Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,458
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.

PHẦN MỞ ĐẦU​

1.Bối cảnh của giải pháp:

Trường học là nơi đào tạo thế hệ trẻ thành con người có trình độ văn hóa và cũng là nơi có trách nhiệm rèn luyện cho các em có ý thức học tập, từ đó các em thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. Trong quá trình giáo dục học sinh theo hướng đổi mới “Lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên là người thiết kế dạy học. Môi trường giáo dục rất cần thiết để giúp con người nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học, đó là trách nhiệm của giáo viên phụ trách lớp, vì thế công tác chủ nhiệm lớp góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiến tới hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ năm học.

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy thực trạng chung của công tác chủ nhiệm của lớp tôi cũng như của các lớp khác trong tổ khối đó là GVCN chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực- phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống và chưa tổ chức được các hoạt động phong trào; chưa xây dựng được mối quan hệ giữa thầy- trò, bạn bè; một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa có biện pháp và thời gian hướng dẫn các em học tập, chưa quan tâm giáo dục đạo đức cho các em, chưa phối hợp tích cực cùng GVCN lớp.

2. Lý do chọn giải pháp:

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học trung học cơ sở”.

Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường. Là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ em, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước nhà trường. Đặc biệt, người GVCN hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình phụ trách. GVCN là người hướng dẫn, có nhiệm vụ xây dựng tập thể trẻ em, tổ chức các hoạt động của học sinh để rèn luyện cho HS về các mặt kiến thức- kĩ năng, phát triển năng lực, phẩm chất, giáo dục ý thức và ứng xử. GVCN còn góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em qua công tác chủ nhiệm lớp.

Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, bản thân tôi được sự phân công của nhà trường làm công tác chủ nhiệm lớp, là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh tôi rất băn khoăn, trăn trở, luôn tự đặt câu hỏi: Làm thế nào cho các em mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn trong giao tiếp; tích cực, chủ động trong học tập; có năng lực có phẩm chất tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Khi thực hiện tôi phải rút kinh nghiệm qua từng năm, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do đó nên bản thân đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhỏ để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.”.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp. Tập trung nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học.​

- Đối tượng nghiên cứu :

+ Học sinh lớp 5/5 trường Tiểu học Trảng Dài năm học 2017-2018

+ Học sinh lớp 5/9 trường Tiểu học Trảng Dài năm học 2018-2019

4. Mục đích nghiên cứu:

Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :

- Khắc phục, giải quyết các thực trạng chưa hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp như: Giáo dục HS về các mặt năng lưc, phẩm chất, đạo đức, rèn kĩ năng sống cho học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh.

- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.

- Nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.

PHẦN NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ CÓ

* Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã vạch ra cho mình một số giải pháp cụ thể mà người giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của lớp như sau:


1/ Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của học sinh để xây dựng và phát triển tập thể lớp.

Biện pháp 1: Tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm học sinh.

Tôi phân loại học sinh và chú ý đến môi trường sống cũng như hoàn cảnh gia đình của học sinh. Đề nghị học sinh ghi phiếu lý lịch.(phiếu điều tra- phụ lục) Qua đó, có thể nắm rõ học lực của học sinh, biết những năng khiếu và hiểu từng hoàn cảnh của các em để sau đó nhờ thầy, cô bộ môn kèm cặp, giúp đỡ. Khi mới nhận lớp, tôi tạo môi trường lớp học thân thiện, tạo điều kiện để học sinh phát triển năng lực và năng khiếu cá nhân. Khuyến khích học sinh nêu vấn đề, đặt câu hỏi với bạn bè, thầy cô. Thấy được cái mạnh, cái yếu, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh bằng cách:

+ Tôi nghiên cứu hồ sơ, kết quả học tập, phẩm chất và năng lực của các em ở năm học trước, qua giáo viên chủ nhiệm năm trước. Quan sát, nói chuyện hàng ngày với các em (nhất là những học sinh yếu, học sinh cá biệt…) để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và những thói quen tốt hoặc chưa tốt của học sinh.Ví dụ như trong lớp 5 tôi chủ nhiệm năm học 2017 - 2018 có nhiều em như: Lý Văn Vân, Tuấn Anh, Nguyễn Đồng Hiệp… nhận thức rất nhanh nhưng sau đó lại quên ngay vì ghi nhớ của các em không bền. Từ đó tôi cho học sinh rèn luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại kiến thức đã học nhiều lần để ghi nhớ bền vững phối hợp cùng giáo viên bộ môn để giúp đỡ các em học tập tốt hơn.

