Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra toàn diện trường phổ thông tại tỉnh Đồng Nai được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hệ thống Giáo dục của một Quốc gia, giáo dục phổ thông có một vị trí hết sức quan trọng, là cấp học mang tính nền tảng cung cấp những tri thức khoa học cơ bản, kỹ năng sống cần thiết tối thiểu cho thế hệ trẻ, là cầu nối cơ bản của cả hệ thống giáo dục. Chất lượng giáo dục phổ thông ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia.
Từ khi Đảng, Nhà nước tiến hành thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa, hòa nhập với khu vực và thế giới thì yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng ngày càng cấp bách. Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo đã chủ động, tích cực đổi mới một cách toàn diện trong tổ chức và quản lý phát triển giáo dục nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa nhập với quốc tế. Trong nỗ lực đổi mới của toàn ngành công tác Thanh tra giáo dục nói chung và Thanh tra toàn diện các cơ sở Giáo dục phổ thông nói riêng cũng đã bắt nhịp để nâng cao hơn nữa hiệu qủa, hiệu lực của công tác thanh tra nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà trường, cơ sở giáo dục.
Thanh tra toàn diện trường phổ thông là một khâu tất yếu của công tác quản lý Giáo dục, nó luôn được các cấp quản lý Giáo dục quan tâm, tạo điều kiện tốt về nguồn lực để thực hiện, là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Thanh tra Giáo dục. Mục đích, yêu cầu của công tác Thanh tra toàn diện trường phổ thông là:
- Xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, xét tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ, quy chế đánh giá, xếp loại nhà giáo và những quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo;
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình cơ sở giáo dục trong mối quan hệ chung và có sự so sánh với mặt bằng của địa phương, khu vực vùng miền và tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tư vấn những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách, quy định cần thiết phù hợp với thực tế.
Công tác Thanh tra toàn diện trường phổ thông trong thời gian qua ở tỉnh Đồng Nai luôn đạt được chỉ tiêu số lượng theo kế hoạch đề ra và chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chất lượng Giáo dục của Ngành. Bên cạnh những mặt mạnh, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, cải tiến. Việc nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra toàn diện trường phổ thông luôn luôn là vấn đề quan trọng, bức thiết của cơ quan Thanh tra Giáo dục và các cấp quản lý Giáo dục.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hệ thống Giáo dục của một Quốc gia, giáo dục phổ thông có một vị trí hết sức quan trọng, là cấp học mang tính nền tảng cung cấp những tri thức khoa học cơ bản, kỹ năng sống cần thiết tối thiểu cho thế hệ trẻ, là cầu nối cơ bản của cả hệ thống giáo dục. Chất lượng giáo dục phổ thông ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia.
Từ khi Đảng, Nhà nước tiến hành thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa, hòa nhập với khu vực và thế giới thì yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng ngày càng cấp bách. Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo đã chủ động, tích cực đổi mới một cách toàn diện trong tổ chức và quản lý phát triển giáo dục nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa nhập với quốc tế. Trong nỗ lực đổi mới của toàn ngành công tác Thanh tra giáo dục nói chung và Thanh tra toàn diện các cơ sở Giáo dục phổ thông nói riêng cũng đã bắt nhịp để nâng cao hơn nữa hiệu qủa, hiệu lực của công tác thanh tra nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà trường, cơ sở giáo dục.
Thanh tra toàn diện trường phổ thông là một khâu tất yếu của công tác quản lý Giáo dục, nó luôn được các cấp quản lý Giáo dục quan tâm, tạo điều kiện tốt về nguồn lực để thực hiện, là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Thanh tra Giáo dục. Mục đích, yêu cầu của công tác Thanh tra toàn diện trường phổ thông là:
- Xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, xét tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ, quy chế đánh giá, xếp loại nhà giáo và những quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo;
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình cơ sở giáo dục trong mối quan hệ chung và có sự so sánh với mặt bằng của địa phương, khu vực vùng miền và tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tư vấn những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách, quy định cần thiết phù hợp với thực tế.
Công tác Thanh tra toàn diện trường phổ thông trong thời gian qua ở tỉnh Đồng Nai luôn đạt được chỉ tiêu số lượng theo kế hoạch đề ra và chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chất lượng Giáo dục của Ngành. Bên cạnh những mặt mạnh, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, cải tiến. Việc nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra toàn diện trường phổ thông luôn luôn là vấn đề quan trọng, bức thiết của cơ quan Thanh tra Giáo dục và các cấp quản lý Giáo dục.