- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,997
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Qua bảng kết quả chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã được chú ý, nhiều HS đã có nhu cầu ứng dụng ICT vào phục vụ cho việc học tập. Tuy nhiên phần lớn HS vẫn chưa nhận thấy rõ mức độ cần thiết của việc ứng dụng ICT vào học tập. Đối với các em nhu cầu ứng dụng ICT chủ yếu phục vụ cho mục đích giải trí nhiều hơn như để chơi game, lướt web, chơi Facebook, Zalo… Vì vậy để thực hiện thành công chuyển đổi số trong dạy học điều quan trọng là ngành giáo dục cùng GV và HS phải hiểu rõ tầm quan trọng, sự cần thiết phải thực hiện chuyển đổi số tại thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Qua số liệu khảo sát nhận thấy thực trạng là phần lớn HS đã được tiếp cận các thiết bị số. HS phần lớn đã được trang bị thiết bị số cho cá nhân như điện thoại thông minh, ipad, hay máy tính. Tuy nhiên số HS sử dụng thiết bị số cho học tậpvẫn còn hạn chế, hoặc mới chỉ sử dụng với mức độ đơn giản. Việc sử dụng các học liệu số như các tài liệu trên các trang mạng, các phần mềm, ứng dụng cho dạy học... còn rất hạn chế.
Bước 2. Xây dựng khung năng lực số cho học sinh.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học, chúng tôi đã tiến hành xây dựng khung năng lực cho HS như sau:
Phổ biến rộng rãi khung năng lực số đã xây dựng để toàn bộ GV và HS cũng như để gia đình HS biết, từ đó HS ý thức được mức độ thành thạo từng miền năng lực để điều chỉnh và phấn đấu.
Nhóm GV tiến hành xây dựng, thiết kế các bài dạy dựa trên kế hoạch khung năng lực số hình thành cho HS, tích hợp lồng ghép phát triển năng lực số cho HS, thực hiện chuyển đổi số. Tổ nhóm tiến hành thảo luận để xây dựng kế hoạch bài dạy.
GV xác định sẽ đóng
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Bảng 1: Kết quả khảo sát ban đầu về nhu cầu ứng dụng ICT trong học tập (Dành cho HS)
STT | Các vấn đề/nội dung | Mức độ cần thiết (Đơn vị: %) | |||
Không cần thiết | Có cũng được không có cũng được | Cần thiết | Rất cần thiết | ||
1 | Sử dụng thiết bị số phục vụ cho việc học | 12,0 | 64,5 | 15,5 | 8,0 |
2 | Bảo vệ các thiết bị và nội dung số | 5,0 | 60,2 | 25,8 | 9,0 |
3 | Tìm kiếm dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số phục vụ cho việc học | 7,5 | 54,2 | 21,5 | 15,8 |
4 | Hiểu và thực hiện được các quy định về bản quyền đối với dữ liệu, thông tin và nội dung số | 6,5 | 68,5 | 20,0 | 5,0 |
5 | Nhận thức, biết cách thể hiện các chuẩn mực hành vi trong sử dụng công nghệ số,tương tác trong môi trường số. | 14,5 | 65,0 | 15,5 | 5,0 |
6 | Phân tích đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số | 24,8 | 55,0 | 15,0 | 5,2 |
7 | Việc sử dụng các phần mềm Zoom, Azota, Quizizz... | 5,0 | 50,5 | 36,5 | 8,0 |
8 | Việc bảo vệ hình ảnh cá nhân trong môi trường số hiện nay | 9,5 | 55,0 | 23,3 | 12,2 |
9 | Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội dung số cần thiết, sử dụng đúng cách các phần mềm của thiết bị số. | 5,0 | 51,8 | 35,2 | 8,0 |
10 | Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung học tập thông qua các công nghệ số phù hợp | 16,5 | 65,4 | 13,1 | 5,0 |
Các giải pháp tổ chức dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát triển năng lực số cho học sinh.
a. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh tại trường.
b. Thực hiện kế hoạch thông qua các bước sau:
Bước 1. Đánh giá ban đầu: Thực trạng việc dạy học và nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học của hai trường.
