Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,441
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 3 MÔN ĐẠO ĐỨC : Một số giải pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 3

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đặt vấn đề

1.1 Cơ sở lí luận
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày... Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở các lớp trên.
Trong những năm gần đây, phẩm chất đạo đức học sinh đang là một vấn đề được dư luận xã hội quan tâm và đánh giá khác nhau: Khen ngợi, đồng tình ủng hộ và phê phán gay gắt, ... Tình trạng bạo lực học đường, nói tục, chửi thề, tệ nạn xã hội, học sinh chưa biết giao tiếp và lễ phép với người lớn, học sinh bỏ học đã và đang xảy ra ở từng cấp học và đang là nỗi đau cho toàn xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cùng nhau “Chung tay góp sức” để loại bỏ những điều không hay, không tốt xa rời các em.
Phẩm chất đạo đức học sinh ngày càng đi xuống bởi nhiều lí do, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với con cái (còn tình trạng khoán trắng giáo dục con cái cho nhà trường); phẩm chất, lối sống chưa chuẩn mực của một số phụ huynh tác động rất lớn đến con cái, bởi vì từ khi mới sinh ra đến tuổi đi học, trẻ chịu sự chi phối sâu sắc của cha mẹ; mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cha mẹ đều tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Công tác phối hợp giữa ba môi trường, nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả, đặc biệt là chưa phát huy được vai trò của cha mẹ học sinh trong việc phát hiện, phối hợp với nhà trường trong giáo dục các học

sinh cá biệt, có biểu hiện khác thường, cần được hỗ trợ và can thiệp sớm. Chương trình, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường còn nhiều bất cập như chưa phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và nhận thức của học sinh, chậm đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục, nhất là chưa quan tâm đúng mức giáo dục kĩ năng sống.

Là một giáo viên tôi nhận thấy rằng: Bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cho học sinh là điều hết sức quan trọng. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh được nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm. Trong cuộc sống hiện nay, tình hình học sinh suy thoái về đạo đức quá nhiều. Chính vì thế, qua những năm giảng dạy tôi luôn mong muốn học sinh mình lớn lên sẽ thành đạt về tri thức, đặc biệt phải là những con người có “Phẩm chất đạo đức tốt”. Xây dựng cho các em thành những con người mới, con người toàn diện phù hợp với sự phát triển của xã hội.

1.2 Cơ sở thực tiễn

Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi” của mình. Ngoài ra, các em còn phải chịu nhiều tác động từ phía gia đình và xã hội. Như chúng ta đã biết, trẻ em sinh ra không phải có ngay hành vi đạo đức, cùng với sự trưởng thành và phát triển của các em mà do nhiều yếu tố chi phối. Đặc biệt, gia đình là cái nôi văn hoá góp phần vào việc hoàn thiện hành vi đạo đức của các em. Tuy nhiên, trong thực tế ở nhiều gia đình chưa thực sự là tấm gương để các em noi theo mà họ còn có những hành vi đạo đức không hay, những lời nói không tốt ngay trước mắt các em. Mà ở lứa tuổi này các em dễ nhạy cảm với những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chóng học theo, không biết những điều mình bắt chước như thế là không hay.

Khi đến lớp, các em chưa được giáo viên giải thích rõ ràng về những hành vi đúng, sai của chuẩn mực đạo đức. Vì thế, các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện tốt các hành vi đạo đức đúng. Ngoài ra, mỗi khi các em mắc phải các hành vi đạo đức chưa đúng, giáo viên thường ít tìm hiểu nguyên nhân mà cứ cho rằng em đó làm như vậy là không đúng mà không có biện pháp giáo dục phù hợp để nhắc nhở các em, chỉ ra cho các em biết được việc làm đó là sai và tác hại của nó như thế nào nếu thực hiện. Ngược lại, giáo viên chỉ áp đặt cái sai phạm mà học sinh đã gây ra. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục từ việc phối hợp đồng bộ các môi trường này. Từ những trăn trở trên đã thôi thúc tôi tập trung nghiên cứu tài liệu và học hỏi ở các anh chị đồng nghiệp cùng với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 3”.

