Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,111
Điểm
113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 kể chuyện năm 2022: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong giờ học kể chuyện

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em học sinh Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 kể chuyện năm 2022: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong giờ học kể chuyện. Đây là Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 kể chuyện năm 2022.


TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông GDPT 2018, thay sách giáo khoa lớp Một. Cũng giống như các môn học khác, môn Tiếng Việt đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Bởi nếu chỉ dạy cho học sinh (HS) những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Để giúp các em học tốt, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì HS sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo viên (GV) không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. HS ở lớp Một còn rất nhỏ, vốn từ ngữ hạn chế; vốn sống đơn giản; hiểu biết về thế giới con người, thế giới tự nhiên còn hạn hẹp nên khả năng giao tiếp gặp nhiều khó khăn. Nhiều em nói chưa đủ câu hoặc diễn đạt không thoát ý do hạn chế về vốn từ.

Việc đến trường là bước ngoặt lớn đầu tiên trong cuộc đời các em. Các em rất ham hiểu biết, khao khát tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên, các hiện tượng về đời sống con người và biết bao lĩnh vực nhận thức khác. Một lời nói sâu sắc, một câu chuyện kể hấp sẽ dẫn gây nên một tiếng vọng trong tâm hồn các em và tạo cho các em những tiền đề thuận lợi trong việc hình thành nhân cách, hình thành những tình cảm đạo đức cao cả như tình cảm gia đình, tình yêu Tổ quốc và đặc biệt giúp các em vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách linh hoạt.

Nhìn chung, các em học sinh lớp Một có nhu cầu cao trong việc giao tiếp với người lớn (đặc biệt là với thầy giáo, cô giáo) và với bạn cùng lớp. Các em hay làm theo thầy cô giáo, bạn bè và những gì mà các em yêu thích. Có khá nhiều trường hợp các em học sinh lớp Một thực hiện các nhiệm vụ mà thầy cô giáo yêu cầu ở trường cần mẫn hơn cả việc thực hiện các yêu cầu do cha mẹ đề ra. Ngược lại, nếu GV không chú ý tới tính hưng phấn cao về cảm xúc của đối tượng học sinh lớp Một thì rất dễ làm cho các em nảy sinh những biểu hiện tiêu cực trong học tập và nhân cách, gây nên những hậu quả lâu dài có khi theo suốt cuộc đời một con người.

Kể chuyện là một kiểu bài có tầm quan trọng giống như các kiểu bài khác trong môn Tiếng Việt. Các tiết Kể chuyện đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện của học sinh, đồng thời có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, phát triển trí tưởng tượng và rèn hai kĩ năng nghe, nói cho các em. Nhưng thực tế cho thấy, kiểu bài Kể chuyện có thể nói rất dễ dàng bị HS xem nhẹ tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của nó trong học tập. Không những vậy kiểu bài Kể chuyện đòi hỏi HS phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu bài học, mà còn rèn kĩ năng viết rất quan trọng và hết sức cần thiết cho HS để thông qua đó các em áp dụng được vào thực tiễn, hơn nữa các em yêu thích phân môn hơn.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, sẽ giúp HS hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành hệ thống kiến thức phổ thông, có nền tảng về tiếng Việt và văn học… Học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của văn học thì sẽ khơi gợi trong các em niềm đam mê đọc truyện. Để đáp ứng được mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong suốt thời gian qua, tôi đã nghiêm túc học hỏi, nghiên cứu tài liệu xây dựng các tiết học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Giúp các em biết ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề của cuộc sống. Sau mỗi giờ dạy, tôi cùng các đồng chí GV trong khối cùng nhau rút kinh nghiệm thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặc thù của lớp Một trong năm học 2020 - 2021.

Học sinh lớp Một, trong thời gian đầu đến trường, các em mới làm quen với việc học tập và bắt đầu học chữ cái nên năng lực ngôn ngữ còn rất hạn chế và gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập.

