- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,997
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm LỚP 3 TẬP ĐỌC: LỒNG GHÉP ÂM THANH VÀ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu giáo dục hiện nay, học sinh phải là người tự trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản để chủ động lĩnh hội tri thức và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.
Phân môn Tiếng Việt cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về hệ thống tiếng Việt và tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Song song với nó, các em còn tiếp thu được những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người. Ở cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng cho giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập trong suốt cuộc đời. Tập đọc là phân môn thực hành mang tính tổng hợp, hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc, học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo. Môn Tập đọc giúp cho các em phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em những rung cảm thẩm mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp hơn.
Để dạy Tập đọc hiệu quả, người giáo viên cần nắm chắc phương pháp tổ chức quá trình dạy học và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để phục vụ tiết dạy. Đặc biệt, để tiết dạy Tập đọc thực sự thành công thì người giáo viên phải tạo được tâm thế, hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh thấy hứng khởi và thực sự thích học. Đây là điều tưởng chừng như rất nhỏ song nếu người giáo viên làm được thì thành công của tiết dạy sẽ không nhỏ chút nào. Người giáo viên không những phải có tay nghề vững vàng mà còn cần phải có niềm tin và cách nhìn lạc quan đối với học trò của mình, luôn tạo được không khí phấn khởi và tươi vui trong tiết học. Khi đó người học sinh sẽ cảm thấy thích học mà không thấy buồn tẻ, nhàm chán và dễ dàng trở thành những con người tự tin và thành đạt.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế giảng dạy môn Tập đọc lớp 3 hiện nay, mỗi giáo viên đều đang tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và chuẩn bị đồ dùng cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Tuy nhiên, việc bố trí thời gian; vận dụng các hình thức tổ chức chưa hợp lý cùng với việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa hiệu quả dẫn đến chất lượng giờ dạy Tập đọc chưa cao. Các bài Tập đọc lớp 3 phần lớn là chỉ có một tranh minh họa nên nếu giáo viên không biết cách khai thác sẽ không lôi cuốn được sự chú ý của các em. Từ đó, học sinh cảm thấy nhàm chán, tâm lý nặng nề, không có hứng thú với bài học. Các tiết Tập đọc diễn ra rất khô cứng, hình thức và buồn tẻ.
Thực tế dạy học hiện nay cho thấy đa số học sinh rất thích thú với các tiết học âm nhạc, mĩ thuật. Học sinh được thưởng thức những giai điệu ngọt ngào, những hình ảnh bắt mắt, những trò chơi sôi động. Nếu lồng ghép âm thanh, hình ảnh và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Đứng trước thực trạng trên tôi luôn băn khoăn làm thế nào để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc để các em có điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập các môn học khác.Vì vậy trong năm học này tôi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu “ Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 ”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu giáo dục hiện nay, học sinh phải là người tự trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản để chủ động lĩnh hội tri thức và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.
Phân môn Tiếng Việt cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về hệ thống tiếng Việt và tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Song song với nó, các em còn tiếp thu được những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người. Ở cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng cho giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập trong suốt cuộc đời. Tập đọc là phân môn thực hành mang tính tổng hợp, hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc, học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo. Môn Tập đọc giúp cho các em phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em những rung cảm thẩm mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp hơn.
Để dạy Tập đọc hiệu quả, người giáo viên cần nắm chắc phương pháp tổ chức quá trình dạy học và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để phục vụ tiết dạy. Đặc biệt, để tiết dạy Tập đọc thực sự thành công thì người giáo viên phải tạo được tâm thế, hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh thấy hứng khởi và thực sự thích học. Đây là điều tưởng chừng như rất nhỏ song nếu người giáo viên làm được thì thành công của tiết dạy sẽ không nhỏ chút nào. Người giáo viên không những phải có tay nghề vững vàng mà còn cần phải có niềm tin và cách nhìn lạc quan đối với học trò của mình, luôn tạo được không khí phấn khởi và tươi vui trong tiết học. Khi đó người học sinh sẽ cảm thấy thích học mà không thấy buồn tẻ, nhàm chán và dễ dàng trở thành những con người tự tin và thành đạt.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế giảng dạy môn Tập đọc lớp 3 hiện nay, mỗi giáo viên đều đang tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và chuẩn bị đồ dùng cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Tuy nhiên, việc bố trí thời gian; vận dụng các hình thức tổ chức chưa hợp lý cùng với việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa hiệu quả dẫn đến chất lượng giờ dạy Tập đọc chưa cao. Các bài Tập đọc lớp 3 phần lớn là chỉ có một tranh minh họa nên nếu giáo viên không biết cách khai thác sẽ không lôi cuốn được sự chú ý của các em. Từ đó, học sinh cảm thấy nhàm chán, tâm lý nặng nề, không có hứng thú với bài học. Các tiết Tập đọc diễn ra rất khô cứng, hình thức và buồn tẻ.
Thực tế dạy học hiện nay cho thấy đa số học sinh rất thích thú với các tiết học âm nhạc, mĩ thuật. Học sinh được thưởng thức những giai điệu ngọt ngào, những hình ảnh bắt mắt, những trò chơi sôi động. Nếu lồng ghép âm thanh, hình ảnh và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Đứng trước thực trạng trên tôi luôn băn khoăn làm thế nào để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc để các em có điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập các môn học khác.Vì vậy trong năm học này tôi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu “ Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 ”