học sinh.
Công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học không chỉ là việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, mà giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Trong thực tế dạy học, một số giáo viên chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm, thậm chí còn buông lỏng công việc này dẫn đến nề nếp học tập, ý thức tổ chức kỉ luật, các hoạt động khác của lớp chưa cao. Vì lẽ đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm cho nên hiện nay công tác chủ nhiệm là một trong những vấn đề luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sâu sát.
Ở đầu mỗi năm học, cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác thậm chí là vượt trội về mọi mặt. Tất cả những khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Là một người trực tiếp làm công tác dạy học và giáo dục, tôi đã nghĩ: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ em cũng vậy, các em đạt được kết quả học tập cao chính các em cũng phải yêu thích công việc học tập. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học tập cuả mình ? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế tôi thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi đến lớp, những em đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các em không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.
Tôi đã trăn trở và luôn đặt ra các câu hỏi: Mình sẽ bắt đầu từ đâu ? Trong tình huống này mình sẽ làm như thế nào ? Tại sao học sinh chưa tự giác? Do đâu học sinh chưa trung thực và chưa ngoan ? Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui. Làm thế nào để trong lớp học, học sinh được vui chơi, cười đùa và mơ mộng ? Làm gì để không khí lớp học luôn ấm áp, an toàn, tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác, không có thời gian xấu hay năng lượng lãng phí, độc hại để mỗi ngày đến trường, học sinh cảm thấy mình là một phần trong đại gia đình tuyệt vời của trường học? Làm thế nào để giáo viên thực sự là những chuyên gia đáng tin cậy và được ngưỡng mộ có nhiệm vụ truyền cảm hứng và đón nhận kiến thức mới mẻ trước thời đại tri thức là sức mạnh ?
Đó là những câu hỏi mà tôi rất tâm đắc và trăn trở. Là giáo viên (nhất là giáo viên chủ nhiệm như tôi) làm thế nào để những điều tốt đẹp đó vang mãi trong tâm trí học sinh mỗi ngày đến lớp ? Bản thân tôi là giáo viên và cũng là phụ huynh đồng hành với con trong hành trình dài học tập ở bậc phổ thông, tôi đã nhiều lần tự hỏi như thế nhưng không dễ trả lời.
Mỗi khi vào năm học mới, tôi định hướng cho mình phải gây được tâm
thế cho học sinh để dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ phải tạo ra từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải nhẫn nại, có tình thương thực sự với học trò. Chỉ có tình yêu thương thực sự và lòng thông cảm của thầy (cô) mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học.
Học sinh Tiểu học là giai đoạn khởi đầu của quá trình học. Đó là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển, ví như trong xây dựng cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Giai đoạn ở bậc tiểu học với học sinh là hết sức quan trọng. Đây là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này.
Mặt khác, học sinh Tiểu học rất ngây thơ, tâm hồn các em như tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là động tác của thầy (cô) chủ nhiệm. Đặc biệt trong giai đoạn các em hầu hết là học hai buổi trên ngày thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy (cô) chủ nhiệm, với bạn bè. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn tự nhủ, trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực, xử sự với học trò đúng mực “ nghiêm túc” nhưng “thân thiện” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận thầy (cô) giáo như người mẹ hiền thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên mà tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy nghĩ và tự đúc kết cho mình những cách thức, sáng kiến để làm sao giáo dục được học sinh không chỉ qua Toán học hay Tiếng Việt mà phải giáo dục học sinh phát triển tốt cả về “đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ” và các kĩ năng sống cơ bản khác thông qua công tác chủ nhiệm lớp, từ đó từng bước giúp học sinh ngày một tiến bộ hơn không chỉ trong học tập, rèn luyện đạo đức mà trong cả các hoạt động khác xứng đáng với danh hiệu "Con ngoan - Trò giỏi - Cháu ngoan Bác Hồ”.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Lớp tôi chủ nhiệm luôn dẫn đầu toàn trường về chất lượng học tập cũng như các nề nếp khác do Đội và nhà trường đề ra. Đó cũng là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp ’’
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết, phần lớn giáo viên Tiểu học đều phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Đó là trách nhiệm nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức vinh quang và nặng nề. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Một mặt, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống sư phạm diễn ra hàng ngày một cách tốt nhất. Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm lớp lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm đóng rất nhiều vai trò cùng một lúc: vừa là người thầy, vừa là người cha, người mẹ, người chị và có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Làm được điều đó người giáo viên chủ nhiệm mới có thể định hướng cho các em phát triển một cách toàn diện và đúng đắn.