Chính vì vậy mục tiêu đạt ra cho bản thân tôi là xây dựng, lựa chọn và tìm ra một số giải pháp để “Tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong giờ học Kể chuyện”. Từ đó giúp học sinh thích thú với môn học và giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để kể lại nội dung câu chuyện một cách hấp dẫn, có cảm xúc nhằm bộc lộ hết được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện. Góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt ở mỗi học sinh. Để đạt được điều này, trong mỗi giờ dạy – học Kể chuyện ở trường, người giáo viên phải thiết kế được các hoạt động dạy học, giúp các em phát huy hết khả năng của bản thân, phát triển các năng lực ngôn ngữ, bồi dưỡng tình cảm, tình yêu văn học. Mặt khác, giúp các em biết dung cảm trước cái đẹp, hành động đẹp, biết đồng tình với cái đúng, biết bày tỏ ý kiến để giải quyết một “thông điệp” mà mỗi câu chuyện muốn gửi gắm đến các em.

Từ thực tiễn dạy học nhiều năm ở lớp 1, với mục tiêu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt – kiểu bài Kể chuyện.Vậy cần làm gì để thực hiện có hiệu quả những đổi mới về nội dung chương trình, những mục tiêu về các phẩm chất và năng lực học tập trong giờ học Kể chuyện của học sinh lớp Một trong Chương trình GDPT 2018. Đó chính là lí do khiến tôi quan tâm đầu tư nghiên cứu, thực hiện và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp dạy học Kể chuyện lớp Một “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong giờ học kể chuyện" thông qua một số giải pháp cụ thể như sau:

Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy kiểu bài Kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Giải pháp 2: Phân loại HS theo nhóm năng lực học ngay từ những tiết học đầu tiên.

Giải pháp 3: Người giáo viên cần trau dồi nghệ thuật kể chuyện để phát huy hiệu quả của từng tiết dạy.

Giải pháp 4: Cách khai thác học liệu điện tử để tạo hứng thú cho các em trong giờ học Kể chuyện.

Những giải pháp thực hiện mà sáng kiến chỉ rõ đã giúp giáo viên và học sinh khai thác hết giá trị của các phương tiện dạy học hiện đại (sách giáo khoa điện tử, máy tính, màn hình ti vi có kết nối mạng Intrnet), tiết kiệm thời gian cho GV trong quá trình thiết kế bài giảng. Đặc biệt những giải pháp trên đã giúp HS vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, tạo môi trường học tập thân thiện, vui vẻ, biết hợp tác và chia sẻ.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

* Điều kiện áp dụng sáng kiến:

- Đối với giáo viên: Đạt trình độ chuẩn đào tạo; Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp Một để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy cho học sinh cái gì, dạy như thế nào? Tích cực chủ động đổi mới phương pháp dạy học.

- Ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho GV dạy học chủ động, sáng tạo để nâng cao chất lượng trong mỗi giờ học Kể chuyện cho học sinh.

- Sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh.

* Thời gian áp dụng sáng kiến:

- Năm học 2020 - 2021: Nghiên cứu, đề ra một số giải pháp và áp dụng vào thực tế về “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong giờ học kể chuyện".

* Đối tượng áp dụng sáng kiến:

Học sinh lớp Một - Trường Tiểu học - nơi tôi công tác.

3. Nội dung sáng kiến

* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến đề ra một số giải pháp

nhằm tạo hứng thú cho HS lớp Một trong giờ Kể chuyện. Nhằm phát huy năng khiếu, sở trường của mỗi HS trong mỗi giờ học qua việc các em được tham gia vào các hoạt động học tập cũng như việc phối hợp với phụ huynh tổ chức quay các video kể chuyện của HS ở nhà. Tạo môi trường học tập thân thiện, biết hợp tác và chia sẻ.

* Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các giải pháp của sáng kiến đã được áp dụng trong việc nâng cao chất lượng giờ học Kể chuyện cho HS lớp Một của trường tôi. Các giải pháp trên có thể áp dụng rộng rãi cho HS lớp Một trong các trường Tiểu học.

* Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Sáng kiến đã mang lại lợi ích thiết thực trong nâng cao kĩ năng nghe và nói cho HS lớp Một của trường tôi:

- Nhằm đáp ứng được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới “Chuyển đổi từ phương thức dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực”.

- Tạo môi trường học tập thân thiện, biết hợp tác và chia sẻ.