Tìm hiểu về xu hướng, hứng thú và động cơ của học sinh trong học tập và các hoạt động khác, từ đó hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn, giáo dục học sinh đạt kết quả tốt. Trong thực tế, có một số em học yếu các bộ môn như Toán hoặc Tiếng Việt nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật,… Thì học rất tốt do các em có hứng thú và say mê các môn học này. Từ đó, giáo viên tạo điều kiện giúp các em có hứng thú với môn Toán, Tiếng Việt.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:

Tôi căn cứ vào chủ trương, kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ của nhà trường, của Đội. Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp (đặc điểm, thuận lợi, khó khăn). Trên cơ sở đó, tôi xây dựng kế hoạch tháng, tuần và có ghi chép hàng ngày trong sổ chủ nhiệm.

Biện pháp 3: Xây dựng và phát triển tập thể lớp.

Tập thể lớp học vừa là môi trường để các em giao lưu, học tập vừa là nơi giáo dục học sinh.Vì thế tôi xây dựng môi trường học tập hòa nhập, lớp học thân thiện, học sinh tích cực học tập. Trong lớp học, bầu chọn HĐTQ( hội đồng tự quản) là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay từ đầu năm học. Học mô hình Trường Tiểu học mới tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức, trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử vào HĐTQ lớp. Sau khi tìm hiểu xong, tôi đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban HĐTQ thật chính xác như: Phải nhanh nhẹn, năng nổ, tích cực, mạnh dạn, tự tin. Có năng khiếu, năng lực học tập tốt. Nhiệt tình, biết giúp đỡ, đoàn kết các bạn..

- Thành lập các ban như: ban học tập, ban vệ sinh- sức khỏe, ban văn nghệ, ban thể dục thể thao...Tôi chọn mỗi bộ môn một học sinh năng khiếu để giúp tôi trong việc quản lí lớp.

2/ Hỗ trợ học sinh chưa hoàn thành môn học, bài học.

Biện pháp 1: Phân hóa đối tượng học sinh

Tiến hành phân loại, phân hóa đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: Học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Học sinh cá biệt về đạo đức; Học sinh cần sự giúp đỡ; Học sinh có năng lực đặc biệt.

Biện pháp 2: Quan tâm, giúp đỡ học sinh theo từng đối tượng

Từ việc nắm được hoàn cảnh của từng học sinh, từ đó, quan tâm giúp đỡ đặc biệt cho các em.

- Những học sinh có năng lực đặc biệt như viết chữ đẹp, có năng khiếu về các môn năng khiếu như Tiếng Anh, Âm nhạc, Toán, Mĩ thuật,... phải được bồi dưỡng thường xuyên phát huy tối đa tài năng của các em và được tham gia đầy đủ thông qua các hội thi.

- Học sinh cần sự giúp đỡ: những em còn nhút nhát, thiếu tự tin, thụ động, ít tham gia vào các hoạt động ( Thanh Thuận, Cao Lương). Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó còn chậm so với học sinh khác, trong quá trình học học sinh này gặp những khó khăn gì.Tôi lập kế hoạch giúp đỡ HS như giảng lại, dạy lại bài mà em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ, tổ chức phong trào “ đôi bạn cùng tiến”,...

- Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập.Tôi cho phụ huynh thấy rõ mặt mạnh, mặt tốt của HS cũng như chỉ ra nguyên nhân yếu kém của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.

* Ưu và nhược điểm của các giải pháp đã có:

- Ưu điểm: Học sinh tích cực phối hợp, biết giải bày tâm sự, khó khăn, nổi lo lắng của mình cùng giáo viên chủ nhiệm. Các em có tinh thần tự giác trong công việc chung của lớp, biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

- Nhược điểm: Chưa chú trọng đến việc rèn luyện để phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống,… cho các em thông qua các hoạt động giáo dục cũng như các phong trào. Chưa xây dựng được mối quan hệ như là “bạn bè” giữa GVCN và HS, chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các lực ngoài nhà trường.

- Thuận lợi: Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh học sinh, sự phối hợp của giáo viên bộ môm. Đa số học sinh trong lớp ngoan, hiền, tích cực phối hợp với bạn, với giáo viên. Bước đầu có ý thức tự học, các em có nhiều tiến bộ hơn trong học tập.

- Khó khăn: Một số em còn nhút nhát, chưa dám thắc mắc với thầy cô giáo khi chưa hiểu bài. Lớp tôi có nhiều đối tượng học sinh, trong đó có một số em chưa tự giác học tập, còn thụ động, chưa phát huy hết khả năng của mình trong các hoạt động giáo dục. Các em chưa biết tự quản, việc điều khiển học tập trong nhóm đạt hiệu qua chưa cao. Các em còn ỷ lại vào người khác, không muốn làm, hay chỉ làm qua loa. Chưa có ý thức sâu sắc đối với công việc chung của tập thể.

* Do đó, để làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp mà nhà trường đã giao cũng như làm thế nào để cho các em có đủ kiến thức, kĩ năng cơ bản, có năng lực và phẩm chất tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như: Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn trong các giờ học, trong giao tiếp; Giáo dục những phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống và tổ chức phong trào thi đua, nêu gương và khen thưởng; Liên hệ, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các lực ngoài nhà trường.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1/ Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở lớp 5/9 năm học 2018-2019.


1.1/ Giải pháp 1:Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn trong các giờ học, trong giao tiếp.

* Biện pháp 1: Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:

-
Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ bề trên - kẻ dưới; giảng giải- ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ hợp tác, thầy trò như “bạn bè”. Thầy thiết kế- trò thi công, tôi giao việc- học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện. Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi, đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.

- Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh.

- Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh Tiểu học chấm bài không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà chấm bài để nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối.

- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát tâm hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài, làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập. Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau, bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến việc học của con cái. Thậm chí, các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ...Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.

- Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn.

- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.

* Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ bạn bè

-Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy, nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò. Các em chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay dỗi hay hờn giận. Còn các em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.

- Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến để học sinh có năng khiếu giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.(Hình minh họa- phụ lục)

- Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên tổ chức cho các em làm việc nhóm. Lúc đầu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết quả thảo luận vào phiếu, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tôi thông báo sẽ đánh giá kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho tất cả các thành viên của nhóm. Do đó, những em khá, giỏi buộc phải tích cực nếu không sẽ bị phê bình. Còn những em không tích cực hợp tác, tôi sẽ cho ngồi riêng một mình và phải làm toàn bộ công việc của một nhóm. Bị ngồi một mình nên không thể hoàn thành công việc, trong khi các bạn ở các nhóm đều được kết quả tốt. Các em đó sẽ không dám hờ hững nữa. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện.( Hình minh họa- phụ lục)

- Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý ‎về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào dó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.

- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.

1.2/ Giải pháp 2:Giáo dục những phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống và tổ chức phong trào thi đua, nêu gương và khen thưởng:

Để dạy học đạt hiệu quả. Nhiệm vụ của một người giáo viên, ngoài việc giảng dạy văn hóa còn phải giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng tập thể lớp vững mạnh, phát huy tốt vai trò của từng cá nhân, sẽ là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phong trào học tập, làm cho không khí học tập thêm sôi nổi, mang lại hiệu quả.Vì vậy tôi giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống cho các em thông qua việc giảng dạy các môn học, nhất là ở các tiết hoạt động giáo dục,…dựa vào hoạt động của Đội và các hoạt động khác. Kết hợp với nhà trường, phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh.

- Đối với học sinh nói dối, nói tục, chửi thề (Quốc Đạt, Quỳnh Như) tôi giáo dục bằng nhiều hình thức như: thi đua “nói lời hay- ý đẹp” vào các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, tuyên dương kịp thời những em có tiến bộ.