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của học sinh và đặc biệt là sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp cao hơn và đó cũng là nền móng cho sự phát triển sau này của học sinh.
Công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học không chỉ là việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, mà giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Trong thực tế dạy học, một số giáo viên chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm, thậm chí còn buông lỏng công việc này dẫn đến nề nếp học tập, ý thức tổ chức kỉ luật, các hoạt động khác của lớp chưa cao. Vì lẽ đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm cho nên hiện nay công tác chủ nhiệm là một trong những vấn đề luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sâu sát.
Ở đầu mỗi năm học, cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác thậm chí là vượt trội về mọi mặt. Tất cả những khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Là một người trực tiếp làm công tác dạy học và giáo dục, tôi đã nghĩ: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ em cũng vậy, các em đạt được kết quả học tập cao chính các em cũng phải yêu thích công việc học tập. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học tập cuả mình ? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế tôi thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi đến lớp, những em đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các em không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.
Tôi đã trăn trở và luôn đặt ra các câu hỏi: Mình sẽ bắt đầu từ đâu ? Trong tình huống này mình sẽ làm như thế nào ? Tại sao học sinh chưa tự giác? Do đâu học sinh chưa trung thực và chưa ngoan ? Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui. Làm thế nào để trong lớp học, học sinh được vui chơi, cười đùa và mơ mộng ? Làm gì để không khí lớp học luôn ấm áp, an toàn, tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác, không có thời gian xấu hay năng lượng lãng phí, độc hại để mỗi ngày đến trường, học sinh cảm thấy mình là một phần trong đại gia đình tuyệt vời của trường học? Làm thế nào để giáo viên thực sự là những chuyên gia đáng tin cậy và được ngưỡng mộ có nhiệm vụ truyền cảm hứng và đón nhận kiến thức mới mẻ trước thời đại tri thức là sức mạnh ?
Đó là những câu hỏi mà tôi rất tâm đắc và trăn trở. Là giáo viên (nhất là giáo viên chủ nhiệm như tôi) làm thế nào để những điều tốt đẹp đó vang mãi trong tâm trí học sinh mỗi ngày đến lớp ? Bản thân tôi là giáo viên và cũng là phụ huynh đồng hành với con trong hành trình dài học tập ở bậc phổ thông, tôi đã nhiều lần tự hỏi như thế nhưng không dễ trả lời.
Mỗi khi vào năm học mới, tôi định hướng cho mình phải gây được tâm
thế cho học sinh để dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ phải tạo ra từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải nhẫn nại, có tình thương thực sự với học trò. Chỉ có tình yêu thương thực sự và lòng thông cảm của thầy (cô) mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học.
Học sinh Tiểu học là giai đoạn khởi đầu của quá trình học. Đó là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển, ví như trong xây dựng cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Giai đoạn ở bậc tiểu học với học sinh là hết sức quan trọng. Đây là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này.
Mặt khác, học sinh Tiểu học rất ngây thơ, tâm hồn các em như tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là động tác của thầy (cô) chủ nhiệm. Đặc biệt trong giai đoạn các em hầu hết là học hai buổi trên ngày thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy (cô) chủ nhiệm, với bạn bè. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn tự nhủ, trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực, xử sự với học trò đúng mực “ nghiêm túc” nhưng “thân thiện” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận thầy (cô) giáo như người mẹ hiền thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên mà tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy nghĩ và tự đúc kết cho mình những cách thức, sáng kiến để làm sao giáo dục được học sinh không chỉ qua Toán học hay Tiếng Việt mà phải giáo dục học sinh phát triển tốt cả về “đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ” và các kĩ năng sống cơ bản khác thông qua công tác chủ nhiệm lớp, từ đó từng bước giúp học sinh ngày một tiến bộ hơn không chỉ trong học tập, rèn luyện đạo đức mà trong cả các hoạt động khác xứng đáng với danh hiệu "Con ngoan - Trò giỏi - Cháu ngoan Bác Hồ”.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Lớp tôi chủ nhiệm luôn dẫn đầu toàn trường về chất lượng học tập cũng như các nề nếp khác do Đội và nhà trường đề ra. Đó cũng là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp ’’