4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Sáng kiến đã mang lại lợi ích thiết thực:

Không mất nhiều kinh phí, tiết kiệm thời gian, mà rất thiết thực với HS. Mặt khác tạo không khí học tập cởi mở, thoải mái.

- Tạo cơ hội cho HS được rèn kĩ năng nói lưu loát, trình bày ý kiến trước đám đông.

5. Đề xuất, kiến nghị

Tổ chuyên môn cần có kế hoạch bồi dưỡng cho các tổ viên của mình có kĩ năng kể chuyện truyền cảm, am hiểu tâm sinh lý của người học để có cách dạy hiệu quả nhằm phát huy hết năng lực vốn có của HS.

Với các cấp quản lí: Cần quan tâm, tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các em như Kể chuyện theo sách cũng như phát huy vai trò của Thư viện xanh trong mỗi nhà trường.













MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển về chất lượng của các bậc học tiếp theo. Đây là bậc học cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia. Trong chương trình giáo dục tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Nó cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Không những thế môn Tiếng Việt còn là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Tiếng Việt lớp Một bước đầu hình thành cho HS năng lực văn học, giúp HS cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho các em.

Cùng với môn Toán và một số môn học khác, những kiến thức của Tiếng Việt sẽ là hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua các kiểu bài: Học vần, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Tập đọc, Góc sáng tạo, Tự đọc sách báo, ôn tập. Trong đó kiểu bài Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt. Vì nó là kiểu bài mang tính thực hành tổng hợp của tất cả các kiểu bài thuộc môn Tiếng Việt. Chính vì thế, dạy và học kiểu bài Kể chuyện là một vấn đề tương đối khó ở Tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng. Kiểu bài kể chuyện đòi hỏi các em kĩ năng quan sát tỉ mỉ, cách kể chi tiết, diễn cảm và sáng tạo nhằm nêu lên các đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng cách làm cho các sự vật, hiện tượng đó hiện lên trực tiếp (tái hiện) trước mắt người đọc (người nghe) một cách cụ thể, sống động như thật khiến cho người ta có thể nhìn, nghe, ngửi, sờ được.

Với mong muốn giúp HS phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong giờ học Kể chuyện, kết hợp với các kĩ thuật dạy học đa dạng, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Kể chuyện”
2. Cơ sở lí luận

2.1. Cơ sở khoa học

Trong thời gian những năm đầu của các em, làm cách nào để tạo được hứng thú qua môn học là đề tài rất trăn trở. Đó là cơ sở đầu tiên để đưa trẻ em hình thành và phát triển nhân cách con người để bước vào giai đoạn mới. Giai đoạn lứa tuổi của học sinh lớp Một, ở lứa tuổi này các em tiếp tục diễn ra sự phát triển tâm sinh lí ở mức độ cao hơn, khả năng tri giác của học sinh lớp Một mang tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết, không mang tính chủ động. Trẻ em luôn hứng thú về một cái gì đó nhưng hứng thú biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Mỗi xúc động của các em lại kích thích đến cảm xúc và mỗi cảm xúc lại ảnh hưởng đến tri giác một cách khác nhau.

Việc các em tham gia vào hoạt động kể chuyện và nghe kể cũng là một trong những hình thức để tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Một điểm quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lí của HS lớp Một là sự tưởng tượng. Giàu sức tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ gắn với năng lực hiểu biết của các em. Lứa tuổi các em đặc biệt là lớp đầu cấp, có thể nói đó là mảnh đất phì nhiêu để bồi đắp trí tưởng tượng cho con người. HS lớp Một thường nói lên những điều quá sự thật với niềm tin ngây thơ, những biểu hiện trên đều nằm trong sự tưởng tượng. Hoạt động tưởng tượng phải dựa trên nền tảng liên tưởng dựa trên sự ghi nhớ các sự vật hiện tượng. Ý thức được vai trò của trí tưởng tượng phong phú của lứa tuổi học sinh lớp Một và sự hấp dẫn trong văn học là rất cần thiết để khi dạy kể chuyện sáng tạo, giáo viên sẽ có sự vận dụng biện pháp, phương pháp có hiệu quả.