2. Mục đích đề tài


Đề tài nhằm đề ra một số giải pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 3 để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, có phẩm chất đạo đức chuẩn mực, để trở thành một người công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

3. Lịch sử đề tài

Tôi nghiên cứu đề tài này thông qua sách báo, tài liệu và từ mạng internet cùng với việc học hỏi từ đồng nghiệp, những kinh nghiệm tích luỹ được của bản thân. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số giải pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 3”.

4. Phạm vi, đối tượng áp dụng


4.1 Phạm vi đề tài

Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm giúp học sinh lớp 3 có được những hành vi đúng đắn, những việc làm tốt, mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân, biết đoàn kết, yêu thương, trung thực và lễ phép với mọi người.

4.2 Đối tượng

Đề tài này nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm áp dụng học sinh lớp 3.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM

Thực trạng đề tài


Thực trạng của xã hội vô cùng phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự giáo dục đạo đức của học sinh trong nhà trường, ở gia đình và xã hội, giáo dục đạo đức cho học sinh cũng rất phức tạp, tỉ lệ học sinh hư ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự giáo dục học sinh trong nhà trường. Từ chỗ học sinh không học bài, không làm bài tập, ý thức kém dẫn đến chán học, bỏ học rồi gây gổ đánh nhau, chơi bời, ....

Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức cho học sinh của lớp là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, học tập, gia đình và mọi người xung quanh... là nền móng giúp các em đứng vững trong cuộc sống.

Để học sinh có được tính trung thực, ngoan hiền, tự tin, lễ phép, có khả năng thực hiện được nhiệm vụ học tập thì đòi hỏi giáo viên phải có sự nghiên cứu, không ngừng học hỏi ở đồng nghiệp không chỉ từ những kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm học mà còn từ những phương pháp tổ chức trên lớp, phải mang lại sự hứng thú, tích cực thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong năm học 2019 - 2020, tôi nhận thấy mức độ đáp ứng yêu cầu giáo dục về phẩm chất đạo đức của các em chưa như mong đợi, kết quả cụ thể như sau:

  • Năm học
  • TSHS
  • Phẩm chất
  • Tốt
  • Đạt
  • Cần
  • cố gắng
2019-2020​
31​
  • TS
  • TL
  • TS
  • TL
  • TS
  • TL
  • Chăm học, chăm làm
  • 11
  • 35,42%
  • 20
  • 64,58%
  • 0
  • 0
  • Tự tin, trách nhiệm
  • 11
  • 35,42%
  • 20
  • 64,58%
  • 0
  • 0
  • Trung thực, kỉ luật
  • 12
  • 38,64%
  • 19
  • 61,36%
  • 0
  • 0
  • Đoàn kết, yêu thương
  • 12
  • 38,64%
  • 19
  • 61,36%
  • 0
  • 0
Bảng thống kê cho thấy thực trạng việc giáo dục phẩm chất cho học sinh của năm trước đạt hiệu quả nhưng chưa cao. Chính vì thế, tôi đã đi sâu, tìm hiểu ở nhiều khía cạnh và được biết:

Về phía học sinh:

Về mặt tâm lí: Khi bước vào lớp 3, các em đã sang một lớp mới. Chính vì vậy, các em có cảm giác bỡ ngỡ chưa biết lớp mình sẽ như thế nào, luôn có một tâm thế khác lạ so với lớp dưới.

Về giao tiếp: Khi tôi hỏi thì các em trả lời còn rất ngắn gọn bằng tiếng một “có” hay “không”. Ngay cả những câu giao tiếp thông thường với các bạn còn không tự tin, không dám hỏi bạn các khi giao tiếp.

Các em chưa biết cách ứng xử hằng ngày như thế nào là đúng chỉ thích thế nào thì làm thế đó, chưa có ý thức tự phục vụ cao, chưa biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Các em còn bị ảnh hưởng bởi gia đình về cách giao tiếp, lời nói và xưng hô chưa chuẩn mực.

