Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN ĐỊA LÝ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,642
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC ĐỊA LÍ 9 THÔNG QUA MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO CT GDPT 2018 NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ................
TRƯỜNG THCS-THPT ................

&


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC ĐỊA LÍ 9 THÔNG QUA MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC


Họ và tên: ................
Trường: THCS & THPT ................
Tổ: Khoa học xã hội
Môn : Địa lí




................, tháng 03 năm 2023




































MỤC LỤC​
I. PHẦN MỞ ĐẦU.. 1
1. Lí do chọn biện pháp. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1
3. Đối tượng. 2
4. Giới hạn của đề tài 2
5. Phương pháp nghiên cứu. 2
II. PHẦN NỘI DUNG.. 3
1. Cơ sở lý luận. 3
2. Thực trạng công tác dạy và học Địa lí tại trường THCS & THPT Đông Du. 3
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 6
3.1. Kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy kết hợp kĩ thuật 3-2-1. 6
3.2. Kĩ thuật dạy học kĩ thuật mảnh ghép - chuyên gia và thuyết trình. 9
3.3. Kết quả đạt được. 14
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
1. Kết luận. 17
2. Kiến nghị, đề xuất 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 19




I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn biện pháp

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của
nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết
về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng.

Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh là yêu cầu quan trọng của ngành Giáo dục hiện nay. Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh.

Tuy nhiên, việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong môn Địa lí không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh... vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức... Riêng đối với trường THCS & THPT Đông Du việc ứng dụng các kỹ thuật dạy học đã và đang được thực hiện trong những năm gần đây. Giai đoạn đầu thực hiện các em học sinh vô cùng bỡ ngỡ vì phương pháp dạy học mới lạ, đa phần các em quen với cách dạy – học truyền thống nên đội ngũ giáo viên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các môn xã hội như Địa Lí.

Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài "Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Địa lí 9 thông qua một số kĩ thuật dạy học tích cực" với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy học với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn Địa lí.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí, tạo sự hấp dẫn, hứng thú, cho học sinh trong quá trình học tập và làm cho môn Địa lí thật sự xứng đáng với vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn trong nhà trường THCS.

Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ đạt được hai nhiệm vụ cơ bản:

+ Thứ nhất, góp phần tạo hứng thú cho học sinh thông qua các trò chơi.

+ Thứ hai, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học sinh.



3. Đối tượng

Tập trung nghiên cứu hai kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật sơ đồ tư duy kết hợp 3-2-1 và kỹ thuật chuyên gia- mảnh ghép áp dụng cho bộ môn Địa lí. Đối tượng là các em học sinh lớp 9 trường THCS và THPT Đông Du

4. Giới hạn của đề tài

Qua thời gian nghiên cứu năm học 2021-2022 và 2022-2023 ở trường THCS & THPT Đông Du cũng là thời gian để tôi nghiên cứu hoàn thành đề tài này.

Phạm vi nghiên cứu: Là học sinh khối 9 - Trường THCS & THPT Đông Du, hẻm 129 Nguyễn Chí Thanh, phường Tân an, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk lắk.

5. Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,… nhằm thu thập thông tin về lý luận.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dự giờ, thăm lớp, thiết kế bài thực nghiệm, trực tiếp lên lớp, phân tích các số liệu thống kê.

Phương pháp thống kê toán học: Xử lý kết quả thu được qua thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình thực nghiệm.



































II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận

Luật giáo dục 2019 đã xác định : “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”

Sự nghiệp giáo dục thường xuyên được nâng cao và đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đối với giáo viên, việc đổi mới dạy học bộ môn đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, mục tiêu môn học là một yêu cầu rất cần thiết. Học sinh ngày nay có điều kiện tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin, khá nhạy bén với khoa học kỹ thuật. Một tiết học môn Địa lí cho sinh động, không phải chỉ là phô trương hình thức nhiều phương pháp, mà nên thật sự chú trọng chiều sâu, hiệu quả của mỗi phương pháp khi sử dụng, nhằm kích thích tư duy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

Giảng dạy Địa lí để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật 3-2-1, kĩ thuật chuyên gia – mảnh ghép là kĩ thuật rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh. Trong cuộc chơi, mọi người đều bình đẳng và đều cố gắng thể hiện hết mình. Cụ thể kĩ thuật này sẽ có tác dụng:

+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học của các em.

+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh.

+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp.

+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.