2.2. Cơ sở thực tiễn

Một điểm mới trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 là sự xuất hiện của các tiết kể chuyện với tư cách là một nội dung độc lập, kéo dài suốt năm học. Một tuần, HS có 1 tiết. Ở mỗi giai đoạn của chương thì yêu cầu kiểu bài Kể chuyện cũng khác nhau. Ở giai đoạn Học vần, yêu cầu đặt ra với HS là nghe thầy cô kể những câu chuyện đơn giản, dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, HS trả lời được các câu hỏi dưới mỗi tranh. Đến giai đoạn Luyện tập tổng hợp, yêu cầu được nâng cao hơn: HS không chỉ đọc và trả lời các câu hỏi, mà còn phải kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. Điểm khác biệt so với truyện trong sách Truyện kể trước đây là các văn bản truyện trong chương trình mới rất ngắn gọn. Các truyện đều được chia đoạn, mỗi đoạn được thể hiện bằng một bức tranh. Mỗi truyện có từ 4 đến 6 tranh. Dưới mỗi tranh có 1, 2 câu hỏi gợi ý làm điểm tựa để giúp HS nhớ các nhân vật, tình tiết của câu chuyện.

Thực tế cho thấy, còn rất nhiều HS gặp khó khăn trong việc trao đổi ý kiến với những người xung quanh do vốn từ nghèo nàn (hơn 70 % HS). Vì vậy dẫn đến việc các em ngại nói, ngại đưa ra ý kiến của mình trước đám đông.

Hơn nữa các em còn rất nhỏ, vốn từ ngữ hạn chế; vốn sống đơn giản; hiểu biết về thế giới con người, thế giới tự nhiên còn hạn hẹp nên các em chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và bạn bè. Nhiều em nói chưa đủ câu hoặc diễn đạt không thoát ý do hạn chế về vốn từ. Bên cạnh đó là sự thiếu tự tin vì mới thay đổi môi trường học tập từ mầm non lên tiểu học. Đó cũng là một rào cản khiến các em chưa thực sự hứng thú trong giờ học Kể chuyện. Điều đó chứng tỏ rằng những người làm công tác giáo dục là những người giữ vai trò chính trong bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và phát triển các kĩ năng nghe, nói cho các em.

Vậy làm thế nào để HS phát huy được tính sáng tạo vào trong câu chuyện, không bị gò ép mà luôn cảm thấy hấp dẫn? Làm thế nào để HS thực hành ứng dụng ngôn ngữ thành thạo? Đó là một câu hỏi mà mỗi giáo viên chúng ta luôn phải đặt ra và phải suy nghĩ tìm lời giải đáp - dạy như thế nào để có chất lượng.

2.3. Điểm mới của sáng kiến

Thứ nhất:
HS có thể phát huy được hết những tiềm năng vốn có, bộc lộ và hình thành được mọi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Thứ hai: Hình thành và phát triển các kỹ năng tự phục vụ, xây dựng lối sống và nếp sống tốt, biết hướng đến cái mới cái đẹp trong cuộc sống thông qua những nội dung câu chuyện.

Thứ ba: Phát triển năng lực bản thân phù hợp với mọi tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó kĩ năng nghe, nói của các em được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà rất hiệu quả.

Thứ tư: Nhằm đáp ứng được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới “Chuyển đổi từ phương thức dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực”.

Thứ năm: Học sinh lần đầu tiên được tiếp cận với công nghệ thông tin qua các video, tranh ảnh và các tài liệu khác của học liệu điện tử.

2.4. Phạm vi và đối tượng của Sáng kiến

- Nâng cao kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 1 trong nhà trường Tiểu học

- Học sinh lớp 1 trong nhà trường Tiểu học

- Lớp thực nghiệm: lớp 1B

- Lớp đối chứng: lớp 1A

3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cũng là năm đầu tiên HS, GV dạy lớp Một được tiếp cận với bộ sách giáo khoa mới – sách Cánh Diều nên còn gặp khá nhiều những băn khoăn, trăn trở trong quá trình dạy - học.