Học sinh tập trung chú ý vào học tập chưa cao, các em không thích học. Vì vậy, việc lĩnh hội kiến thức của học sinh còn nhiều khó khăn nên khi áp dụng vào thực tế thì chưa thể hiện hết sự chuẩn mực và có những hành vi đạo đức chưa tốt trong cuộc sống.

Một số học sinh trong lớp chưa biết giúp đỡ lẫn nhau, chưa có tinh thần đoàn kết, chưa biết yêu trường, lớp, bạn bè và thầy cô.

Về phía gia đình:

Qua tìm hiểu tình hình lớp có nhiều em gia đình còn rất khó khăn. Một số ít cha mẹ còn nhờ cô, dì, ông bà, …giữ con dùm để đi làm ruộng ở xa, đi làm công ty nên không có thời gian quan tâm cho việc học của các em nhiều.

Một số gia đình khá giả thì cho các em sử dụng điện thoại một cách tuỳ ý đã tạo cơ hội các em có thể bắt chước những hành động và việc làm không tốt vào cuộc sống. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại thường xuyên khi ở nhà cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập trung học tập dẫn đến học sinh lười học.

Cũng có một số gia đình có cha thường xuyên nhậu say về bạo lực tất cả các thành viên trong gia đình, buôn bán gian lận, nói xấu người khác và có những lời nói thô tục làm ảnh hưởng đến các em. Từ đó, các em bắt chước những lời nói, việc làm không tốt đem vào lớp học để nói với các bạn.

Ngoài ra, tôi còn nhận thấy sự thiếu quan tâm của phụ huynh đến kết quả học tập của con em mình. Cụ thể qua việc đi thăm gia đình học sinh thường xuyên, tôi nhận được một số câu trả lời: “Tôi bận quá, nhờ cô dạy dỗ dùm, tôi không có thời gian đến trường được có gì cô liên lạc qua điện thoại với tôi dùm”.

Cũng có nhiều cha mẹ với tâm lí chỉ chú trọng tới việc học các môn học chính mà lơ là với việc rèn luyện, hình thành phẩm chất đạo đức cho các em.

Về phía giáo viên:

Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài học trên lớp vì cho rằng môn Đạo đức không phải là môn học chính thì nó sẽ không ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em vào cuối năm học.

Khi dạy các bài học trên lớp việc chuẩn bị đồ dùng trực quan đôi khi chưa đầy đủ, sinh động nên việc tiếp thu của học sinh cũng hạn chế. Còn coi trọng dạy kiến thức kĩ năng hơn việc quan tâm uốn nắn giáo dục phẩm chất cho học sinh.

Việc đánh giá bằng những lời nhận xét kết hợp với động viên, khen ngợi sẽ tạo hứng thú, lòng tự tin cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động này giáo viên ít chú ý đến bởi lẽ khi các em trả lời câu hỏi xong thì giáo viên chỉ nói đúng hoặc sai, quá khô khan. Điều đó sẽ làm cho các em trở nên thụ động, ít tham gia vào bài học và nhận xét câu trả lời của bạn.

Giáo viên chưa thay đổi kịp khi đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư 30 và thông tư 22, chưa được quen với cách đánh giá mới nên còn nhiều lúng túng. Trong hồ sơ, có thể dễ nhận thấy những lời nhận xét của giáo viên còn chung chung chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh. Trong khi đó thì nhiệm vụ giáo dục phẩm chất lại là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chủ nhiệm.

