- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LINH HOẠT PHÂN CHIA LƯỢNG KIẾN THỨC TRONG MỖI TIẾT HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN MĨ THUẬT PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐAN MẠCH Ở BẬC TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
- Họ và tên: An Mạnh Hà
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Xá - huyện Kim Động
- Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Kinh nghiệm linh hoạt phân chia lượng kiến thức trong mỗi tiết học theo chủ đề môn Mĩ thuật phương pháp mới Đan Mạch ở bậc tiểu học”.
Với việc áp dụng phương pháp của dự án Đan Mạch vào chương trình Mĩ thuật hiện hành thì việc phát huy tính độc lập của người học càng cao bởi dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy - học Mĩ thuật tiểu học ở Việt Nam. Dự án sau 5 năm thử nghiệm đã mang lại nhiều kết quả hơn mong đợi và được nhân rộng trên toàn quốc.
Năm học 2016 - 2017 được sự chỉ đạo của các cấp về việc triển khai dạy thử nghiệm phương pháp của dự án Đan Mạch vào chương trình hiện hành, phòng giáo dục đào tạo Kim Động đã tổ chức các chương trình tập huấn, dạy chuyên đề trên toàn huyện kết quả gặt hái nhiều thành công, song cũng có những hạn chế. Hầu hết do giáo viên chưa hiểu đúng tinh thần phương pháp, quá máy móc với từng bước của quy trình Mĩ thuật mới. Thực ra vận dụng 7 quy trình của phương pháp mới Đan Mạch vào chương trình hiện hành nhằm mục đích: “truyền cảm hứng sáng tạo” để giúp các giáo viên Mĩ thuật có thể vận dụng linh hoạt “Cái mới” vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Phương pháp mới ở đây có thể là mới về hình thức, phương pháp, vật liệu, cách tạo hình,…nên mỗi giáo viên tùy theo điều kiện thực tế mà lựa chọn áp dụng cho phù hợp.
Và để hỗ trợ cho các giáo viên trên mọi vùng miền không lúng túng trong việc soạn - giảng thì năm học 2016 - 2017 bộ sách Dạy và Học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực ra đời. Về cơ bản bộ sách như một tập tài liệu tham khảo với một khung sườn gợi ý chung, bộ sách hầu như không phân chia lượng kiến thức cụ thể ở “mỗi tiết” trong mỗi một chủ đề vì đó là nhiệm vụ của giáo viên người trực tiếp nghiên cứu giảng dạy, người hiểu nhất năng lực, kĩ năng, vật liệu, quy trình,…phải sử dụng để phân chia phù hợp với học sinh mình và với thiết kế cụ thể về kênh hình, kênh chữ nên bộ sách khá phù hợp cho giáo viên trong quá trình áp dụng. Kết quả đã gặt hái nhiều thành công như giáo viên Mĩ thuật đã tự chủ, vận dụng khá linh hoạt sáng tạo trong việc soạn – giảng phân chia tiết theo các chủ đề, nhiều giáo viên rất tâm huyết, đã tìm ra các hình thức tổ chức dạy học và giải pháp về đồ dùng, vật liệu tạo hình tích cực, xây dựng không ít những chương trình hoạt động, những câu lạc bộ, những sân chơi bổ ích phù hợp với năng khiếu và sở trường của học sinh, nhằm giúp các em giảm bớt áp lực học tập, đem lại niềm vui hứng thú thực thụ để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó cũng có nhiều giáo viên chưa nhiệt tình, luôn thấy khó khăn nhiều khi thực hiện. Đặc biệt việc phân chia lượng kiến thức trong mỗi tiết qua mỗi chủ đề còn lúng túng, chưa hợp lí, rập khuôn, ngại đổi mới, không chịu khó tìm tòi nghiên cứu, học hỏi chưa linh hoạt chọn và kết hợp các quy trình để phù hợp với đối tượng học với nguồn cơ sở vật chất, chưa tạo được động lực học tập trong các em.
Cái mới sẽ kéo theo nhiều khó khăn, việc thay đổi không thể diễn ra một sớm, một chiều nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta hãy cố gắng thay vì thấy khó khăn, các giáo viên hãy tập trung tìm các giải pháp để khắc phục nó, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Để giúp giáo viên tự tin hơn trong việc linh hoạt lựa chọn lượng kiến thức phù hợp trong mỗi tiết dạy tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau gần 2 năm áp dụng nghiêm túc hiểu biết của mình về phương pháp mới của dự án Đan Mạch qua một số chủ đề cụ thể, nó sẽ hỗ trợ, tháo gỡ được phần nào khó khăn phần lớn giáo viên mắc phải với sáng kiến:
“Kinh nghiệm linh hoạt phân chia lượng kiến thức trong mỗi tiết học theo chủ đề môn Mĩ thuật phương pháp mới Đan Mạch ở bậc tiểu học”.
- Họ và tên: An Mạnh Hà
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Xá - huyện Kim Động
- Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Kinh nghiệm linh hoạt phân chia lượng kiến thức trong mỗi tiết học theo chủ đề môn Mĩ thuật phương pháp mới Đan Mạch ở bậc tiểu học”.