Sử dụng phiếu khảo sát đánh giá sơ bộ năng lực số của HS điều chỉnh xây dựng khung (về miền năng lực, năng lực thành phần và mức độ thành thạo…) cho HS của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Lê Viết Thuật và nhận được kết quả như sau:Bảng 3: Kết quả khảo sát ban đầu về thực trạng ứng dụng ICT trong dạy học
STT | Nội dung/ vấn đề | Tình trạng (Đơn vị: %) | ||
Chưa | Có nhưng chưa thành thạo | Thành thạo | ||
1 | Em đã từng sử dụng thiết bị số như điện thoại thông minh, máy tính cho việc học | 12,5 | 74,5 | 13,0 |
2 | Em đã có thể sử dụng các phần mềm trong các thiết bị số cho việc học | 84,6 | 10,3 | 5,1 |
3 | Biết xác định các thông tin cần tìm và tìm kiếm được dữ liệu, thông tin trong môi trường số phục vụ cho học tập | 86,5 | 10,5 | 3,0 |
4 | Biết phân tích đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu | 93,2 | 6,8 | 0,0 |
5 | Lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số | 84,5 | 9,5 | 5,0 |
6 | Tương tác thông qua các thiết bị số | 40,6 | 56,2 | 3,2 |
7 | Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác trong học tập | 68,0 | 24,5 | 7,5 |
8 | Em đã sử dụng một hay các phần mềm Zoom, Azota, Quizizz, Shubclass, Google Meet, Microsoft Teams, Phần mềm giáo dục sơ đồ tư duy Edraw Mind Map... trong học tập | 89,4 | 5,6 | 5,0 |
9 | Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong các hoạt động giáo dục khác | 80,5 | 10,0 | 9,5 |
10 | Em đã được các thầy cô cho ứng dụng các thiết bị số trong các tiết học | 60,2 | 24,6 | 15,2 |
Bước 2. Xây dựng khung năng lực số cho học sinh.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học, chúng tôi đã tiến hành xây dựng khung năng lực cho HS như sau:
Miền năng lực | Năng lực thành phần |
1. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật số | 1.1. Sử dụng thiết bị phần cứng: HS sử dụng thành thạo các thiết bị số như máy tính, điện thoại thông minh, ti vi có kết nối máy tính, kết nối mạng, Ipad.... |
1.2. Sử dụng phần mềm trong thiết bị số: HS có khả năng sử dụng các phần mềm trong học tập như - Microsft PowerPoint: Thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn Paint: Thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn. Padlet: Hỗ trợ kiểm tra đánh giá, hỗ trợ dạy học trực tuyến, hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh chia sẽ thông tin. Quizizz: Hỗ trợ kiểm tra đánh giá, hỗ trợ dạy học trực tuyến, hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ HS. Zoom: Hỗ trợ dạy học trực tuyến, quản lí lớp học, tăng cường tương tác giữa GV và HS. | |
2. Kĩ năng về thông tin và dữ liệu | 2.1. Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số. Biết cách tra cứu và tìm kiếm được nguồn dữ liệu, thông tin có tính xác thực, các nguồn học liệu chính thống, các trang web tin cậy như: http://www.geography.com/ (Trang Địa lí) http://world-geography-games.com/ (Trò chơi Địa lí) http://www.gso.gov.vn/(Cục thống kê) |
2.2. Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số: Phân tích, so sánh, đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số ở mức độ đơn giản. | |
2.3. Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số: + Tổ chức, lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số. + Xử lý và sử dụng hiệu quả công cụ số và thông tin tìm được để đưa ra những quyết định sáng suốt trong môi trường có cấu trúc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hoặc thầy cô, bạn bè. | |
3. Giao tiếp và Hợp tác | 3.1. Tương tác thông qua các thiết bị số: Tương tác thông qua công nghệ và thiết bị số và lựa chọn được phương tiện số phù hợp trong học tập. |
3.2. Chia sẻ thông qua công nghệ số: Biết và tự chủ động chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với người khác thông qua các công nghệ số phù hợp như qua Padlet, Zalo, Facebook, Lms.... | |
3.3. Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số: - Biết sử dụng công nghệ số phù hợp để thể hiện quyền công dân và tìm kiếm cơ hội tự phát triển bản thân. - Biết tìm các cơ hội học tập qua công nghệ số như đăng kí các khóa học online... | |