2. Nội dung cần giải quyết

Từ những thực trạng trên, để việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, có khả năng tự thể hiện mình, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, tôi đã chú trọng đến một số nội dung như sau:

2.1 Xây dựng niềm tin cho học sinh khi bước vào lớp 3.

2.2 Những bài học giáo dục phẩm chất đạo đức được đúc kết trên lớp qua các tiết học.

2.3 Tổ chức các hoạt động trò chơi để giáo dục đạo đức học sinh.

2.4 Phoái hôïp tốt 3 môi trường giáo dục: “Gia đình- nhà trường- xã hội” để giáo dục đạo đức cho học sinh.

3. Biện pháp cần giải quyết

Trong thực tế hiện nay, chất lượng giáo dục phẩm chất đạo đức của học sinh nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân: Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nhưng cũng dễ phát triển những thói hư, tật xấu ảnh hưởng đến các em. Ngoài học tập ở nhà trường, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn được sống và vui chơi với nhiều mối quan hệ trong làng xóm, tiếp xúc nhiều phương tiện thông tin đại chúng tạo nên nhiều yếu tố chi phối và phát triển hành vi đạo đức của các em chưa thực sự đúng. Chính vì vậy, để giáo dục phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh thì tôi đã áp dụng các giải pháp sau:

3.1 Xây dựng niềm tin cho học sinh khi bước vào lớp 3

Khi bước vào lớp 3, mọi thứ đối với các em đều thấy nó phải bắt đầu lại, ngỡ ngàng trước lớp mới. Chính vì thế, tôi luôn mềm mỏng, quan sát từng em để nắm bắt những yêu cầu mong muốn của các em, làm cho các em cảm thấy tin tưởng và hứng thú khi vào lớp học. Đó là tiền đề để hình thành và phát triển sự yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo, yêu các bạn, các em sẽ nghĩ rằng trường học như là ngôi nhà thứ hai của mình.

Ngoài ra, tôi còn trang bị cho các em thêm những tâm lí chung của các bạn khi bước vào lớp để các em nắm được và vượt qua nỗi lo sợ một cách dễ hơn. Ví dụ: Khi dạy bài “Căng thẳng học đường” ở sách thực hành Tâm lý học đường lớp 3, tôi sẽ nói cho các em biết: Đó là phần lớn nguyên nhân gây căng thẳng học đường là do các em chưa thích nghi với môi trường học đường, từ cách ứng xử cho đến việc thực hiện những nội quy, hoạt động học tập… Nhưng để tránh bị căng thẳng học đường, em nên chia sẻ với thầy cô và cha mẹ về những điều khiến em lo lắng hoặc bực bội để được giúp đỡ, tư vấn…

Để làm điểm tựa vững chắc cho học sinh, khi đến trường đến lớp thì tôi luôn chuẩn bị cho mình một hành trang (trang phục, đầu tóc, nét mặt, cử chỉ, ...) như là ngày đầu tiên nhận lớp. Có như thế mới tạo được ấn tượng ban đầu với các em vì các em thích đẹp, thích sự nhẹ nhàng và thích được cô quan tâm, khen ngợi.

Tôi sẽ xây dựng mối quan hệ giữa cô và trò bằng cách hỏi các em những điều gần gũi nhất nhằm tạo sự thân thiện. Đồng thời, qua cách trả lời của các em, tôi có thể xác định được các em có mạnh dạn trong giao tiếp không, các em có tự hoàn thành được câu hỏi của tôi không, trong câu trả lời đó có thể hiện sự lễ phép khi giao tiếp với người lớn hay không, … Nếu các em đã làm tốt thì tôi sẽ khen ngợi, trường hợp trong câu trả lời của các em chưa thể hiện sự lễ phép hay trả lời chưa tròn câu thì tôi sẽ uốn nắn và chỉnh sửa và nhắc nhở thêm.

Qua áp dụng giải pháp này thì tôi thấy các em học sinh của lớp tôi đã bắt đầu thích thú khi được đi đến trường học cùng cô giáo và các bạn, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi của lớp. Các em cũng có những thói quen tốt khi trả lời câu hỏi của người lớn biết “dạ, thưa” và nói đúng nội dung cần trao đổi, biết cách ứng xử thân thiện với mọi người, biết lắng nghe người khác, biết thể hiện sự lễ phép và tôn trọng người đối diện mình trong khi giao tiếp, biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè. Điều đó góp phần tạo cho học sinh có một niềm tin vững chắc vào người giáo viên: “Cô giáo như mẹ hiền”.