Về phía HS: Các em học sinh lớp 1 vừa rời trường mầm non để bước vào môi trường học tập hoàn toàn mới nên các em nhút nhát, rụt rè và chưa chủ động trong học tập.

Nhiều em nói chưa đủ câu hoặc diễn đạt không thoát ý do hạn chế về vốn từ nên các em chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và bạn bè.. Bên cạnh đó là sự nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp với thầy cô và các bạn. Đó cũng là một rào cản khiến các em chưa thực sự hứng thú trong giờ học Kể chuyện.

Ở giai đoạn đầu năm học do chưa đọc thông viết thạo nên chưa đọc được các câu hỏi tìm hiểu nội dung mỗi bức tranh, phần lớn phải nhờ sự trợ giúp của thầy cô.

Về phía GV: Sách giáo khoa được xem như một ngữ liệu, nhằm giúp học sinh đạt chuẩn trong chương trình quy định, cũng theo lẽ đó sách giáo khoa không còn là pháp lệnh như trước đây. Tuy vậy, GV chưa mạnh dạn trong việc thay đổi ngữ liệu, hay sử dụng các tài liệu bổ trợ để tiết học thực sự được triển khai theo hướng mở và sáng tạo; mang lại hiệu quả học tập cho học sinh. Nói cách khác, việc bóc tách ngữ liệu trong chuỗi hệ thống kiến thức của sách giáo khoa đã được Bộ giáo dục và đào tạo thẩm định hay việc lựa chọn nội dung thay thế để giảng dạy và học tập ở lớp Một gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt là làm thế nào để dạy học Kể chuyện theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thì GV cũng còn nhiều lúng túng.

Một số GV rất ngại đổi mới, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khai thác nguồn tài nguyên trên mạng Internet để phục vụ cho bài giảng còn gặp nhiều khó khăn.

Về phía phụ huynh học sinh: Cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018. Phần lớn không biết cách hướng dẫn con học; căng thẳng trong quá trình cùng học với con; một số cha mẹ còn quá nhiều kỳ vọng nên càng cố gắng trang bị cho con em họ nhiều tài liệu tham khảo dẫn đến các em vô tình bị dẫn vào một số hoạt động không có chủ đích.

Để kiểm chứng hiệu quả của sáng kiến, tôi đã khảo sát, thống kê chất lượng của lớp thực nghiệm (1B) và lớp đối chứng (1A). Kết quả khảo sát khi chưa thực nghiệm như sau:


Lớp

Sĩ số
Hoàn thành xuất sắc​
Hoàn thành tốt​
Hoàn thành​
Chưa hoàn thành​
SL%SL%SL%SL%
1B​
39​
6​
15,4​
11​
28,2​
20​
51,3​
02​
5,1​
1A​
39​
7​
17,9​
10​
25,7​
19​
48,7​
03​
7,7​


Nhìn vào bảng thống kê, kết quả khảo sát khi 2 lớp chưa áp dụng sáng kiến thì chất lượng tương đương nhau.













4. Một số giải pháp đã thực hiện

4.1. Nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – Kiểu bài Kể chuyện trong Chương trình GDPT 2018.


4.1.1 Mục đích:

- Nắm vững nội dung chương trình và mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – Kiểu bài Kể chuyện ở tiểu học trong Chương trình GDPT 2018.

- Nắm được các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tạo dựng môi trường dạy học tương tác, tích cực, gắn nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh.

4.1.2 Nội dung đã thực hiện:

4.1.2.1. Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt – Kiểu bài Kể chuyện

Một điểm mới trong SGK Tiếng Việt 1 là sự xuất hiện của các tiết Kể chuyện với tư cách là một nội dung độc lập kéo dài suốt năm học, từ tuần học đầu tiên đến những tuần cuối với thời lượng 1 tiết/tuần, 31 tiết/năm học.

Các tiết Kể chuyện đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện của học sinh, đồng thời có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, phát triển trí tưởng tượng và rèn hai kĩ năng nghe, nói cho các em.

Ở giai đoạn Học vần, yêu cầu đặt ra với học sinh là nghe thầy cô kể những câu chuyện đơn giản (3 lượt), dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, trả lời được câu hỏi dưới mỗi tranh. Vì học sinh chưa đọc được nhiều nên giáo viên sẽ là người nêu câu hỏi cho các em trả lời.