- Đối với học sinh nghỉ học không phép hoặc đi học trễ (Nhật, Nghĩa…) tôi đến tận nhà tìm hiểu lí do, động viên gia đình tạo điều kiện cho con em đi học chuyên cần đúng giờ.

- Đối với học sinh hay lấy cắp đồ dùng của bạn ( Quỳnh Như, Thành) tôi tìm hiểu xem em đó lấy cắp vì lòng tham hay vì gia đình quá khó khăn, thiếu thốn. Sau khi đã nắm rõ lí do, Tôi đưa ra biện pháp cụ thể :

+Vì hoàn cảnh khó khăn: Tôi sẽ khuyên bảo em không nên có hành vi lấy cắp dù ở hoàn cảnh nào, đồng thời vận động học sinh trong lớp giúp đỡ bạn, cho bạn mượn đồ dùng, tổ chức thi đua giữ gìn đồ dùng của nhau.

+ Đối với học sinh có vệ sinh cá nhân kém (Dung, Thùy, Kiên... ) tôi nhắc nhở, hàng ngày cho nhóm trưởng kiểm tra vệ sinh cá nhân của nhóm mình, cuối tuần thi đua xem nhóm nào có nhiều bạn vệ sinh tốt tuyên dương. Từ đó các thành viên trong nhóm sẽ đôn đốc các bạn trong tổ mình giữ vệ sinh tốt hơn. Đồng thời tôi kết hợp với phụ huynh để cùng nhau nhắc nhở.

- Trong tuần tôi sắp xếp thời gian thích hợp để sinh hoạt lớp, nhận xét ưu-khuyết điểm và có hướng cho học sinh phấn đấu tiếp. Khi giải quyết các công việc trong lớp, dù lớn hay nhỏ tôi cũng rất rõ ràng thấu đáo, không thiên vị để tạo niềm tin của học sinh đối với giáo viên. Đối với những học sinh mắc khuyết điểm, tôi phân tích cho các em thấy rõ hậu quả việc làm của mình, nhưng không gay gắt, cần nhẹ nhàng không dồn học sinh vào thế bí hoặc bỏ mặc học sinh.Tôi luôn tạo cho học sinh có cơ hội sửa chữa khuyết điểm và giúp học sinh sửa chữa được khuyết điểm của mình. Từ đó, tạo cho học sinh niềm tin vào bản thân, không mặc cảm trước bạn bè và xa lánh thầy cô giáo.

Tổ chức cho học sinh trong lớp thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, trò chơi dân gian và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã thật sự thiết thực và bổ ích, giúp các em và giáo viên xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Qua các hoạt động đó các em đã giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ. Bởi vậy, bên cạnh những hoạt động học tập, lao động giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm cố vấn tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khoẻ. Giáo viên chủ nhiệm phải dựa vào những hoạt động của Đội, Sao nhi đồng và thông qua các giờ thể dục tổ chức các trò chơi để các em rèn luyện thể lực, chơi những trò chơi luyện cho tinh mắt, dẻo chân như đá cầu, nhảy dây, kéo co, đá banh và những trò chơi bổ ích khác trong giờ ra chơi. Phối hợp với tổ khối, chuyên môn tổ chức các cuộc thi như “Em vui học cùng bạn”, “rung chuông vàng”, “hái hoa dân chủ” kết hợp với Đội tổ chức thi “Nghi thức đội”, văn nghệ, kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh….(Hình minh họa- phụ lục)

Ngoài ra tôi còn kết hợp giáo dục các em tinh thần yêu lao động, sẵn sàng lao động. Tôi căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, tình hình của lớp để tổ chức lao động cho học sinh thường xuyên, vừa sức, hiệu quả, bước đầu định hướng cho học sinh biết lao động, yêu quý những người lao động. Tôi tổ chức các loại hình lao động như: Lao động vệ sinh làm sạch đẹp trường lớp, chăm sóc cây xanh ở lớp học, chăm sóc bồn hoa,…Qua đó, giáo dục các em yêu lao động, biết quý trọng sản phẩm lao động, kính trọng người lao đông. Trong lao động trẻ hình thành tính độc lập và tinh thần trách nhiệm sự tổ chức có hành vi có mục đích. Đó cũng chính là một trong những cơ sở để giáo dục các em có tinh thần lao động một cách tự giác, phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân các em..(Hình minh họa- phụ lục)