3.2 Những bài học giáo dục phẩm chất đạo đức được đúc kết trên lớp qua các tiết học

Trẻ được đến trường là một niềm vui, cũng là bước ngoặt trong cuộc sống và là sự phát triển tâm lí của các em. Bước vào lớp 3, các em vẫn còn rất bỡ ngỡ, chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử. Chỉ sợ những việc mình làm là sai, sẽ không được thầy yêu bạn mến. Để giúp các em mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm thì môn Đạo đức và các môn học khác sẽ đáp ứng các yêu cầu đó.

Giáo dục đạo đức cho học sinh trước buổi học là một việc làm cần thiết. Chính vì thế, trước khi bắt đầu tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt tập thể thì tôi luôn cho học sinh đọc “5 điều Bác Hồ dạy” để giáo dục các em có sự yêu mến những điều mà ta sẽ được học. Các em sẽ thấy được những việc các em cần yêu thích và học tập tốt những điều mà Bác đã dặn dò. Để các em khắc sâu và thực hiện được tốt 5 điều Bác Hồ dạy, trước tiên tôi cần phải giải thích từng điều một cách cụ thể.

Tôi luôn giáo dục các em trong tất cả các môn học mà các em được học trong các tiết học trong lớp và ngoài sân trường. Sau đó, thông qua các giờ học thì các em sẽ được rèn luyện các hành vi đạo đức từ những việc nhỏ của từng môn học. Tôi cho học sinh thực hiện các hành vi đạo đức theo chuẩn để rèn luyện thói quen cho các em. Tôi cũng thường xuyên tạo ra các tình huống để các em có thể sử dụng những hành vi đạo đức đúng mà các em đã học được để ứng xử nhằm củng cố những kiến thức về chuẩn hành vi đạo đức mà các em đã lĩnh hội được thông qua các bài học và các mối quan hệ xã hội.

Đối với môn Đạo đức thì tôi thường lồng ghép vào các nội dung để giáo dục đạo đức cho các em vì những bài học rất thiết thực với các em. Tôi thường xuyên cho học sinh thực hành đóng vai các hành vi đạo đức theo chuẩn để hình thành thói quen cho các em.

Cụ thể ở bài “Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em” ở bài tập 3: Tôi chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm đóng vai theo 2 tình huống. Tình huống thứ nhất: Lan ngồi học trong nhà thì thấy em bé đang chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân. Tình huống thứ hai: Ông của Huy có thói quen đọc báo hằng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được. Tôi gọi các nhóm lên đóng vai xong và tôi hỏi: Khi các em đã được xem và tham gia đóng vai trong hai tình huống trên thì các em rút ra được bài học gì cho mình. Các em đều có câu trả lời là: Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc, ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha me của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc….

Bài “Tự làm lấy việc của mình” qua bài học giúp các em biết trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm người khác.

1647485890265.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-SKKN LOP 3 GDPCĐĐ.doc
    219.5 KB · Lượt xem: 43
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 bìa sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bố cục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học các sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hướng dẫn làm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm trường tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 kho sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học mon the duc sáng kiến kinh nghiệm bàn tay nặn bột lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm bật xa tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cán bộ quản lý tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm của phó hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy phép nhân lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giải toán điển hình lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm gvcn giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 giải toán có lời văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp mẫu giáo 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học cực hay sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn nhảy dây tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn tạo hình lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm phổ cập giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý chuyên môn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ viết lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm the dục tiểu học năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm thiết bị tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn mĩ thuật sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tin học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học quản lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm tiểu học tin học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác đội sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội tiểu học sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm về quản lý trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm về tâm lý học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm về y tế trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế trường tiểu học tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học tên de tài sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,430
    Bài viết
    37,899
    Thành viên
    141,305
    Thành viên mới nhất
    mr.doanh278

    Thành viên Online

    Top