Ở giai đoạn Luyện tập tổng hợp, học sinh phải kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh.

Điểm khác biệt so với truyện trong sách Truyện kể trước đây là các văn bản truyện trong SGV Tiếng Việt 1 rất ngắn gọn. Các truyện đều được chia đoạn, mỗi đoạn được thể hiện trong SGK bằng một bức tranh. Mỗi truyện có từ 4 đến 6 tranh. Dưới mỗi tranh có 1 đến 2 câu hỏi gợi ý làm điểm tựa để giúp học sinh nhớ các nhân vật, tình tiết của câu chuyện. Trong SGK điện tử Tiếng Việt 1, có 14 truyện được chuyển thể thành phim hoạt hình. Đây là một hình thức thiết kế rất sáng tạo của sách giáo khoa điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học tiết kể chuyện. Mặt khác, thiết kế này rất phù hợp với đặc điểm tâm lí HS lớp Một. Vì vậy, khi dạy học tiết kể chuyện, GV có thể sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, màn hình ti vi có kết nối Internet để khai thác học liệu điện tử, cho HS xem các video này thay cho lời kể. Thông qua các video kể chuyện, giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng, tạo môi trường học tập thân thiện, các em cảm thấy “ được học mà chơi – được chơi mà học”. Các câu chuyện không được chuyển thể thành phim hoạt hình thì cũng được thiết kế bằng một video lời kể với giọng kể truyền cảm, gần gũi, thể hiện được đặc điểm của mỗi nhân vật trong câu chuyện.

( Tham khảo tài liệu: Tập huấn giáo viên Theo sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều – Môn Tiếng Việt )

4.1.2.2. Nghiên cứu phương dạy môn Tiếng Việt – Kiểu bài Kể chuyện

Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt nói chung và kiểu bài Kể chuyện nói riêng được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Chính vì thế mà mỗi giáo viên cũng cần phải thay đổi phương pháp sao cho phù hợp.

Quá trình dạy học là quá trình linh hoạt, không mang tính một màu và có tính mở. Vì thế mà mỗi GV cần căn cứ vào đặc điểm của HS, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi lớp để chủ động lựa chọn, điều chỉnh hoặc bổ sung phương pháp cho phù hợp.

a) Hoạt động Khởi động và giới thiệu bài​

- Quan sát và phỏng đoán (khai thác kênh hình): GV cho học sinh quan sát tranh ảnh minh họa. HS quan sát tranh, nói tên các nhân vật trong tranh. Dựa vào nội dung tranh, đoán nội dung câu chuyện. GV dẫn dắt để giới thiệu bài.

- GV giới thiệu vắn tắt câu chuyện, tạo hứng thú cho HS.

Ví dụ: Khi dạy kể chuyện Bài 20 “Đôi bạn” – SGK Tiếng Việt 1, trang 40

Để dẫn dắt học sinh vào câu chuyện, giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ “Đôi bạn”. (Từ xa xưa thuở nào; trong rừng xanh sâu thẳm; Đôi bạn sống bên nhau; Bê vàng và dê trắng; Một năm trời hạn hán; suối cạn cỏ héo khô; Lấy gì nuôi đôi bạn; Chờ mưa đến bao giờ; Bê vàng đi tìm cỏ; Lang thang quên đường về; Dê trắng thương bạn quá; Chạy khắp nẻo tìm bê….).

Sau khi nghe xong bài thơ, giáo viên hỏi:

- Đôi bạn được nhắc đến trong bài thơ là những ai?

- Đôi bạn Bê vàng và Dê trắng yêu quý nhau như thế nào?

Thông qua bài thơ “Đôi bạn”, giáo viên giúp học sinh thấy được tình bạn ngây thơ, trong sáng của đôi bạn nhỏ trong khu rừng là sự quan tâm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Cũng thông qua hình ảnh đôi bạn đó để dẫn dắt học sinh vào câu câu chuyện kể về một tình bạn rất đẹp, rất đáng học tập giữa “Sóc Nâu và Sóc Đỏ”.