1.3/ Giải pháp 3:Liên hệ, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường:

Biện pháp 1: Tổ chức họp phụ huynh học sinh


Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm GVCN phải cố gắng nắm được số điện thoại liên lạc của gia đình, đây là điều kiện thuận lợi giúp GVCN trao đổi gián tiếp với cha mẹ học sinh khi cần thiết. Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau:

Thông qua nội quy nhà trường: giờ giấc ra vào lớp v.v... Thông qua nội quy của lớp học, tình hình học tập nề nếp của lớp trong thời gian qua và xin ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh.Triền khai, thông báo đến phụ huynh các hoạt động, các phong trào, các hội thi của nhà trường trong từng giai đoạn. Giúp phụ huynh hiểu được mục đích, ý nghĩa của từng hoạt động, phong trào, hội thi. Theo tôi, đây là một việc làm vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, phụ huynh hiểu được mục đích, ý nghĩa của từng hoạt động, phong trào, hội thi thì mới nhiệt tình cho con em mình tham gia tích cực các hoạt động này khi nhà trường và Liên Đội tổ chức, phát động. Có như vậy, các phong trào, các hoạt động của lớp mới đạt được hiệu quả cao.Thông báo về các khoản thu đầu năm, bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: nhiệt tình - có thời gian để hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học.

Biện pháp 2: Liên lạc với phụ huynh qua điện thoại.

Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em. Liên lạc với phụ huynh khi có việc cần đột xuất như học sinh đau bệnh, hoặc yêu cầu nộp các giấy tờ cần thiết để làm các chế độ cho các em. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. Bằng các hình thức liên hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em. Từ đó, có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục. Vì đạo đức, lực học của từng em luôn biến đổi từng giờ, từng ngày.

Ngoài ra tôi còn thông báo định kì hàng tháng hoặc đột xuất đến phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử về kết quả học tập, rèn luyện của con em mình. Đối với học sinh chưa hoàn thành bài học hoặc thường xuyên vi phạm nội quy tôi trực tiếp gặp gỡ để trao đổi và tìm biện pháp để giáo dục học sinh tốt hơn.

Biện pháp 3: Kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường.

Bên cạnh đó, tôi còn thông qua BGH nhà trường, Tổng phụ trách Đội để liên kết với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể XH nhằm phối hợp giáo dục đạo đức cho HS tốt hơn. Ví dụ như có em, có bố mẹ li hôn, bố thì suốt ngày rượu chè, không quan tâm đến con, ông bà nội thì khó khăn, già yếu nên học rất yếu, thường xuyên vi phạm nội quy lớp học, ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ, đồ dùng học tập còn thiếu. Mặc dù đã được sự quan tâm của tôi cùng Ban đại diện cha mẹ HS của trường, lớp, các ban ngành đoàn thể của xã hỗ trợ học bổng, quần áo để em tự tin đến trường song vẫn không được sự quan tâm của gia đình nên em không có nhiều tiến bộ. Mặc dù đã trao đổi với gia đình nhiều song không có kết quả, tôi đã nhờ đến Ban Bà Mẹ & trẻ em của phường cùng tôi đến nhà trực tiếp trao đổi, vận động PHHS quan tâm đến em hơn. Qua đó, tôi thấy em có sự tiến bộ rõ rệt, ít vi phạm nội quy trường, lớp hơn.

2/ Những ưu điểm, nhược điểm của giải pháp mới.

* Ưu điểm:

-Đa số học sinh trong lớp nhà ở gần trường, các em ngoan, hiền, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn. Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Các em mạnh dạn giải bày tâm sự, khó khăn, lo lắng của mình cùng giáo viên chủ nhiệm. Đối với bản thân tôi cũng đã làm công tác chủ nhiệm nhiều năm liền nên cũng có không ít kinh nghiệm cho công tác chủ nhiệm lớp.