3.4. Hợp tác thông qua công nghệ số: - Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác, cùng kiến tạo tài nguyên và kiến thức. | |
3.5. Chuẩn mực giao tiếp: - Ý thức và nhận thức được các chuẩn mực hành vi, biết thể hiện các chuẩn mực đó trong khi sử dụng, tương tác với công nghệ số | |
4. Sáng tạo sản phẩm số | 4.1. Phát triển nội dung số: Một số ít HS có thể tạo được các sản phẩm số như : Tạo các video, các bài soạn trình chiếu PowerPoint để làm các bài tập dự án giáo viên giao, sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy... |
4.2. Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số: Một số ít HS có thể sửa đổi, tinh chỉnh cải tiến được các thông tin và nội dung số để tạo ra các sản phẩm mới của mình phù hợp yêu cầu, trình bày và chia sẻ được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm số. | |
4.3. Bản quyền: Phần lớn HS hiểu và thưc hiện được các quy định về bản quyền đối với dữ liệu thông tin và nội dung số. | |
4.4. Lập trình: Một số ít HS sẽ tiếp cận miền năng lực này. | |
5. An toàn kĩ thuật số | 5.1. Bảo vệ thiết bị: Bảo vệ các thiết bị và nội dung số HS hiểu về các rủi ro và mối đe dọa trong môi trường số. Biết về các biện pháp an toàn và bảo mật, chú ý đến độ tin cậy và quyền riêng tư. |
5.2. Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư: - Biết cách và ý thức về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình và quyền riêng tư. | |
5.3. Bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất: - Có các biện pháp phòng tránh các tác động tiêu cực tới sức khỏe và các mối đe dọa đối với thể chất và tinh thần khi khai thác và sử dụng công nghệ số. - Có khả năng đối mặt với tình huống khó khăn trong môi trường số. Nhận thức về công nghệ số vì lợi ích xã hội và hòa nhập xã hội. | |
5.4. Bảo vệ môi trường: - Hiểu về tác động ảnh hưởng của công nghệ số đối với môi trường và có các hành vi sử dụng công nghệ số đảm bảo không gây hại tới môi trường. | |
6.Giải quyết vấn đề | 6.1. Giải quyết các vấn đề kĩ thuật: |
6.2. Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ: | |
6.3. Sử dụng sáng tạo thiết bị số: | |
6.4. Xác định thiếu hụt về năng lực số: - Hiểu về những thiếu hụt cần phát triển năng lực số của bản thân. Có thể hỗ trợ người khác phát triển năng lực số. Tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân và luôn cập nhật thành tựu kỹ thuật số. | |
6.5. Tư duy máy tính (Computational thinking): - Diễn đạt được các bước xử lý một vấn đề theo kiểu thuật toán (các bước tuần tự và logic để giải quyết vấn đề). | |
7. Năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan | 7.1.Vận hành công nghệ số đặc trưng trong một lĩnh vực đặc thù: - Xác định và sử dụng được các công cụ và công nghệ số chuyên biệt cho một lĩnh vực cụ thể mức tiếp cận và với chỉ một số học sinh có năng lực số ở mức trung bình trở lên |
7.2. Diễn giải, thao tác với dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh vực đặc thù: - Hiểu, phân tích và đánh giá được dữ liệu chuyên ngành, thông tin và nội dung số cho một lĩnh vực cụ thể trong môi trường số ở mức tiếp cận. |
Bước 3. Hướng dẫn thực hiện.
Rà soát về khả năng, cơ sở vật chất của nhà trường và chương trình môn học tiến hành xác định những địa chỉ nội dung có thể tích hợp lồng ghép phát triển năng lực số của chương trình địa lí lớp 9.Phổ biến rộng rãi khung năng lực số đã xây dựng để toàn bộ GV và HS cũng như để gia đình HS biết, từ đó HS ý thức được mức độ thành thạo từng miền năng lực để điều chỉnh và phấn đấu.
Nhóm GV tiến hành xây dựng, thiết kế các bài dạy dựa trên kế hoạch khung năng lực số hình thành cho HS, tích hợp lồng ghép phát triển năng lực số cho HS, thực hiện chuyển đổi số. Tổ nhóm tiến hành thảo luận để xây dựng kế hoạch bài dạy.
Bước 4. Triển khai thực hiện dạy học phát triển năng lực số cho học sinh.
Tổ chức dạy học các bài học có tích hợp lồng ghép phát triển năng lực số cho HS, thực hiện chuyển đổi số trong điều kiện cho phép.GV xác định sẽ đóng
THẦY CÔ TẢI NHÉ!