Giáo viên chiếu lên màn hình nội dung các bức tranh minh họa để học sinh quan sát, tìm hiểu về các nhân vật trong câu chuyện. Dựa vào những gợi ý dưới tranh, học sinh có thể phỏng đoán về nội dung câu chuyện. Qua đó, giúp các em khơi dậy trí tò mò, sự sáng tạo, muốn khám phá câu chuyện.

b) Hoạt động Khám phá và luyện tập​

- HS nghe thầy cô kể chuyện/hoặc xem video (3 lần):

+ Lần 1: GV kể không chỉ tranh, HS nghe toàn bộ câu chuyện.

+ Lần 2: GV vừa chỉ từng tranh vừa kể thật chậm, HS nghe và quan sát tranh.

+ Kể lần 3 (như lần 2) để HS một lần nữa khắc sâu nội dung câu chuyện.

- HS trả lời câu hỏi theo tranh:​

Đây là yêu cầu trọng tâm của tiết Kể chuyện ở giai đoạn Học vần.

+ Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh. (Nếu có 6 tranh, sẽ có từ 6 đến 18 HS trả lời. Với mỗi câu hỏi, GV có thể mời 2 - 3 HS tiếp nối nhau trả lời. Ý kiến của các em có thể lặp lại. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đầy đủ, thành câu).

+ Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh.

+ 1 đến 2 HS trả lời các câu hỏi dưới tất cả các tranh.

- HS kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi):​

Ở hoạt động này, học sinh có thể quan sát tranh và kể lại từng đoạn của câu chuyện hoặc giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi kể toàn bộ nội dung câu chuyện. Tùy từng nội dung câu chuyện, GV có thể tổ chức cho HS kể chuyện theo cách phân vai.

- HS tìm hiểu ý nghĩa, lời khuyên bổ ích của câu chuyện, nói điều các em hiểu ra qua câu chuyện, với sự giúp đỡ của thầy cô.

c) Hoạt động Ứng dụng​

Nhắc nhở HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện mới học và nghe người thân kể những chuyện tương tự.

Giờ Kể chuyện, mỗi giáo viên cần phải biết tổ chức các hoạt động học tập để làm sao sau khi nghe câu chuyện, với điểm tựa là các tranh minh họa, học sinh nhớ được nội dung chính của câu chuyện và được tạo điều kiện thể hiện kĩ năng kể chuyện của bản thân.

( Tham khảo tài liệu: Tập huấn giáo viên Theo sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều – Môn Tiếng Việt

4.1.3. Kết quả đã đạt được

GV nắm chắc nội dung chương trình, mạch kiến thức cũng như mục tiêu, yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Từ đó có kế hoạch dạy học chu đáo trước mỗi giờ lên lớp. Đưa ra các biện pháp dạy học tích cực, giúp mọi HS thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt với các nội dung được khám phá, thực hành và vận dụng trong chương trình học tập.

4.2. Giải pháp 2: Phân loại HS theo nhóm năng lực học ngay từ những tiết học đầu tiên.

4.2.1 Mục đích:

Giúp giáo viên phân loại và chia tách các đối tượng HS trong lớp theo từng nhóm. Từ đó thiết kế được các hoạt động dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng HS.

Giúp GV hỗ trợ những HS gặp khó khăn, khích lệ HS có tiến bộ, tạo điều kiện phát huy khả năng đối với những HS khá, nổi trội.

4.2.2 Nội dung đã thực hiện:

Trong thực tế, nhận thức của HS Tiểu học và đặc biệt là HS lớp Một ở cùng lứa tuổi là như nhau, song trong cùng một môi trường học tập thì việc lĩnh hội kiến thức của mỗi em có mức độ phân hóa không đều vẫn xảy ra. Cùng một lượng kiến thức truyền tải đó với thời gian đó nhưng có em học rất nhanh, có em lại chậm hơn. Chính vì lẽ đó thì việc nhiều đối tượng học như: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành vẫn là bình thường. Vì thế để đảm bảo duy trì và phát huy chất lượng của HS, người GV cần phải quan tâm đến biện pháp cụ thể của từng đối tượng HS. Đối với biện pháp này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, đánh giá nhận thức của các em, để biết được em nào nhận thức tốt, em nào khá và em nào còn chậm. Sau đó tôi chọn lọc được nhóm HS còn hạn chế về phân môn kể chuyện để có phương pháp theo dõi giúp đỡ các em suốt quá trình học tập.