PHẦN NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Dạy học là một nghệ thuật nhưng dạy nghệ thuật lại càng phải nghệ thuật hơn. Khi dạy học người giáo viên phải có vai trò dẫn dắt khéo léo để biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức cho mỗi học sinh. Để làm tốt điều đó người giáo viên cần phải dốc hết nhiệt huyết nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt trong việc nắm bắt và trau dồi kiến thức, nắm vững phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh thông qua việc học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức, biến học sinh thành một chủ thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó.Với việc áp dụng phương pháp của dự án Đan Mạch vào chương trình Mĩ thuật hiện hành thì việc phát huy tính độc lập của người học càng cao bởi dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy - học Mĩ thuật tiểu học ở Việt Nam. Dự án sau 5 năm thử nghiệm đã mang lại nhiều kết quả hơn mong đợi và được nhân rộng trên toàn quốc.
Năm học 2016 - 2017 được sự chỉ đạo của các cấp về việc triển khai dạy thử nghiệm phương pháp của dự án Đan Mạch vào chương trình hiện hành, phòng giáo dục đào tạo Kim Động đã tổ chức các chương trình tập huấn, dạy chuyên đề trên toàn huyện kết quả gặt hái nhiều thành công, song cũng có những hạn chế. Hầu hết do giáo viên chưa hiểu đúng tinh thần phương pháp, quá máy móc với từng bước của quy trình Mĩ thuật mới. Thực ra vận dụng 7 quy trình của phương pháp mới Đan Mạch vào chương trình hiện hành nhằm mục đích: “truyền cảm hứng sáng tạo” để giúp các giáo viên Mĩ thuật có thể vận dụng linh hoạt “Cái mới” vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Phương pháp mới ở đây có thể là mới về hình thức, phương pháp, vật liệu, cách tạo hình,…nên mỗi giáo viên tùy theo điều kiện thực tế mà lựa chọn áp dụng cho phù hợp.
Và để hỗ trợ cho các giáo viên trên mọi vùng miền không lúng túng trong việc soạn - giảng thì năm học 2016 - 2017 bộ sách Dạy và Học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực ra đời. Về cơ bản bộ sách như một tập tài liệu tham khảo với một khung sườn gợi ý chung, bộ sách hầu như không phân chia lượng kiến thức cụ thể ở “mỗi tiết” trong mỗi một chủ đề vì đó là nhiệm vụ của giáo viên người trực tiếp nghiên cứu giảng dạy, người hiểu nhất năng lực, kĩ năng, vật liệu, quy trình,…phải sử dụng để phân chia phù hợp với học sinh mình và với thiết kế cụ thể về kênh hình, kênh chữ nên bộ sách khá phù hợp cho giáo viên trong quá trình áp dụng. Kết quả đã gặt hái nhiều thành công như giáo viên Mĩ thuật đã tự chủ, vận dụng khá linh hoạt sáng tạo trong việc soạn – giảng phân chia tiết theo các chủ đề, nhiều giáo viên rất tâm huyết, đã tìm ra các hình thức tổ chức dạy học và giải pháp về đồ dùng, vật liệu tạo hình tích cực, xây dựng không ít những chương trình hoạt động, những câu lạc bộ, những sân chơi bổ ích phù hợp với năng khiếu và sở trường của học sinh, nhằm giúp các em giảm bớt áp lực học tập, đem lại niềm vui hứng thú thực thụ để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó cũng có nhiều giáo viên chưa nhiệt tình, luôn thấy khó khăn nhiều khi thực hiện. Đặc biệt việc phân chia lượng kiến thức trong mỗi tiết qua mỗi chủ đề còn lúng túng, chưa hợp lí, rập khuôn, ngại đổi mới, không chịu khó tìm tòi nghiên cứu, học hỏi chưa linh hoạt chọn và kết hợp các quy trình để phù hợp với đối tượng học với nguồn cơ sở vật chất, chưa tạo được động lực học tập trong các em.
Cái mới sẽ kéo theo nhiều khó khăn, việc thay đổi không thể diễn ra một sớm, một chiều nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta hãy cố gắng thay vì thấy khó khăn, các giáo viên hãy tập trung tìm các giải pháp để khắc phục nó, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Để giúp giáo viên tự tin hơn trong việc linh hoạt lựa chọn lượng kiến thức phù hợp trong mỗi tiết dạy tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau gần 2 năm áp dụng nghiêm túc hiểu biết của mình về phương pháp mới của dự án Đan Mạch qua một số chủ đề cụ thể, nó sẽ hỗ trợ, tháo gỡ được phần nào khó khăn phần lớn giáo viên mắc phải với sáng kiến:
“Kinh nghiệm linh hoạt phân chia lượng kiến thức trong mỗi tiết học theo chủ đề môn Mĩ thuật phương pháp mới Đan Mạch ở bậc tiểu học”.