- Giữa GVCN và HS gần gũi, thân thiện hơn, các em đã xem GV như là một người bạn lớn của mình, mạnh dạn tâm sự những khó khăn, vướng mắc của mình với cô. Mối quan hệ bạn bè được cải thiện rõ, không còn tình trạng đánh nhau,nói tục chửi thề, nói xấu bạn, chia bè phái,... trong lớp.

-Các em tham gia các HĐGD NGLL một cách tích cực, nhiệt tình, đem lại hiệu quả thiết thực. Qua các hoạt động giúp các em hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản như: tình cảm thầy trò, tinh thần tập thể, lòng nhân ái, tính kỉ luật, lễ phép, lịch sự, mạnh dạn hơn trước đám đông..Các em đã ngoan hơn trước có ý thức học tập cũng như chấp hành nội quy của lớp, nhà trường, trung thực đoàn kết, biết giúp đỡ và nhường nhịn bạn, biết bảo vệ của công.

- Có thể nói gia đình là nhân tố quyết định thành công của các hoạt động giáo dục trong mô hình Trường học mới. Đảm bảo gắn kết học sinh trong mối quan hệ giữa nhà trường gia đình và cộng đồng. Khi vận dụng các giải pháp này tôi thấy PHHS cả lớp đồng lòng nhất trí, nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động, phong trào của lớp. Qua đó, càng làm tăng thêm lòng tin của PHHS trong các hoạt động của lớp, của trường.

* Nhược điểm:

- Một số em còn nhút nhát, thụ động, chưa mạnh dạn, tự tin, còn ngại phát biểu ý kiến trước đám đông, không tích cực, chủ động hợp tác với bạn, làm việc nhóm còn hình thức, qua loa, mang tính đối phó. Một số phụ huynh có quan tâm đến việc học của con em mình nhưng lại chưa quan tâm lắm đến các phong trào hay các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức cho các em.

* Nguyên nhân: Do hoàn cảnh gia đình nên một số em không được sự quan tâm của cha mẹ nên lười học, nghịch ngợm, thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp. Đa số gia đình học sinh đều làm tự do, công nhân, học sinh nghèo của lớp tương đối nhiều nên cũng một phần ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như nề nếp lớp.

* Để khắc phục các vấn đề trên , khi tổ chức họp PHHS từ đầu năm học tôi đã thông báo đến phụ huynh một số điểm mới về các đánh giá học sinh theo thông tư 22, theo mô hình trường học mới, trong đó nhấn mạnh vai trò của phụ huynh là rất quan trọng. Phụ huynh cũng tham gia đánh giá con em mình trong tất cả các hoạt động, các phong trào, các biểu hiện của con em mình. Dó đó tôi đề nghị phụ huynh dành thời gian quan tâm hơn đến các em, cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường, tham gia vào các hoạt động, các phong trào, để làm tốt hơn công tác giáo dục học sinh.

1646301917165.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-SKKN HAI MOI OK.doc
    114.5 KB · Lượt xem: 89
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bìa sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bố cục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học các sáng kiến kinh nghiệm tiểu học kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm trường tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 kho sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất mô tả sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm 2021 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học mon the duc sáng kiến kinh nghiệm bật xa tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cán bộ quản lý tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm của phó hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy hình học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm gvcn giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm khoa học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn khoa học sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn luyện từ và câu sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn luyện từ và câu violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học cực hay sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn khoa học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn kỹ thuật lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn nhảy dây tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phổ cập giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phó hiệu trưởng trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý chuyên môn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm rèn chính tả lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm the duc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm the dục tiểu học năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm thiết bị tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn mĩ thuật sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tin học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học quản lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác đội sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm toán 5 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm toán thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội tiểu học sáng kiến kinh nghiệm về tâm lý học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế trường tiểu học skkn tiểu học violet tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,447
    Bài viết
    37,916
    Thành viên
    141,333
    Thành viên mới nhất
    nguyenha.edu

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top