Ví dụ: Ở tiết học kể chuyện bài 3, Hai con dê, trang 10 SGK Cánh Diều.

Đầu tiên, GV bật đoạn clip kể chuyện Hai con dê trong phần học liệu cho học sinh xem 1 đến 2 lần. Sau đó giáo viên có thể kể lại câu chuyện cho HS nghe.

Sau khi HS nghe GV kể chuyện, tôi đã hướng dẫn HS dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, trả lời được các câu hỏi dưới mỗi tranh. Ở giai đoạn này vì học sinh chưa đọc được nhiều nên GV sẽ là người nêu câu hỏi dưới mỗi tranh để HS trả lời.

Tranh 1: Hai con dê đang làm gì?

Tranh 2: Trên cầu, hai con dê thế nào?

Tranh 3: Đến giữa cầu, hai con dê làm gì?

Tranh 4: Kết quả ra sao?

Với phần trả lời câu hỏi này, tôi tập trung vào nhóm đối tượng còn hạn chế về ngôn ngữ. HS có thể trả lời không đủ câu hoặc nói không rõ ý, nói bé, ... GV nhận xét hướng dẫn HS khi trả lời câu hỏi: cần nói to, rõ, nhìn vào người nghe, nói đủ ý.

Sang đến hoạt động: Kể chuyện theo tranh: Tôi tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm đôi: Hai em một bàn tạo thành một nhóm. Lần lượt mỗi em một tranh, tương ứng với một đoạn của câu chuyện. Sau đó gọi một số nhóm lên kể trước lớp.





GV mở cả 4 tranh yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Ở hoạt động này, tôi tập trung vào nhóm HS nhận thức nhanh. Những bài đầu tiên, HS có thể dựa vào tranh kể được các ý chính của câu chuyện hoặc chưa bộ lộ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi kể. Trong những bài Kể chuyện tiếp theo, bằng việc xây dựng những hoạt cảnh sáng tạo, hấp dẫn, kết hợp với các kĩ thuật dạy học đa dạng, GV hướng dẫn học sinh sử dụng những câu từ gần gũi, ngắn gọn, phát huy tính sáng tạo vào trong mỗi câu chuyện làm cho câu chuyện không bị gò ép mà luôn cảm thấy hấp dẫn. Từ đó, giúp các em phát triển ngôn ngữ nói một cách mạch lạc, rõ ràng. Đồng thời, việc theo dõi bước đầu về năng lực của các em, từ đó hướng các em đến với bài học một cách sâu xa và cũng tiện cho giáo viên quản lý.

1649306938377.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-SKKN chuẩn nhất - in nộp cấp Tỉnh - Phượng 2021.doc
    1.7 MB · Lượt tải : 68
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bìa sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bố cục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học các sáng kiến kinh nghiệm tiểu học kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm trường tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 kho sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất mô tả sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm 2021 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học mon the duc sáng kiến kinh nghiệm bật xa tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cán bộ quản lý tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm của phó hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm gvcn giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm hay lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 công nghệ sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn giáo dục thể chất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn học vần sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn học vần violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt công nghệ giáo dục violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn đạo đức sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2017 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2020 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm học 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 rèn chữ viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách kết nối sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mỗi violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 vndoc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm luyện viết chữ đẹp lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học cực hay sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn nhảy dây tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn toán sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm môn toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm ở lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phổ cập giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phó hiệu trưởng trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý chuyên môn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ giữ vở lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm rèn viết chữ đẹp lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm the duc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm the dục tiểu học năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm thiết bị tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn mĩ thuật sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tin học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học quản lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác đội sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm toán 10 sáng kiến kinh nghiệm toán 11 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm toán thpt sáng kiến kinh nghiệm toán thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội tiểu học sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm về tâm lý học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế trường tiểu học skkn tiểu học violet tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top