- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ THCS NĂM 2022: Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường
Email: Số điện thoại:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
+ Sáng kiến được áp dụng ở lĩnh vực bộ môn Lịch sử
+ Sáng kiến đưa ra những biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trung học cơ sở.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2018
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Là giáo viên đã công tác được gần 10 năm trong ngành, trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình, tâm lí coi môn Lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. Mặt khác, chương trình môn Lịch sử vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành Lịch sử chỉ có ở bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử - Giáo dục công dân, Sử - Địa, Văn - Sử… đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao.
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập.
Đầu năm học 2017 – 2018, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi có làm một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 303 học sinh các lớp 6,7,8,9 Trường như sau:
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em:
Kết qủa thu được như sau:
Câu 1: 163 học sinh chọn đúng, 140 học sinh chọn sai
Câu 2: 158 học sinh chọn đúng, 145 học sinh chọn sai
Câu 3: 150 học sinh chọn đúng, 153 học sinh chọn sai
Câu 4: 202 học sinh chọn đúng, 101 học sinh chọn sai
Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm tôi có thể kết luận: Đa số học sinh vẫn coi Lịch sử là môn khô khan, dài dòng và chỉ cần học thuộc lòng những gì mà thầy cô cho ghi là được.
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn Lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường
Email: Số điện thoại:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
+ Sáng kiến được áp dụng ở lĩnh vực bộ môn Lịch sử
+ Sáng kiến đưa ra những biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trung học cơ sở.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2018
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Là giáo viên đã công tác được gần 10 năm trong ngành, trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình, tâm lí coi môn Lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. Mặt khác, chương trình môn Lịch sử vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành Lịch sử chỉ có ở bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử - Giáo dục công dân, Sử - Địa, Văn - Sử… đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao.
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập.
Đầu năm học 2017 – 2018, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi có làm một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 303 học sinh các lớp 6,7,8,9 Trường như sau:
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em:
STT | Phương án | Đúng | Sai |
1 | Lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng | ||
2 | Môn Lịch sử rất khô khan và quá dài | ||
3 | Học Lịch sử rất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được lịch sử loài người và lịch sử dân tộc | ||
4 | Học Lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho ghi, không cần phải tìm tòi thêm |
Câu 1: 163 học sinh chọn đúng, 140 học sinh chọn sai
Câu 2: 158 học sinh chọn đúng, 145 học sinh chọn sai
Câu 3: 150 học sinh chọn đúng, 153 học sinh chọn sai
Câu 4: 202 học sinh chọn đúng, 101 học sinh chọn sai
Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm tôi có thể kết luận: Đa số học sinh vẫn coi Lịch sử là môn khô khan, dài dòng và chỉ cần học thuộc lòng những gì mà thầy cô cho ghi là được.
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn Lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.