+ Phát huy tính thẩm mĩ của học sinh.

2. Thực trạng công tác dạy và học Địa lí tại trường THCS & THPT Đông Du

a) Ưu điểm

Về phía Nhà trường: Trong quá trình dạy học tại mái trường Đông Du, đội ngũ thầy cô giáo chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên và hỗ trợ nhiệt tình từ BGH. Cơ sở vật chất đảm bảo cho từng lớp học.

Về phía học sinh: Đa số các em có ý thức học tập tốt, học lực khá trở lên. Các em năng nổ, tích cực, ham học hỏi và tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ về môn học, bài học. Nhiều em học sinh có năng khiếu về hội họa, thuyết trình, hùng biện. Các em tiếp cận được với công nghệ mới nên việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng và hiệu quả.

b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Có thể nói việc dạy Địa lí cho học sinh hiện nay gắn liền với những vấn đề sau đây:

Về phía học sinh: Học sinh trường THCS nơi tôi đang công tác ngoài những học sinh có ý thức học tập tốt, học lực khá trở lên thì vẫn còn một số học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu hứng thú, chỉ học theo hình thức đọc thuộc để đối phó nên không phát huy được tính sáng tạo cũng như chủ động trong việc tìm tòi, khám phá kiến thức. Học sinh không hình thành thói quen tự học: Học sinh không chủ động tìm kiếm kiến thức trong sách giáo khoa, không nắm được đâu là kiến thức trọng tâm, không phân biệt được đâu là vấn đề chính và phụ, không phát triển từ cái đã biết để tìm ra câu trả lời cho cái chưa biết.

Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy, học sinh lại quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sự tương tác lẫn nhau. Nếu tăng cường được sự tương tác có thể nhắc nhở, bổ sung kiến thức cho nhau, từ đó làm cho kiến thức trở nên toàn vẹn hơn. Chính vì thiếu đi sự tương tác giữa thầy và trờ dẫn đến thiếu sự hứng thú và đam mê với việc học. Học sinh không có hứng thú, niềm đam mê với tiết học Địa lí, dẫn đến việc học tập không hiệu quả…

Nguyên nhân của thực trạng trên, có thể kể đến như: Một số giáo viên chưa xem học sinh là chủ thể của hoạt động học Địa lí, chưa trao cho học sinh quyền chủ động trong học tập. Dạy học theo phương pháp cũ, chủ yếu là diễn giảng, bình và giảng. Chú trọng về dạy lý thuyết, ít tiết thực hành và không trau dồi khả năng cảm nhận môn học cho học sinh. Dạy học theo kiểu áp đặt, buộc học sinh phải học thuộc kiến thức mà giáo viên truyền dạy. Còn về phía học sinh: một bộ phận không nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng không thích học Địa lí vì cho rằng đây là môn học thuộc, dài, khó học, không phải là môn học chính, môn học bắt buộc. Một số em chưa thật sự mạnh dạn, nhận thức kém so với các bạn cùng trang lứa nên có tâm lí tự ti, mặc cảm, không dám trình bày ý kiến của mình vì sợ sai các bạn chê cười dẫn đến kết quả học tập không cao. Sự phát triển của công nghệ thông tin, các trò chơi điện tử khiến các em sao nhãng chuyện học hành.





KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH

NĂM HỌC 2022-2023





BẢNG 1.1: THỐNG KÊ ĐIỂM GIỮA KÌ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH NĂM HỌC 2021-2022

LỚP
HS/Tỉ lệ
9.0 - 10
8.0 – 8.9
7.0 – 7.9
6.0 – 6.9
5.0 – 5.9
4 – 4.9
3 – 3.9
9A1
(40HS)
Số HS
3
19
15
3
0
0
0
Tỉ lệ (%)
7,5%
47,5%
35,5
7,5
0
0
0
9A2
(38HS)
Số HS
0
20
12
6
0
0
0
Tỉ lệ (%)
0
52,6
31,6
15,8
0
0
0


Biểu diễn bằng biểu đồ



















3. Nội dung và hình thức của giải pháp

Thông thường, nếu chỉ sử dụng lặp đi lặp lại một kĩ thuật dạy học sẽ khiến học sinh nhàm chán, đôi khi gây áp lực, tạo sự căng thẳng cho học sinh trong suốt tiết học hôm đó. Vì vậy, giáo viên có thể lồng ghép các kĩ thuật, thay đổi các kĩ thuật ở các lớp trong quá trình dạy bài mới để làm giảm bớt đi sự căng thẳng không đáng có cho học sinh. Dưới đây, tôi xin đưa ra một số cách thức thực hiện tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học.

3.1. Kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy kết hợp kĩ thuật 3-2-1.

a. Mục tiêu của giải pháp

Giúp học sinh chuyển từ cách học truyền thống sang cách học tích cực thông qua thảo luận nhóm và kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp kĩ thuật 3-2-1; tận dụng tối đa thời gian của tiết học vào các hoạt động tích cực của học sinh, giảm việc ghi chép trên lớp, nhờ đó giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong tiết học. Sự kết hợp này cũng sẽ khắc phục được một số hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm.

Làm cho mỗi bài học không còn khô khan, cứng nhắc mà trở nên sinh động, hấp dẫn từ chính các ý tưởng thiết kế sơ đồ tư duy và những nhận xét 3 khen- 2 góp ý – 1 câu hỏi của học sinh cũng như các ví dụ minh họa từ thực tiễn mà các em đưa vào.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Chuẩn bị:
Ở hoạt động này giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu, một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, video tư liệu, phiếu học tập ... (nếu không có máy móc công nghệ thì giáo viên có thể in sẵn một số hình ảnh) liên quan đến bài học. Sau đó thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học. Học sinh chuẩn bị bảng nhóm.

- Cách thực hiện:

+ Hoạt động của giáo viên:

GV phát phiếu học tập, cho học sinh xem hình ảnh, đoạn phim liên quan đến bài học (nếu là video GV phải dự kiến thời gian trình chiếu video cho phù hợp) và nêu yêu cầu bài học. Học sinh đọc tài liệu, suy nghĩ cá nhân. Sau thời gian suy nghĩ, học sinh hoạt động nhóm hoàn thành sản phẩm sơ đồ tư duy. Sau khi hoàn thành sản phẩm học sinh thuyết trình tại lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bằng kĩ thuật 3-2-1. Kết thúc hoạt động giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức đồng thời biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể ghi điểm cộng cho các nhóm học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ

+ Hoạt động của HS: HS xem hình ảnh, phiếu học tập, đoạn phim suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm tùy theo yêu cầu của GV, báo cáo sản phẩm về một vấn đề liên quan đến chủ đề bài học.

Ví dụ cụ thể: Bài 9: Sự Phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản.

(Thực hiện tại lớp 9A2- trường THCS & THPT Đông Du)

+ Cách thức tổ chức

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 – 7 học sinh, giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin SGK kết hợp với hiểu biết bản thân vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các nội dung:

1714536223498.png


1714536236219.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--1SKKN_diali 9.docx
    9.5 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sách lớp 9 online sách ôn lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm 9 sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi sử 9 sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng hsg hóa 9 sáng kiến kinh nghiệm cấp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm 9 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 9 violet sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 9 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm dạy thơ hiện đại lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt 9 sáng kiến kinh nghiệm dạy văn nghị luận lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm elearning sáng kiến kinh nghiệm gdcd 9 sáng kiến kinh nghiệm giải bài tập sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa học 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 9 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 9 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm lớp nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm mn sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa 8 9 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 9 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 hay sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh 9 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục 9 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm môn toán 9 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý 9 violet sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 violet sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh 9 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm tin học 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm tin 9 sáng kiến kinh nghiệm tin học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm toán sáng kiến kinh nghiệm toán 8 9 sáng kiến kinh nghiệm toán 9 sáng kiến kinh nghiệm toán 9 căn bậc hai sáng kiến kinh nghiệm toán 9 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 9 violet 2018 sáng kiến kinh nghiệm toán 9 violet 2019 sáng kiến kinh nghiệm toán cấp 3 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 9 violet sáng kiến kinh nghiệm văn 9 sáng kiến kinh nghiệm vật lý 9 sáng kiến kinh nghiệm vật lý 9 thcs violet sáng kiến kinh nghiệm về sáng kiến kinh nghiệm đại số 9 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 9 sáng kiến lớp 1 sáng kiến lớp 2 sáng kiến lớp 3 sáng kiến lớp 5 sáng kiến lớp 9 sáng kiến lớp học hạnh phúc đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,633
    Bài viết
    38,098
    Thành viên
    142,504
    Thành viên mới nhất
    mhoangcuto
    Top