- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,993
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KĨ THUẬT “THINK – PAIR – SHARE (CHIA SẺ CẶP ĐÔI)” TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Vai trò của biện pháp
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Trong đó, năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong ba năng lực chung cần hướng tới ở tất cả các môn học.
Khoa học tự nhiên nói chung, môn Sinh học nói riêng ngày càng đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của thời đại công nghệ. Vậy làm thế nào để thu hút được các em yêu thích và lựa chọn môn học này lại gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của các bộ môn tự nhiên là cần các kĩ năng tính toán và tư duy logic nên đa số các em rất ngại học nếu không có phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp.
Để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả học tập, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Trong đó, kĩ thuật Think – Pair – Share là cách học mang tính hợp tác giúp học sinh tham gia tích cực. Hoạt động này dễ dàng tạo nên cuộc thảo luận nhanh, thay đổi không khí lớp học và lôi cuốn học sinh. Qua đó, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh được phát huy. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ngoài những ưu điểm đạt được thì tôi nhận thấy còn những điểm hạn chế của kĩ thuật khi áp dụng. Vì vậy, tôi đã vận dụng, cụ thể hóa và lựa chọn biện pháp “Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học sinh học 8” tại trường THCS Thanh Xuân Nam.
2. Thực tế tại đơn vị
Từ thực tiễn giảng dạy tại trường THCS Thanh Xuân Nam, với sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh có nhiều thay đổi. HS được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ, mạng truyền thông, được rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua nhiều kênh phong phú (tại trường, qua mạng, giao tiếp thường ngày) nên nhiều em có năng lực giao tiếp và hợp tác tốt do sự mạnh dạn, chủ động. Tuy nhiên, một số HS có biểu hiện thiếu lịch sự trong giao tiếp, ngại giao tiếp với các bạn, không có tinh thần hợp tác với bạn bè, trong học tập thiếu sự tương tác với nhóm học tập.
3. Ý nghĩa của biện pháp
Khi dạy mỗi tiết học hay các chủ đề trong chương trình Sinh học 8 nói riêng và chương trình Sinh học nói chung, GV có thể sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share trong tất cả các tiết để phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của HS, giúp HS thay đổi tích cực trong thái độ, sự tự tin, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, có cơ hội học hỏi kỹ năng tư duy cao hơn từ bạn bè. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập, khả năng tiếp thu bài tốt hơn của HS.
II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
1. Các yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp và hợp tác của HS cấp THCS
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp:
+ Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
+ Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội, điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn:
+ Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...).
+ Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau, có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn.
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác:
+ Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ, biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân:
+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân
- Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác:
+ Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.
- Tổ chức và thuyết phục người khác:
+ Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Đánh giá hoạt động hợp tác:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KĨ THUẬT “THINK – PAIR – SHARE (CHIA SẺ CẶP ĐÔI)” TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8.
I. LÝ DO HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Vai trò của biện pháp
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Trong đó, năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong ba năng lực chung cần hướng tới ở tất cả các môn học.
Khoa học tự nhiên nói chung, môn Sinh học nói riêng ngày càng đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của thời đại công nghệ. Vậy làm thế nào để thu hút được các em yêu thích và lựa chọn môn học này lại gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của các bộ môn tự nhiên là cần các kĩ năng tính toán và tư duy logic nên đa số các em rất ngại học nếu không có phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp.
Để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả học tập, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Trong đó, kĩ thuật Think – Pair – Share là cách học mang tính hợp tác giúp học sinh tham gia tích cực. Hoạt động này dễ dàng tạo nên cuộc thảo luận nhanh, thay đổi không khí lớp học và lôi cuốn học sinh. Qua đó, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh được phát huy. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ngoài những ưu điểm đạt được thì tôi nhận thấy còn những điểm hạn chế của kĩ thuật khi áp dụng. Vì vậy, tôi đã vận dụng, cụ thể hóa và lựa chọn biện pháp “Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học sinh học 8” tại trường THCS Thanh Xuân Nam.
2. Thực tế tại đơn vị
Từ thực tiễn giảng dạy tại trường THCS Thanh Xuân Nam, với sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh có nhiều thay đổi. HS được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ, mạng truyền thông, được rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua nhiều kênh phong phú (tại trường, qua mạng, giao tiếp thường ngày) nên nhiều em có năng lực giao tiếp và hợp tác tốt do sự mạnh dạn, chủ động. Tuy nhiên, một số HS có biểu hiện thiếu lịch sự trong giao tiếp, ngại giao tiếp với các bạn, không có tinh thần hợp tác với bạn bè, trong học tập thiếu sự tương tác với nhóm học tập.
3. Ý nghĩa của biện pháp
Khi dạy mỗi tiết học hay các chủ đề trong chương trình Sinh học 8 nói riêng và chương trình Sinh học nói chung, GV có thể sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share trong tất cả các tiết để phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của HS, giúp HS thay đổi tích cực trong thái độ, sự tự tin, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, có cơ hội học hỏi kỹ năng tư duy cao hơn từ bạn bè. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập, khả năng tiếp thu bài tốt hơn của HS.
II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
1. Các yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp và hợp tác của HS cấp THCS
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp:
+ Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
+ Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội, điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn:
+ Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...).
+ Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau, có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn.
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác:
+ Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ, biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân:
+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân
- Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác:
+ Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.
- Tổ chức và thuyết phục người khác:
+ Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Đánh giá hoạt động hợp tác: